Tuyển tập đề thi olympic 30 Hóa tháng 4 lần thứ XVII năm 2011 - pdf 11

Download Một số bài tập trong tuyển tập đề thi olympic 30 tháng 4 lần thứ XVII năm 2011 miễn phí
MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG TUYỂN TẬP ĐỀ THI OLYMPIC
30 THÁNG 4 LẦN THỨ XVII NĂM 2011

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG (CẦN THƠ)
Câu 5.1: M là chất rắn có tính oxy hóa mạnh, tan được trong nước. Nhiệt phân M thu được các sản phẩm: P (rắn), Q (rắn), R (khí) cũng là những chất có tính oxy hóa mạnh. Hòa tan P vào nước, sau đó sục khí Cl2 vào thì thu được dung dịch chứa M. Nung chảy chất Q với kiềm trong điều kiện có mặt O2 tạo thành chất P (màu lục). Nếu đun nóng Q với H2SO4 thì thu được R và 1 dung dịch có màu hồng của chất E, biết E là sản phẩm khử của M trong quá trình điều chế khí Cl2 khi cho M tác dụng với KCl có mặt H2SO4. Biết M, P, Q, E đều chứa cùng một kim loại. Viết các phương trình hóa học cho các quá trình biến đổi trên.
Câu 5.3: Hòa tan lần lượt a (g) Mg, b (g) Fe và c (g) oxit sắt X trong H2SO4 loãng, dư thu được 1,23 lít khí A (ở 27oC và 1at) và dung dịch B. Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch KMnO4 0,05M thu được dung dịch C có chứa 7,274g hỗn hợp muối trung hòa. Tìm công thức oxit sắt X và xác định a, b, c.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG (TP. HỒ CHÍ MINH)
Câu 5.1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng












Câu 5.2: Nung m (g) hỗn hợp A (gồm KMnO4 và KClO3) thu được chất rắn A1 và khí O2. Trong A1 có 0,894g KCl và chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 trên với không khí theo tỉ lệ thể tích trong bình kín, thu được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình 0,528g C rồi đốt cháy hết C thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG ( BÌNH DƯƠNG)
Câu 5: Hòa tan 1,92g hỗn hợp A (gồm 2 KLK X, Y và 1 KLKT M) vào nước thu được 3,2 lít dung dịch C và 0,16 mol khí B. Dung dịch D loãng chứa HCl và H2SO4, trong đó số mol HCl gấp đôi số mol H2SO4. Cho 1/2 thể tích dung dịch C vào V lít dung dịch D, thu được hỗn hợp sản phẩm E (gồm cả kết tủa và dung dịch).
a) Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn E, biết rằng E tác dụng với Na2CO3 dư thu được 1,12 lít khí (đktc).
b) Cho 1/2 thể tích dung dịch C vào dung dịch Al(NO3)3 0,5M thu được kết tủa F và dung dịch G. Nhiệt phân hoàn toàn F thu được 2,55g chất rắn. Tính thể tích dung dịch Al(NO3)3 đã dùng.
c) Cho V lít dung dịch D vào dung dịch G. So sánh lượng kết tủa thu được với lượng kết tủa thu được câu a. Biết M phản ứng với nước ở điều kiện thường, muối sunfat của M không tan.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (BÌNH ĐỊNH)
Câu 5.2: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau: Na2S, Na2S2O3, Na2SO4, NaNO2, Na2CO3.
Câu 5.3: Nung hỗn hợp X gồm 4 muối Natri A, B, C, D (cùng có a mol) đến 200oC thấy thoát ra khí E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y chứa 1,33a mol A; 1,67a mol C; a mol D. Nếu tăng nhiệt độ lên 400oC thì thu được hỗn hợp Z chỉ chứa A và D. Nếu tăng nhiệt độ lên đến 600oC thì chỉ còn duy nhất chất A. Biết rằng A chỉ gồm 2 nguyên tố với phần trăm khối lượng của Natri bé hơn phần trăm khối lượng của nguyên tố còn lại là 21,4%.
a) Xác định A, B, C, D và viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi chất trong X.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU (AN GIANG)
Câu 1.3: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B có phân tử khối là 76. A, B có số oxy hóa dương cao nhất trong các oxit là no, mo và số oxy hóa âm trong các hợp chất với H là nH, mH thỏa mãn các điều kiện: .
Xác định CTPT của X, biết A số oxy hóa dương cao nhất trong X.
Câu 4.1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Câu 5.1: Cần bao nhiêu gam H2SO4.3H2O để pha vào 131g dung dịch H2SO4 40% để tạo Oleum có hàm lượng SO3 là 10%?
Câu 5.2: Lấy 7,88g hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động (X, Y) có hóa trị không đổi chia thành 2 phần bằng nhau:
• Phần 1: Nung trong O2 dư thì thu được 4,74g hỗn hợp 2 oxit.
• Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch B (gồm HCl và H2SO4 loãng).
a) Tính thể tích khí H2 (đktc) ở phần 2.
b) Tìm giới hạn khối lượng muối thu được ở phần 2.
c) Nếu X, Y là 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA và dung dịch B chỉ chứa HCl. Tính % theo khối lượng mỗi muối Clorua thu được.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU (ĐẮC LẮK)
Câu 4.1: Có 3 nguyên tố A, B và C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sinh ra D. Chất D bị thủy phân mạnh trong nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho ra khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Hợp chất của A và C có tỏng tự nhiên và thuộc chất cứng nhất. Hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan tỏng nước và bị thủy phân. Xác định A, B, C và viết phương trình các phản ứng xảy ra.


aEZ9s6gwmiaKdZ3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status