Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế - pdf 11

Download Chuyên đề Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế miễn phí



MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt 2
Danh mục bảng biểu 3
Lời mở đầu .4
Phần I: Giới thiệu đề tài nghiên cứu . 6
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . .6
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu . .7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . .7
1.4. Ý nghĩa của đề tài . .8
1.5. Phương pháp số liệu mảng 9
Phần II: Phân tích thực trạng .14
A. Tổng quan tình hình hoạt động của các DN từ 2000 đến 2005 .14
B. Tình hình hoạt động của các DN theo KVKT từ năm 2000 đến năm 2005 .16
1. Hoạt động của DNNN .16
2. Hoạt động của DNTN . 22
3. Hoạt động của DN FDI .23
C. Quan hệ về hoạt động kinh doanh của DN theo KVKT . .23
1. So sánh tỷ suất sử dụng vốn theo ngành của các KVKT .24
2. So sánh lợi nhuận trên lao động theo KVKT .27
3. So sánh mức trang bị vốn cho lao động theo KVKT .28
Phần III: Mô hình kinh tế lượng .30
3.1. Số liệu .30
3.2. Mô hình biến mảng .32
Phần IV : Kết luận chung và khuyến nghị .45
A. Nhận xét chung .45
B. Khuyến nghị .51
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21225/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h, đặc biệt việc định giá lại nguồn vốn được nhiều doanh nghiệp đề nghị. Bộ tài chính dẫn nguồn báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại nhà nước, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, các tổng công ty đã cổ phần hóa) cho thấy hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh của các đơn vị này đạt kết quả tốt.
Tổng doanh thu năm 2007 của các tập đoàn , tổng công ty tăng 24%, tổng lợi nhuận tăng 23% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 17% ( năm 2006 là 16%), 6 tháng đầu năm 2008, 8 tập đoàn và 96 tổng công ty vẫn đạt doanh thu 59%, lợi nhuận đạt 53% và nộp ngân sách đạt 67% kế hoạch cả năm. Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài sản tăng 26% (khoảng 927 ngàn đồng). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm 24% vốn của chủ sở hữu. Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay là 24 ngàn tỷ đồng.
1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2000 đến nay.
1.2.1. Quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Theo số liệu của kiểm toán nhà nước (KTNN) công bố ngày 17 /8/2005 đã đưa ra bản báo cáo toát lên vấn đề kiểm đâu sai đấy, đặc biệt là có nhiều điểm nóng sai phạm tài chính được phát hiện. Có 3 điểm nóng:
Điểm nóng đầu tiên là hiện tượng khai sai thuế, giấu thuế và nợ đọng thuế khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Trong số 19 tổng công ty thì có tới gần 300 tỷ đồng tiền thuế được kiến nghị thu thêm. Cá biệt như tổng công ty tà thủy Việt Nam, số thuế thu thêm lên đến 63,9 tỷ đồng thuế VAT; công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị là 33,3 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng chính loại doanh nghiệp này đang nợ đọng những khoản tiền thuế lớn là hơn 4300 tỷ đồng và hơn 25% số này không thể thu hồi.
Điểm nóng khác chính là việc sử dụng vốn đầu tư không đúng mục đích. Bộ giao thông vận tải chi sai mục đích là 143,6 tỷ đồng, chương trình kiên cố hóa trường học chi sai mục đích là 167 tỷ đồng, cũng có hơn 1400 tỷ đồng trong số hơn 6000 tỷ đồng thu vượt dự toán được sử dụng nhưng không tuân thủ quy định và không được HĐND tỉnh thống nhất.
Điểm nóng nhất vẫn là đầu tư và xây dựng cơ bản. Theo đánh giá của KTNN, sai phạm trong đấu thầu thực sự nổi cộm và là căn nguyên của những tiêu cực, lãng phí và thất thoát. Số liệu đưa ra đáng để giật mình như dự án đường Chiềng Ngân (Sơn La) có giá trị 238,8 tỷ đồng mà vẫn được chỉ định thầu và giá thầu cao hơn phê duyệt tới 18,8 tỷ đồng. Hiện tượng giàn xếp, xé lẻ để chỉ định thầu, đấu thầu chui khiến cho nhiều công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.2.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động hết khả năng của mình.
Điều đáng lo ngại là theo kết quả của các báo cáo kiểm toán chuẩn đoán được công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2004. Tất cả các đơn vị này đều đang hoạt động dưới khả năng của mình, bởi một lý do là không có động cơ kích thích họ nỗ lực hơn. Việc kiểm toán chẩn đoán các doanh nghiệp nhà nước là một phần của dự án: Hỗ trợ kĩ thuật thực hiện chương trình kiểm toán phân tích doanh nghiệp nhà nước và được thực hiện bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của chính phủ Australia, Đan Mạch, Nhật Bản, ủy thác của ngân hàng thương mại thế giới(WB). Việc kiểm toán được thực hiện bởi các công ty KPMJ- Australia, KPMJ- Thai Lan, Ernst -Young (Australia)…
Bà Lê Anh Tú, cố vấn kĩ thuật của dự án cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp của nhà nước được kiểm toán là 7,6%, thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Trung Quốc và mức 24% của các công ty tương tự ở Ấn Độ. Quan điểm thống nhất của các chuyên gia tư vấn quốc tế là các doanh nghiệp có tiềm năng tạo ra mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng bị cản trở bởi các lý do thể chế khác nhau. Cụ thể là sự thiếu vắng 1 cơ chế khuyến khích công bằng được gắn kết với những mục tiêu hoạt động cụ thể của ngành. Các tổng công ty và doanh nghiệp thành viên được giao những mục tiêu phi lợi nhuận( phúc lợi xã hội), do đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, các tổng công ty thực hiện rất nhiều vai trò đa dạng khác nhau và không thể hoạt động như một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận do phải làm công việc như một cơ quan hỗ trợ và giám sát hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên. Những mục tiêu xác định là khác nhau, do đó doanh nghiệp không thực hiện được hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong một số ngành, chính phủ quyết định mức giá bán tối đa, do đó các doanh nghiệp dựa theo đó mà ấn định mức giá bán( gồm giá trần và giá sàn) cho các thành viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của các thành viên. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trực thuộc không được bán vượt ngoài khung của tổng công ty, do vậy các đơn vị thành viên bị mất thị phần vào các đơn vị liên doanh không thuộc quyền kiểm soát của tổng công ty.
1.2.3. Sai lầm trong cách thức quản trị của doanh nghiệp nhà nước.
Điều bất cập rất lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề sử dụng lao động. Theo chúng ta đã biết, chế độ dụng nhân và chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này đã không được coi trọng trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy , các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã mắc phải một số sai lầm trong quản trị và tuyển dụng lao động.
Nguyên nhân có thể có ở các vấn đề sau:
Doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự có năng lực, yếu kém về năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.Trong chính sách dụng nhân, các doanh nghiệp thường mắc sai lầm nghiêm trọng trong khi lặp lại cơ chế sắp xếp, bố trí cán bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo tuân theo các tiêu chí cơ bản như: phải là đàng viên, có thâm niên công tác, và thuộc diện cán bộ quy hoạch của tổ chức đảng trong doanh nghiệp đó. Tài năng đôi khi cũng chỉ là điều kiện đủ chứ chưa phải là điều kiện cần.Theo cơ chế bổ nhiệm nêu trên,như vậy một người trẻ, có tài năng, mới vào làm cho doanh nghiệp nhà nước khó mà được trọng dụng và bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó, chúng ta luôn bắt gặp đâu đó một doanh nghiệp nhà nước như một nhà trẻ hay là nơi giải quyết “ chế độ, chính sách”, bởi công nhân viên đa phần được gửi gắm, hay chuyển ngành trong các khu vực nhà nước. Hoạt động tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước đôi khi không tuân thủ theo nguyên tắc “có việc mới tìm ngư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status