Chất điều hòa sinh trưởng thực vật - pdf 11

Download Đề tài Chất điều hòa sinh trưởng thực vật miễn phí

Giới thiệu
I. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật 3
1.1. Auxin 3
1.1.1 Nguồn gốc 3
1.1.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp 4
1.1.3. Tính chất sinh lý của auxin 4
1.1.4. Các chất auxin tổng hợp 8
1.2. Gibberellin 10
1.1.1. Nguồn gốc 10
1.1.2. Sinh tổng hợp 11
1.2.3. Tính chất sinh lý của gibberelin 12
1.2.4. Các chất kháng-gibberelin 14
1.3. Cytokinin 14
1.3.1. Nguồn gốc 14
1.3.2. Cấu trúc và sinh tổng hợp 14
1.3.3. Các loại cytokinin 16
1.3.4. Tính chất sinh lý của cytokinin 18
II. Các chất ức chế sinh trưởng thực vật 19
2.1. Axit abscisic (ABA) 19
2.1.1. Sự phát hiện 19
2.1.2. Con đường sinh tổng hợp và sự phân phối trong tế bào 20
2.1.3. Tính chất sinh lý của acid abscisic 21
2.2. Etylen 22
2.1.1. Sự phát hiện 22
2.2.2. Con đường sinh tổng hợp 23
2.2.3. Vai trò của etylen 24
2.3. Nhóm các chất có bản chất phenol 25
III. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật 26
IV. Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Mục lục
Giới thiệu
I. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật 3
1.1. Auxin 3
1.1.1 Nguồn gốc 3
1.1.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp 4
1.1.3. Tính chất sinh lý của auxin 4
1.1.4. Các chất auxin tổng hợp 8
1.2. Gibberellin 10
1.1.1. Nguồn gốc 10
1.1.2. Sinh tổng hợp 11
1.2.3. Tính chất sinh lý của gibberelin 12
1.2.4. Các chất kháng-gibberelin 14
1.3. Cytokinin 14
1.3.1. Nguồn gốc 14
1.3.2. Cấu trúc và sinh tổng hợp 14
1.3.3. Các loại cytokinin 16
1.3.4. Tính chất sinh lý của cytokinin 18
II. Các chất ức chế sinh trưởng thực vật 19
2.1. Axit abscisic (ABA) 19
2.1.1. Sự phát hiện 19
2.1.2. Con đường sinh tổng hợp và sự phân phối trong tế bào 20
2.1.3. Tính chất sinh lý của acid abscisic 21
2.2. Etylen 22
2.1.1. Sự phát hiện 22
2.2.2. Con đường sinh tổng hợp 23
2.2.3. Vai trò của etylen 24
2.3. Nhóm các chất có bản chất phenol 25
III. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật 26
IV. Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Giới thiệu
Trong đời sống thực vật, ngoài các chất hữu cơ như gluxit, protêin, lipit, axit nucleic... để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của chúng, thì còn có các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzyme và các hormone, trong đó các hormone có một vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa qúa trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của thực vật.
Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật là những chất có bản chất hóa học khác nhau, nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình. Các hormone thực vật (phytohormone) là những chất hữu cơ có bản chất hóa học rất khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và từ đó vận chuyển đến tất cả các cơ quan, các bộ phận khác của cây để điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Bên cạnh các chất điều hoà sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ thể thực vật) còn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo).
Ngày nay bằng con đường hoá học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên (phytohormone) để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng suất và phẩm chất của cây trồng. Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển của thực vật được chia thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng (stimulator) và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor).


I. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật
Các chất kích thích sinh trưởng của thực vật là những chất ở nồng độ sinh lý có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng của cây. Các chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm có các nhóm chất: auxin, gibberellin, cytokinine.
1.1. Auxin
1.1.1. Nguồn gốc
Năm 1880 Saclơ Ðacuyn (Darwin) đã phát hiện ra rằng ở bao lá mầm của cây họ hòa thảo rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang hướng động, nhưng nếu che tối hay bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho rằng ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng.
Vào năm 1885, một nhà khoa học tên là Salkowski đã phát hiện ra indole-3-acetic acid (IAA) trong môi trường lên men. Thế nhưng quá trình chiết tách sản phẩm tương tự trong các mô thực vật đã không thành công trong suốt gần 50 năm sau.
Năm 1926, một sinh viên tốt nghiệp đại học tại Hà Lan tên Fritz Went đã công bố báo cáo mô tả phương pháp phân lập chất kích thích tăng trưởng bằng cách đặt những khối thạch trắng bên dưới đỉnh của lá bao mầm trong một thời gian nhất định sau đó lấy ra và đặt chúng vào thân cây khác đã bị bấm ngọn. Sau khi đặt các khối thạch đó, các thân cây bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 1928, Went đã triển khai một phương pháp định lượng chất kích thích tăng trưởng thực vật này. Went thường được biết đến như người tiên phong sử dụng thuật ngữ “auxin”, nhưng thật sự phải kể đến Kogl and Haagen-Smit. Họ là những người đã tinh chế được hỗn hợp axít auxentriolic (auxin A) từ nước tiểu của người vào năm 1931. Sau đó, Kogl đã phân lập được những hỗn hợp khác từ nước tiểu có cấu trúc và chức năng tương tự auxin A, trong đó có IAA.
Auxin phổ biến nhất, axít indoleacetic acid (IAA), thường được hình thành gần đỉnh tăng trưởng và sau đó đi xuống. Quá trình đó khiến cho các lá non sẽ mọc dài hơn. IAA kích thích cây cối phát triển hướng theo ánh sáng và phát triển bộ rễ.
Vào năm 1954, một hội đồng các nhà sinh lý học thực vật đã được thành lập để định danh cho các nhóm auxin. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tăng trưởng”. Các hợp chất được gọi chung là auxin nếu chúng tổng hợp trong các loại thực vật và là những chất chia sẻ những hoạt động tương tự với IAA.
1.1.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp
Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức nguyên là: C10H9O2N, tên của nó là axit β-indol-acetic.
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. Ở thực vật bậc cao AIA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 - 1,5cm/h.
Sự vận chuyển của auxin trong cây có tính chất phân cực rất nghiêm ngặt, tức là chỉ vận chuyển theo hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần tạo nên một gradien nồng độ giảm dần của auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc của cây. Ngoài đỉnh ngọn ra auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non, phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới xúc tác của các enzyme đặc hiệu. Axit β-Indol Axetic là loại auxin phổ biến trong cây, được tổng hợp từ tryptophan bằng con đường khử amin, cacboxyl và oxy hóa.
Auxin được tổng hợp thường không ở dạng tự do, mà liên kết với một acid amin (acid aspartic ở Pisum, acid glutamic ở cây cà chua), hay glucid (AIA-glucoz, AIA-thioglucosid, AIA-inositol). Các dạng liên kết này không có hoạt tính auxin nhưng dễ dàng phóng thích auxin theo con đường enzim (bởi sự thuỷ giải kiềm trong thực nghiệm), là các dạng dự trữ (không bị phá huỷ bởi AIA-oxidaz) và vận chuyển của auxin.


2T97HIv5LSr0O8p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status