Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 - pdf 11

Download Đề tài Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 miễn phí



Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa gạo (Oryza sativa. L) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế
giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự báo của
FAO, thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng lương thực do dân số tăng nhanh. Theo
liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế, dân số thế giới sẽ là 7 tỷ năm
2011, và theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1,02 tỷ người thiếu đói (chiếm 14%)
tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi (Hoàng Long, 2010). Cùng với
đó là các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lụt, quá trình
đô thị hoá làm giảm đất canh tác lúa, tất cả những điều này đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới vấn đề an ninh lương thực.
Ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực việc phát triển cây lúa được coi
là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách
mạng xanh, hàng loạt các giống mới có năng suất cao đã được đưa vào gieo trồng giúp
cải thiện cơ bản về sự thiếu hụt về lương thực cho mỗi quốc gia. Trong những năm
cuối của thế kỷ XX tiềm năng, năng suất của các giống lúa thuần không tăng thêm và
khó có thể nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp.
Trước nhu cầu về an ninh lương thực toàn cầu, việc tìm ra các giống lúa sử dụng ưu
thế lai (ƯTL) được xem là một thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng: lúa lai cho năng suất tăng hơn lúa thuần từ 20 -
30% và đã được Trung Quốc, nước đầu tiên trên thế giới đưa vào sản xuất đại trà. Hiện
nay, lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở các nước trồng lúa khác như: Việt Nam,
Ấn Độ, Myanmar, Philippines, Bangladesh. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng
cao năng suất và sản lượng lúa, đảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm
việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai.
Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, và là nước
xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới, vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai
là rất cấp thiết. Ở nước ta, hiện nay lúa lai đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, tuy nhiên nơi đây gặp một số khó khăn như diện tích đất manh mún và
thiếu lao động. Với những lợi thế về diện tích đất canh tác lớn, nhiều công lao động và
đặc biệt là vùng sinh thái thích hợp với các tổ hợp lúa lai hiện nay, trong thời gian tới
miền Trung và Tây Nguyên sẽ trở thành nơi chính để sản xuất lúa lai.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2033/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa gạo (Oryza sativa. L) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế
giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự báo của
FAO, thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng lương thực do dân số tăng nhanh. Theo
liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế, dân số thế giới sẽ là 7 tỷ năm
2011, và theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1,02 tỷ người thiếu đói (chiếm 14%)
tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi (Hoàng Long, 2010). Cùng với
đó là các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lụt, quá trình
đô thị hoá làm giảm đất canh tác lúa, tất cả những điều này đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới vấn đề an ninh lương thực.
Ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực việc phát triển cây lúa được coi
là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách
mạng xanh, hàng loạt các giống mới có năng suất cao đã được đưa vào gieo trồng giúp
cải thiện cơ bản về sự thiếu hụt về lương thực cho mỗi quốc gia. Trong những năm
cuối của thế kỷ XX tiềm năng, năng suất của các giống lúa thuần không tăng thêm và
khó có thể nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp.
Trước nhu cầu về an ninh lương thực toàn cầu, việc tìm ra các giống lúa sử dụng ưu
thế lai (ƯTL) được xem là một thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng: lúa lai cho năng suất tăng hơn lúa thuần từ 20 -
30% và đã được Trung Quốc, nước đầu tiên trên thế giới đưa vào sản xuất đại trà. Hiện
nay, lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở các nước trồng lúa khác như: Việt Nam,
Ấn Độ, Myanmar, Philippines, Bangladesh... Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng
2
cao năng suất và sản lượng lúa, đảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm
việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai.
Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, và là nước
xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới, vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai
là rất cấp thiết. Ở nước ta, hiện nay lúa lai đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, tuy nhiên nơi đây gặp một số khó khăn như diện tích đất manh mún và
thiếu lao động. Với những lợi thế về diện tích đất canh tác lớn, nhiều công lao động và
đặc biệt là vùng sinh thái thích hợp với các tổ hợp lúa lai hiện nay, trong thời gian tới
miền Trung và Tây Nguyên sẽ trở thành nơi chính để sản xuất lúa lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên cùng với sự giúp đỡ của Trạm thực nghiệm
giống cây trồng Ayun Hạ - huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai, Thạc sĩ Cao Xuân Tài,
chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng
suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm
giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Xác định và tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới chọn tạo có năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu khá với sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái vùng
Ayun Hạ - huyện Phú Thiện - tỉnh Gia Lai.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng thích
nghi, khả năng chống chịu và năng suất đúng theo quy định khảo nghiệm giống lúa
của IRRI.
Rút ra được ưu, nhược điểm của các giống lúa tham gia thí nghiệm, và đề nghị
giống có triển vọng nhất trên cơ sở các yêu cầu đưa ra của khảo nghiệm.
3
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu gồm 14 tổ hợp lúa lai do trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
cung cấp.
- Thời gian thực hiện: từ 17/01/2011 đến 25/05/2011.
- Địa điểm tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ - huyện Phú Thiện - tỉnh
Gia Lai.
- Do thời gian thực hiện khóa luận ngắn nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong
một vụ thí nghiệm.
4
Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước
trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung ở
Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha - 1.000.000 ha.
Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc
(9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha) (Hoàng Long, 2010).
Năng suất lúa ở các châu lục chênh lệch với nhau khá xa. Châu Úc có năng
suất đứng đầu thế giới 81,70 tạ/ha sau đó là châu Âu 55,9 tạ/ha rồi đến Bắc Mỹ. Có
thể giải thích về điều này như sau: đây là những vùng có đất đai, khí hậu thích hợp
cho việc trồng lúa nước. Hầu hết các khu vực này đều có nền công nghiệp phát triển
nên nông nghiệp được hỗ trợ mạnh mẽ, hơn nữa với diện tích trồng lúa không lớn
buộc họ phải thâm canh để có đủ sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong khu
vực, mặt khác trình độ dân trí, trình độ canh tác cao, các tiến bộ kỹ thuật được đáp
ứng đầy đủ là những yếu tố làm cho năng suất ở những khu vực này là khá cao. Châu
Mỹ Latinh và châu Phi có năng suất lúa thấp nhất thế giới. Năng suất lúa châu Á được
xếp vào hàng thứ 4 sau châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng năng suất lúa ở châu Á
vẫn cao hơn năng suất bình quân của thế giới.
Chiếm trên 90% diện tích và sản lượng lúa gạo toàn cầu, châu Á có ảnh hưởng
tới tình hình lúa gạo của thế giới trong quá khứ hiện tại và cả tương lai. Mặc dù năng
suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn
là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới. Châu Á chiếm ưu
thế sản lượng lúa gạo thế giới, với 90% sản lượng (559 triệu tấn) năm 2005 (Cao
Xuân Tài, 2002). Các đoán của FAO cho rằng sản lượng lúa gạo của châu Á có thể
5
tăng khoảng 0,9% mỗi năm để đạt đến 720 triệu tấn vào năm 2030. Các nước có diện
tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2008 là 8 nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên về
năng suất chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam.
Bảng 2.1 Các Quốc gia đứng đầu trong sản xuất và xuất nhập khẩu gạo
Quốc gia
Sản lượng
năm 2008
(ngàn tấn)
Quốc gia
Xuất khẩu
năm 2008
(ngàn tấn)
Quốc gia
Nhập khẩu
năm 2008
(ngàn tấn)
Trung Quốc 193.000 Thái Lan 9.000 Philippines 1.800
Ấn Độ 148.365 Việt Nam 5.200 Iran 1.700
Indonesia 57.829 Pakistan 4.000 Nigeria 1.600
Bangladesh 46.505 Hoa Kỳ 3.100 Saudi Arabia 1.370
Việt Nam 35.898 Ấn Độ 2.500 Iraq 1.000
Thái Lan 29.394 Trung Quốc 1.300 Malaysia 830
Myanmar 17.500 Uraguay 800 Bờ Biển Ngà 800
Philippines 16.814 Agentina 500 Brazil 615
Nhật Bản 11.029 Myanmar 500 Hoa Kỳ 700
Brazil 13.000 Brazil 400 Senegal 700
Thế giới 661.811 Thế giới 28.960 Thế giới 26.342 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status