Báo cáo Thực trạng môi trường không khí đô thị ở Việt Nam - pdf 11

Download Báo cáo Thực trạng môi trường không khí đô thị ở Việt Nam miễn phí



Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9189/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng1
1Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
TÓM TẮT
Trong báp cáo này  trình bày thực trạng môi trường không khí đô thị ở Việt Nam:
- Các nguồn thải ô nhiễm không khí đô thị từ các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng và các hoạt động khác;
- Chất lượng không khí ở các khu đô thị (ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và BTX);
- Đề xuất các giải pháp quản lý để cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Từ khóa: môi trường không khí đô thị
ABSTRACT
This paper presents the real situation of urban air environment in Viet Nam:
- Sources of urban air pollution from transport, industry, construction and other activities;
- Air quality in urban areas (dust, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide and BTX pollutions);
- Proposing management measures for improvement of urban air quality.
Keywords: urban air environment
1. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NHANH
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ trong tổng dân số ngày càng cao. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đô thị. Thí dụ, riêng Metro Bangkok (2005) đóng góp 44% GDP của Thái Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia. Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu, xăng, khí đốt càng nhiều, nguồn  khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình đô thị hoá tương đối nhanh (bảng 1, bảng 2).
Bảng 1 : Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020
Năm
1986
1990
1995
2000
2003
2006
2009
Dự báo
2010
2020
Số lượng đô thị (từ loại V trở lên)
480
500
550
649
656
729
752
-
-
Dân số đô thị
(triệu người)
11,87
13,77
14,938
19,47
20,87
22,83
25,38
28,5
40,0
Tỷ lệ dân ĐT trên tổng dân số toàn quốc (%)
19,3
20,0
20,75
24,7
25,8
27,2
29,6
32,0
45,0
Nguồn: Niên giám thống kê Quốc gia và thông tin từ Bộ Xây dựng
Bảng 2. Diễn biến đô thị hóa Thủ đô Hà Nội 65 năm qua
Đô thị hóa
Năm
1945
1954
1960
1983
1995
2004
2009
2030
Dân số (1000 người)
140
150
412
800
1.050
3.000
6.350
9.135
Diện tích (km2)
130
152
-
-
460
920
3.347
3.347
Bùng nổ giao thông cơ giới (ước tính)
Năm 1980
2000
Hiện nay
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
80%
5%
15%
65%
>30%
<5%
2-3%
87-88%
10%
Công nghiệp hóa
Năm
1995
2000
2005
2009
Số KCN
2
4
6
12
Diện tích (ha)
90
268
702
1927
Tuy vậy, tốc độ đô thị hóa ở nước ta còn chậm hơn đô thị hóa trung bình của châu Á khoảng 15 năm (năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của toàn Châu Á đã vượt 50%, của Malaysia: 69,3%, của Phillipine: 64,2%, của Indonesia: 50,4% và của Thailand: 32,9%).
2. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI TĂNG NHANH
Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng tăng nhanh (Biểu đồ 1). Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Biểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009
Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Biểu đồ 2).
Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ sở hữu xe ôtô tăng nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Biểu đồ 2. Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam năm 2006
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007
Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy (Nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007). Tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội (Nguồn: Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2006).
3. CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA CÀNG MẠNH THÌ NHU CẦU TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG CÀNG LỚN, NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CÀNG TĂNG
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới còn tiếp tục tăng cao (Biểu đồ 3). Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất nghiêm trọng.
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 4), là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị.
Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015
- Định hướng đến năm 2025, Bộ Công nghiệp, 7/2007
2.         HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀ NGUỒN THẢI LỚN NHẤT GÂY RA
4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ
Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau (Biểu đồ 5 và Bảng 3).
Bảng 3. Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm)
TT
Ngành sản xuất
CO
NO2
SO2
VOCs
1
Nhiệt điện
4.562
57.263
123.665
1.389
3
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
54,004
151,031
272,497
854
4
Giao thông vận tải
301.779
92.728
18.928
47.462
Cộng
360.345
301.022
415.090
49.705
Nguồn: Cục BVMT, 2006
Biểu đồ 6 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau. Xe máy là nguồn đóng góp chính các khí như CO, HmCn và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx.
Biểu đồ 6. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam
Nguồn: Hội thảo Nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam, Bộ GTVT và Chương trình môi trường Mỹ Á, 2004
5. HOẠT ĐỘNG THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CÙNG VỚI ĐƯỜNG XÁ MẤT VỆ SINH LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NẶNG VỀ BỤI LƠ LỬNG
Nước ta đang diễn ra quá trình đ

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status