Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam - pdf 11

Download Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam miễn phí



Các tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội cần xét đến khi có mặt của bệnh viện với số lượng CBCNV, bệnh nhân tập trung lại một khu vực.
Tác động trước tiên là làm phát sinh các chất thải (khí, lỏng, rắn, sự cố) gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, khi tập trung các bệnh nhân mang bệnh lại một khu vực thì nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là các bệnh ở khoa truyền nhiễm, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ lây lan cho CBCNV, cho người nhà thăm nuôi. Ngoài ra, nếu xử lý không triệt để các nguồn thải, các chất thải phát tán ra môi trường xung quanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cộng đồng. Do đó, Chủ dự án cần lưu ý vấn đề này nhằm kiểm soát nghiêm ngặt nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho CBCNV và cộng đồng dân cư xung quanh.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9180/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

từ khi bệnh viện đi vào hoạt động đến suốt quá trình hoạt động.
Đánh giá tác động
Qua Bảng 3-3 cho thấy: trong nước thải bệnh viện các chỉ tiêu (giá trị max) như: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, Amoni, Photphat và Coliform vượt Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định. Cụ thể mức độ vượt và cơ chế tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện như sau:
- Chỉ tiêu SS vượt Quy chuẩn 2,7 lần. Tác động của chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước. Độ đục cao sẽ giảm khả năng lan truyền của ánh sáng, làm giảm độ oxy hòa tan trong nước.
- Chỉ tiêu BOD5 vượt 6,4lần; COD vượt Quy chuẩn 4,5 lần: Các chỉ tiêu này biểu hiện hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong nước thải cao. Sự có mặt của các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra quá trình các vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan trong nước để phân hủy các chất hữu cơ này. Qua đó, sẽ dẫn đến việc suy giảm nồng độ ôxy hòa tan. Lượng ôxy hòa tan giảm sẽ gây tác động đến quá trình hô hấp của hệ sinh thái dưới nước làm giảm khả năng phát triển, mức độ nặng sẽ gây chết và phân hủy tiếp tục gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Chỉ tiêu Amôni vượt 3,53 lần; Photphat vượt 1,3 lần. Đây là các chỉ tiêu thể hiện hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải cao. Qua đó các loại rong, tảo sẽ phát triển nhanh chóng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Tác động kéo theo là các loại rong, tảo sẽ chết và phân hủy làm tăng hàm lượng hợp chất hữu, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Chỉ tiêu Coliform vượt 400.000 lần. Nước có nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ. Vi khuẩn thương hàn có thể sống 4 tuần trong giếng, 25 ngày trong nước hồ và nước sông. Vi khuẩn gây bệnh lỵ có thể sống 6 - 7 ngày trong nước sau đó có thể lây lan bệnh tật cho con người,...
Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que, hiếu khí hay kỵ khí hay nhóm tùy nghi và đặc biệt là Escherichia coli (E. coli), E. coli là một vi khuẩn có nhiều trong phân tươi người, động vật. Ngoài ra E. coli còn tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân.
E. coli sinh nội độc tố thông qua sự sản sinh các nội độc tố kém chịu nhiệt (LT - Lable toxins), nội độc tố chịu nhiệt (ST - Stable toxins). Nhóm này xâm nhập vào tế bào và tạo khuẩn lạc dày trên niêm mạc ruột.
Nguồn nước mưa chảy tràn qua khu vực:
Tổng lượng nước mưa đổ vào khu vực khi Dự án đi vào hoạt động tương tự như tính toán ở trên (mục 3.1.1.1.a). Ở giai đoạn này, do một phần lớn diện tích đã có mái che và hầu hết đã được bê tông hay nhựa hóa, các chất thải trong bệnh viện luôn phải thu gom nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Do đó, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa sẽ được giảm đi đáng kể, Chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống tiêu thoát đảm bảo nhằm không gây ngập úng cục bộ trong khuôn viên Bệnh viện.
3.1.1.2. Đánh giá các nguồn gây tác động do chất thải rắn
a. Trong giai đoạn thi công xây dựng:
* Chất thải rắn xây dựng:
- Nguồn gốc phát sinh: xà bần do giải phóng mặt bằng, đất đá rơi vãi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ; đất đá thải ra từ quá trình đào hố móng, các loại bao bì đựng vật liệu xây dựng, sắt thép vụn...
- Thành phần: đất, đá, gạch ngói vỡ, gỗ cốp pha, bao bì vật liệu, đinh, sắt thép vụn...
- Tải lượng: Lượng chất thải rắn này rất khó xác định chính xác tải lượng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp thi công, ý thức của công nhân thi công và chất lượng vật liệu...
* Chất thải rắn sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh: Từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân trên công trường.
- Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả, giấy vụn, các loại bao bì, vỏ hộp...
- Tải lượng: Lượng rác thải sinh hoạt tính trung bình từ 0,4÷0,5 kg/người/ngày (theo tài liệu Quản lý chất thải rắn của GS Trần Hiếu Nhuệ biên soạn, Nhà xuất bản Xây dựng), với tổng số cán bộ, công nhân trên công trường bình quân khoảng 100 người. Vậy, tổng lượng rác thải phát sinh trên công trường có thể tính được khoảng 40 - 50 kg/ngày.
Như vậy, chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Lượng chất thải này nếu để phát tán tự do ra môi trường sẽ làm mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, phần lớn chất thải rắn xây dựng có khả năng tận dụng, tái sử dụng, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp thu gom tận dụng hay xử lý thích hợp. Tác động này sẽ chấm dứt khi kết thúc quá trình thi công.
b. Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
Nguồn phát sinh:Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện có thể phân chia thành 2 nhóm theo tính chất ô nhiễm và biện pháp xử lý:
- Chất thải rắn sinh hoạt : Nguồn chất thải rắn này có thành phần chủ yếu là các loại giấy loại, giấy gói văn phòng phẩm thải loại các loại (trong hoạt động văn phòng), bao bì PE các loại vật dụng, hàng hóa vỡ vụn,... Nói chung, đây là nguồn rác thải sinh hoạt thuần tuý, không chứa các chất có tính độc hại. Với quy mô của Dự án là 500 giường bệnh thì có tối đa 500 bệnh nhân và 500 người nhà, cộng với khoảng 700 CBCNV nên tổng cộng có 1.700 người/ngày. Theo định mức cứ 01 người sẽ làm phát sinh 0,4kg rác thải sinh hoạt/ngày. Do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày khoảng 680kg/ngày.
Chất thải rắn y tế bao gồm:
+ Các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất tiết của bệnh nhân như: băng, gạc, bông, găng tay, đồ vải, dây chuyền máu, các loại ống thông, bơm kim tiêm, giấy thấm, các mô bị cắt bỏ,...
+ Chất thải phóng xạ: các loại phim, các hợp chất khác...
+ Chất thải hóa học: các loại dược phẩm bị thải bỏ, quá hạn, các hóa chất dùng trong xét nghiệm, dung môi dùng để diệt khuẩn y tế, dung dịch làm sạch, khử khuẩn...
Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (Vụ điều trị) tại 24 bệnh viện năm 1998, lượng chất thải y tế ở bệnh viện trung bình là 0,73kg/giường bệnh/ngày, trong đó 0,11 kg/giường bệnh/ngày là chất thải y tế nguy hại. Như vậy, với quy mô 500 giường bệnh lượng rác thải của Dự án sẽ là 365kg/ngày, trong đó 55kg/ngày là chất thải y tế nguy hại.
- Theo một số kết quả điều tra năm 1998-1999 của Dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam được thống kê như sau:
Bảng 3-4. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam
TT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Giấy các loại
3
2
Kim loại, vỏ hộp
0,7
3
Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm
3,2
4
Bông băng
8,8
5
Chai, túi nhựa các loại
10,1
6
Bệnh phẩm
0,6
7
Rác hữu cơ
52,57
8
Đất đá và các vật rắn khác
21,03
Như vậy tổng lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện là:
625kg + 365kg = 990kg/ngày. Trong đó, có khoảng 55kg là chất thải y tế nguy hại.
Trong thành phần chất thải nguy hại, đáng chú ý là lượng chất thải nguy hại chứa kim loại nặng. Các kim loại nặng thường tồn tại ở nhiều nơi, trong nhiều vật chất và rất khó để thống kê đầy đủ về nguồn gốc, thành phần và lượng phát sinh. Hiện nay ở Việt Nam ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status