Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) - pdf 11

Download Đề tài Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) miễn phí



I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH
Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là:
- 2004: 1.154 triệu USD - 2006: 2.000 triệu USD
- 2005: 1.562 triệu USD - 2007: 2.400 triệu USD.
- 2008: 2.650 triệu USD - 2009: 2.620 triệu USD.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng ), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ.
Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm đồ mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hàng năm tương đương khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể, năm 2005: 667 triệu USD; năm 2006: 760 triệu USD; năm 2007: trên 1 tỷ USD; năm 2009: 1.134 triệu USD.
Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biết và ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luật thương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế. Năng lực cạnh tranh thị trường kém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2190/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH
Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là:
- 2004: 1.154 triệu USD - 2006: 2.000 triệu USD
- 2005: 1.562 triệu USD - 2007: 2.400 triệu USD.
- 2008: 2.650 triệu USD - 2009: 2.620 triệu USD.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ.
Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm đồ mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hàng năm tương đương khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể, năm 2005: 667 triệu USD; năm 2006: 760 triệu USD; năm 2007: trên 1 tỷ USD; năm 2009: 1.134 triệu USD.
Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biết và ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luật thương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế. Năng lực cạnh tranh thị trường kém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán…
Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử…v.v. Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên đây, việc xây dựng Quy hochj Công nghiệp chế biến gỗ là hết sức cần thiết Quy hoạch này là cơ sở để góp phần giải quyết những yếu kém, khó khăn thách thức của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và định hướng cho công nghiệp chế biến gỗ nước ta phát triển một cách ổn định và bền vững.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
- Quyết định số 20/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối;
- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuẩn bị các dự án trong kế hoạch năm 2009 trong Quyết định 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008;
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Quy định tạm thời về quản lý quy hoạch ngành công nghiệp và PTNT.
- Công văn số 4045/BKH-TH ngày 11/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2008;
- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu;
- Căn cứ yêu cầu thực tế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
III. MỤC TIÊU CHUNG
Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên phạm vi cả nước đến năm 2015 và định hướng (tầm nhìn) đến năm 2025, phù hợp với chiến lược phát triển ngành và phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia trong nền kinh tế thị trường.
Phần thứ nhất
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU GỖ
1.1. Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương với chiều dài bờ biển tới 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Chính vì vậy, Việt Nam có vị trí trí địa lý rất thuận tiện trong lưu thông hàng hóa với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới cả bằng đường bộ, đường hàng không và đặc biệt bằng đường biển. Với bờ biển chạy dài suốt chiều dọc đất nước, có nhiều hải cảng lớn phân bố ở cả ba miền, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)… là điều kiện thuận cho xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng.
1.2. Khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu gỗ
Hiện nay, cùng với chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên, ngành lâm nghiệp đã và đang thúc đẩy chương trình trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, hiện nay nhà nước đang tạo điều kiện thông thoáng cho phép nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Mặc dù có tiềm năng về nguyên liệu gỗ nhưng hiện tại và khoảng 10 năm t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status