Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - pdf 11

Download Đề tài Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương miễn phí



 
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 3
2.1.4 Một số quy định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 14
2.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới 16
2.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước 17
2.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Hải Dương 20
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Nội dung nghiên cứu 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3 Cảnh quan môi trường 27
4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 28
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28
4.2.1 Tăng trưởng kinh tế 28
4.2.2 Chuyển dịch cơ cầu kinh tế 29
4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 30
4.2.4 Dân số, lao động, việc làm 32
4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 33
4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 34
4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38
4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách 39
4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 39
4.3.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai 46
4.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 48
4.4.1 Những căn cứ để huyện thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 48
4.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 50
4.4.3 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất của huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương 53
4.4.4 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 60
4.5 Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 63
4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 65
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Đề nghị 69
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9167/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành
4.2.3.1 Sản xuất nông nghiệp
Trong 5 năm 2003 – 2007, sản xuất nông nghiệp của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ thay đổi đáng kể, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. Năm 2007, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp là: 60,50% - 37,20% - 2,30%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng dần: năm 2003 là 33,3 triệu đồng/ha, năm 2007 là 40 triệu đồng/ha. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Năm 2007, giá trị ngành nông nghiệp đạt 449,8 tỷ đồng.
* Trồng trọt
Là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2003 là 72,40% và đến năm 2007 là 60,50%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt không cao song giá trị sản xuất lại tăng đáng kể từ 33,3 triệu đông/ha năm 2003 lên 40 triệu đồng/ha năm 2005. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch giống lúa, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chủ động làm tốt công tác tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất vụ đông, trồng cây rau màu được đẩy mạnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây rau màu, các loại cây có giá trị kinh tế cao ngày càng chú trọng. Nhờ có thị trường tiêu thụ ổn định nên tỷ lệ cây rau màu có giá trị kinh tế cao chiếm từ 62 – 76% diện tích rau màu toàn huyện. Năm 2007, giá trị ngành trồng trọt là 272,2 tỷ đồng, chiếm 22,82% GDP.
* Chăn nuôi, thuỷ sản
Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi, thuỷ sản ngọt phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đàn bò tăng 183% so với năm 2003, đàn lợn tăng 114%, diện tích nuôi thả cá tăng 128%, sản lượng cá từ 874 tấn lên 2000 tấn. Trong cơ cấu đàn gia súc có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ đàn bò lai Sind đạt trên 75%, đàn lượng thịt hướng nạc đạt trên 90% tổng đàn. Các loại cá giống mới như rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng, thuỷ đặc sản như: ba ba, ếch được đưa vào sản xuất với tỷ lệ tăng dần. Năm 2007 giá trị ngành chăn nuôi thủy sản là 167,4 tỷ đồng, chiếm 14,03% GDP.
* Dịch vụ nông nghiệp
Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đã đáp ứng được việc tưới, tiêu; cung cấp vật tư nông nghiệp; giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn gia súc; thuốc thú y; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; dự tính, dự báo sâu bệnh; làm đất; tiêu thụ sản phẩm; cung cấp điện... cho sản xuất của bà con nông dân. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp từ chỗ chiếm 1,78% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2003 đã tăng lên 2,3% năm 2007.
4.2.3.2 Công nghiệp – Xây dựng
Với tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2005, huyện đã quy hoạch, hình thành khu công nghiệp Nam Sách với diện tích 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng với diện tích 34,4 ha và dành đất thuận lợi ở các xã, thị trấn cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay có 68 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong đó có 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là giầy da, may mặc, đồ nhựa... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được 6.900 lao động, thu nhập bình quân một lao động là 1,1 triệu đồng/tháng.
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển tiến bộ. Các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc... được khôi phục và duy trì. Hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề truyền thống như: chế biến nông sản, làm hương, trồng dâu nuôi tằm, cơ khí... Hiện nay, Nam Sách có một số làng nghề nổi tiếng như: gốm Chu Đậu (Thái Tân), sấy rau quả ở thôn Mạn Đê (Nam Trung),...
Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 323,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 13,3%/ năm, thu hút trên 2 vạn lao động tham gia.
Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh, như: hệ thống điện, đường, trường, trạm, kênh mương, trụ sở làm việc, các công trình phúc lợi xã hội, công trình xây dựng trong nhân dân được quan tâm và đầu tư theo hướng hiện đại tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo trong xây dựng nông thôn mới.
4.2.3.3 Dịch vụ - thương mại
Nông nghiệp, công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao là động lực thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Có những loại hình dịch vụ có truyền thống lâu đời như: dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, hiếu hỷ, giáo dục, y tế... Nhưng cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp với cuộc sống hiện đại, như: nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 419,9 tỷ đồng chiếm 35,2% GDP.
4.2.4 Dân số, lao động, việc làm
4.2.4.1 Dân số
Dân số năm 2007 của huyện là: 143.779 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,8% năm. Mật độ dân số là 1082 người/km2. Những xã có mật độ dân số đông là: thị trấn Nam Sách, Ái Quốc, Nam Đồng.
Công tác dân số được đẩy mạnh, thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất ít. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ suy sinh dưỡng giảm xuống còn 8,1%. Tuổi thọ bình quân là 72 tuổi.
4.2.4.2 Lao động, việc làm
Nam Sách là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào chiếm 54,7% dân số, tương đương với 78.647 người. Trong đó, số người có việc làm là 65.694 người chiếm 83,5%.
Chất lượng lao động: Đa số là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo (chiếm 70% tham gia hoạt động kinh tế), số lao động đã qua đào tạo là 23.594 người chiếm 30%, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (27%). Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm từ 2.200 đến 2.600. Trong đó tập trung cao nhất vào nhóm ngành công nghiệp: 47,38%, phát triển nông nghiệp là 33,42%, dịch vụ là 9,7% và xuất khẩu lao động là 9,5%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: lao động trong nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần, lao động nông nghiệp giảm dần phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm từ 65,9% tổng lao động năm 2003 xuống còn 62,4% năm 2007. Lao động công nghiệp tăng từ 22,8% năm 2003 lên 24,9% năm 2007. Lao động dịch vụ tăng từ 11,3% năm 2003 lên 12,7% năm 2007.
4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
4.2.5.1 Thực trạng phát triển thị trấn Nam Sách
Thị trấn Nam Sách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status