Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy Hóa lớp 8 - pdf 11

Download Chuyên đề Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy Hóa lớp 8 miễn phí



+ Trình tự giờ thực hành:
• Phân thành nhóm nhở từ 2 đến 3 học sinh → phân công công việc rõ ràng
• Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
• Nêu ngắn gọn mục đích thí nghiệm, phương pháp tiến hành thí nghiệm
• Hướng dẫn cách quan sát và cách ghi chép
• Lưu ý học sinh cần tuân thủ các qui tắc an toàn thí nghiệm.
• Giao công cụ hóa chất, học sinh kiểm tra lại công cụ hóa chất, Phiếu tường trình thực hành theo mẫu
• Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên theo dõi các thao tác của từng nhóm để uốn nắn sửa những sai sót cần thiết nhưng không làm thay học sinh.
• Tạo mọi điều kiện cho mỗi học sinh đều được làm thí nghiệm trong điều kiện có thể (trong trường hợp thiếu trang thiết bị dạy học cũng có thể chia thành 2 nhóm nhưng thí nghiệm với các đề tài khác nhau)
• Cuối giờ, mỗi học sinh phải hoàn thành bài tường trình của mình
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15589/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Tên chuyên đề:
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG
GIỜ DẠY HOÁ LỚP 8
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá học lớp 8 trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức về cấu tạo chất, các định luật hoá học cơ bản, các khái niệm phân loại các chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức hoá học cơ bản góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn hoá, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở. Để đạt mục đích trên thì hệ thống các thí nghiệm giữ một vị trí và một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học hoá lớp 8: bởi vì thí nghiệm giúp học sinh minh hoạ, kiểm chứng, đoán và phát hiện các quy luật của hoá học. thí nghiệm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, cũng như trong đời sống sản xuất. Qua thí nghiệm học sinh phân biệt và nhận biết được hiện tượng hoá học, sự biến đổi của các chất. Từ đó rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn là khoa học thực nghiệm và lại là bộ môn mới đối với học sinh THCS. nội dung chương trình bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, ... rất trừu tượng đối với học sinh, nên nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Phần vì học sinh chưa định hướng được cách học, còn lơ là không tập trung dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Hơn nữa để hình thành những khái niệm hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự thật, những hiện tượng cụ thể, mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn. Cùng với các phương pháp khác, thí nghiệm giúp giờ học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn.
Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tui nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đạt kết quả càng cao thì tinh thần học tập càng cao, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn.
Song không chỉ đơn thuần là làm thí nghiệm hay biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học có thí nghiệm đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm. Đó là vấn đề làm tui băn khoăn và cũng là lí do để tui chọn chuyên đề này để nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
Trường ở trung tâm của huyện nên thường được quý cấp lãnh đạo quan tâm, vì thế trang thiết bị, được cấp phát nhanh, kịp thời đủ số lượng. Hiệu trưởng luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đến việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, đặc biệt là đồ dùng dạy học và công cụ thí nghiệm. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết đảm bảo cho công tác dạy và học.
Cơ sở cật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm: có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết có thí nghiệm, cán bộ thiết bị nhiệt tình giúp đỡ công tác chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
2. khó khăn:
Học sinh: mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hay sợ làm thí nghiệm,mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Học lực của học sinh ở các lớp cuối đa số là trung bình yếu, nên quá trình nhận thức của các em rất chậm.
Thiếu băng hình minh hoạ, trình chiếu cho học sinh xem một số thí nghiệm mẫu cũng như các thành tựu về hoá học để gây hứng thú học tập.
3. Số liệu thống kê:
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8/6, 8/7, 8/8 trường THSC Lê Quý Đôn.
Kết quả nghiên cứu:
lớp
8/6
8/7
8/8
Phương pháp
Giờ học có thí nghiệm
Giờ học có thí nghiệm
Giờ học không có thí nghiệm
Tỉ lệ HS tham gia phát biểu
30-40%
40-50%
5- 10%
Ý thức tự giác học tập
55-60% học sinh tự giác học bài, tích cực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm có hiệu quả.
học sinh thụ động, hay nói chuyện riêng, rất cụ thể hiện thực
Mô hìnhh
Trừu tượng lí thuyết.
ít giơ tay phát biểu
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vai trò của thí nghiệm trong hóa học ở trường THCS:
Như Ăng ghen đã viết: “trong nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất, cho nên khoa học lý luận về tực nhiên ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thât mà phải từ các sự thật đó phát hiện ra mối liên hệ rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.
Và vị trí của thí nghiệm trong dạy Học hóa học đã được giáo sư Nguyễn Ngọc Quang mô tả trên sơ đồ sau
Có nghĩa thí nghiệm giúp học sinh có thể chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy, trìu tượng và ngược lại. Thí nghiệm thực hành giúp học sinh làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm hoá học là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế.
Thí dụ: học sinh có thể quan sát trực tiếp cấu tạo bên ngòai và các hiện tượng xảy ra trong một lò nung vôi đang họat động. Qua thí nghiệm về sự phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao học sinh sẽ ghi nhận những đặc điểm cơ bản và chủ yếu nhất như: Khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao (trên 900oc), canxi cacbonnat (đá vôi) bị phân tích thành canxioxit và có khí cacbonnic bay ra (trong khói của lò vôi có khí cacbonnic). Như vậy qua thí nghiệm học sinh học sinh sẽ giữ lại những cái thuộc về bản chất của sự vật hiện tượng, nhờ đó học sinh sẽ hình thành những khái niệm tốt hơn, bản chất hơn. Và có thể vận dụng khái niệm để giải thích những hiện tượng hóa học một cách tốt nhất.
Qua thí nghiệm học sinh có thể hiểu được nhờ thí nghiệm mà con người có Mô hìnhh
Trừu tượng lí thuyết.
thể tạo ra những chất mới để phục vụ nhu cầu đời sống mà trong thực tế tự nhiên hòan tòan không có được. Từ đó giúp học sinh có khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong đời sống.
Phân lọai hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS:
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: thực hiện theo: phương pháp minh hoạ - phương pháp nghiên cứu.
Thí nghiệm của học sinh:
+ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.
+ Thí nghiệm thực hành
+ Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội.
+ Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiêm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học...
3. Điều kiện để phát huy tốt tính tích cực của học sinh bằng phương pháp thí nghiệm hóa học:
Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành, trực tiếp làm việc với các đôi học tập nghiên cứu như: công cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hay ngòai tự nhiên
Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status