Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình phường hàng Buồm, Hoàn kiếm, Hà Nội - pdf 11

Download Đề tài Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải miễn phí

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển to lớn, đời sống nhân dân được nâng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những năm qua nhà nước đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. Các lĩnh vực được đầu tư ngày càng đa dạng với chất lượng được đảm bảo. Cùng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng của nhà nước thì người dân cũng có nhu cầu nhiều hơn, trong lĩnh vực GTVT cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, nhất là tại các đô thị. Nhà nước đã đầu tư rất lớn để mở mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT tại các đô thị, tuy nhiên do tôc độ gia tăng quá nhanh của các loại phương tiện giao thông (Tính đến tháng 12/2006 Hà Nội có 172.444 ôtô các loại, với tốc độ tăng trưởng từ 12 -15% năm. Ngoài ra thành phố còn có 1.687.504 xe máy, với mức tăng là khoảng 15% năm, xe đạp có hơn 1 triệu chiếc, hiện không tăng, có xu hướng bão hoà) mà hệ thống đó chưa đáp ứng được.
Trước tình hình đó việc tìm ra giải pháp cho vấn đề giao thông đô thị luôn được quan tâm và đầu tư, tuy nhiên đây là một bài toán khó có lời giải chính xác cho các nhà quy hoạch và quản lý. Việc đầu tư phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ giao thông vận tải đã thực sự thoả mãn nhu cầu của người dân hay chưa, có đáp ứng được mong muốn của người dân về nhu cầu đi lại hay không, người dân mong muốn điều gì từ các dịch vụ này, làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân nhất là tai các đô thị, để có câu trả lời trước hết cần xác định được hiện tại khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT của các hộ gia đình trên địa bàn cần nghiên cứu như thế nào, người dân sử dụng các dịch vụ đó ở mức độ nào…. Do vậy đề tài nghiên cứu khả năng tiếp cận các loại hình dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình là thực sự cần thiết và cấp thiết đối với các đô thị trong cả nước.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của cuộc điều tra là các hộ gia đình trên địa bàn phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm,Hà Nội
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT như: giới tính, tuổi, phương tiện sử dụng thường xuyên, diện tích nhà ở, số lượng phương tiện trong gia đình, số chuyến đi của mỗi cá nhân trong gia đình, bề rộng phố hay ngõ dẫn vào nhà, khả năng tiếp cận các dịch vụ GTCC, cấu trúc đô thị khu vực phường Hàng Buồm….
III.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xác định hiện trạng về khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT của các hộ gia đình trên địa bàn phường Hàng Buồm, đặc biệt là các hộ trong ngõ và các khu vục mới phát triển, từ đó lấy kết quả làm cơ sở dữ liệu cho các chương trình dự án cải tạo GT sau này.
Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là phải xác định được các số liệu như:
• Số lượng các loại phương tiện mà mỗi gia đình hiện có.
• Diện tích nhà ở, cũng như nơi để phương tiện.
• Dịch vụ GTCC ưa thích đối với từng nhóm tuổi, từng giới tính, cũng như từng mức thu nhập.
• Mức độ tiếp cận với các loại hình vận tải CC có dễ dàng hay khó khăn (nhất là các hộ sống trong ngõ nhỏ).
• Các kênh thông tin truyền thông phổ biến nhất để người dân tiếp cận các thông tin cần thiết……
IV.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Số liệu, tài liệu sẵn có
Sử dụng một số tài liệu đã có từ các cuộc điều tra trước
Tham khảo báo cáo “Quản lí GT ở thành phố xe máy” của TS.Khuất Việt Hùng…..
4.2. Thu thập số liệu
Sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi độc lập với nhau, đến các hộ gia đình được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tiến hành phỏng vấn
Tiến hành quan sát, ghi lại nhũng thông tin cần thiết tại các khu vực lựa chọn.
4.3. Xử lí số liệu
Sử dụng phần mền Microsoft Excel để xử lí kết quả, phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo.
V. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về điều tra nhu cầu vận tải và khả năng tiếp cận
Chưong II: Hiện trạng kinh tế - xã hội, giao thông đô thị Hà Nội và phường Hàng Buồm.
Chương III: Phân tích và đánh giá khả nănh tiếp cận GTVT của hộ gia đình khu vực phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Phân tích tác động của giải pháp tổ chức giao thông đường một chiều ở Hà Nội
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status