Đề thi và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh lớp 12 năm 2010 - pdf 11

Download Đề thi và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh lớp 12 năm 2010 miễn phí



Câu 16.
Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình bày
cơ chế của con đường hình thành loài đó.
Hướng dẫn chấm:
- Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay
bằng con đường địa lí, vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho
điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng thay đổi. (0,25 điểm)
- Cơ chế hình thành loài khác khu có thể hình dung như sau:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu
được chia thành nhiều quần thể cách li nhau. (0,25 điểm)
+ Do tác động của các tác nhân tố tiến hoá, các quần thể nhỏ được cách li ngày càng khác
xa nhau về tần số các alen và thành phần các kiểu gen. (0,25 điểm)
+ Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần dưới tác động của chọn lọc vận động và đến
một thời điểm nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản với các dạng
gốc hay lân cận dẫn đến khả năng hình thành loài mới. (0,25 điểm)


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15388/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Kiến thức sinh học phổ thông
Thư Viện Sinh Học | Kiến thức sinh học phổ thông | Trắc nghiệm sinh học online |
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o k× thi chän häc sinh giái quèc gia
líp 12 THPT n¨m 2010
h­íng dÉn chÊm M«n : Sinh häc
®Ò thi chÝnh thøc Ngµy thi : 11/3/2010
(H­íng dÉn chÊmgåm7trang, cã 20 c©u, mçi c©u 1,0 ®iÓm)
Câu 1.
Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao nhiều
nhà khoa học cho rằng "Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá"?
Hướng dẫn chấm:
Bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn:
- Ti thể chứa ADN giống với ADN của vi khuẩn
- Ti thể chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn (0,25 điểm)
- Cơ chế tổng hợp protein trong ti thể tương tự ở vi khuẩn
- Ti thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn (0,25 điểm)
Nói ti thể có lẽ xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá bởi vì:
- Toàn bộ giới sinh vật nhân thật gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ti thể; nhưng chỉ
có một nhóm sinh vật nhân thật (tảo và các thực vật) có lạp thể → lạp thể có lẽ xuất hiện
sau ti thể trong quá trình tiến hoá. (0,50 điểm)
Câu 2.
a) Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào sinh vật nhân thật.
b) Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn
ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như
thế nào? Phôi có phát triển bình thường không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
a) Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân tế bào sinh vật nhân thật. Nó gồm có ADN
nhân và các phân tử rARN do chính ADN nhân mã hoá, ngoài ra nó còn gồm các
protein được “nhập khẩu” từ tế bào chất. (0,25 đ)
Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu
phần lớn và tiểu phần nhỏ của ribosom, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển
ra tế bào chất và tham gia vào quá trình dịch mã (tổng hợp protein). (0,25 đ)
b) Nguyªn ph©n thùc chÊt lµ sù ph©n chia nh©n, cßn ph©n chia tÕ bµo chÊt lµ ho¹t ®éng
t­¬ng ®èi ®éc lËp. V× vËy, nÕu nguyªn ph©n x¶y ra mµ sù ph©n chia tÕ bµo chÊt chưa x¶y
ra th× sÏ h×nh thµnh mét tÕ bµo ®a nh©n (trong tr­êng hîp nµy lµ tÕ bµo chøa 128 nh©n).
(0,25 điểm)
Ruåi con sÏ ph¸t triÓn b×nh th­êng, v× tÕ bµo ®a nh©n nªu trªn sÏ ph©n chia tÕ bµo chÊt
®Ó h×nh thµnh ph«i nang, råi ph¸t triÓn thµnh ruåi tr­ëng thµnh. (0,25 điểm)
Câu 3.
Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn
sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu và vi khuẩn lactic đồng hình.
Hướng dẫn chấm:
Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm khử
Vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O
Vi khuẩn sinh mê
tan
Hô hấp kị khí CO32- CH4
Vi khuẩn khử
sunfat
Hô hấp kị khí SO42- H2S
Nấm men rượi
Vi khuẩn lăctic
đồng hình
Lên men Chất hữu cơ, ví dụ:
Axêtan đêhit
Axit piruvic
Êtanol
Axit lăctic
Kiến thức sinh học phổ thông
Thư Viện Sinh Học | Kiến thức sinh học phổ thông | Trắc nghiệm sinh học online |
(Nêu được đặc điểm của mỗi nhóm vi sinh vật, cho 0,25 điểm)
Câu 4.
Franken và Corat (1957) đã sử dụng virut khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng minh
điều gì? Nêu những khác biệt cơ bản về cấu tạo giữa virut này với virut cúm A.
Hướng dẫn chấm:
+ Franken và Corat (1957) đã sử dụng mô hình ở virut khảm thuốc lá (TMV) để chứng minh axit
nucleic là vật chất di truyền. (0,25 điểm)
+ So sánh
Virut khảm thuốc lá Virut cúm A
Hệ gen là ARN 1 mạch (+) Hệ gen là ARN 1 mạch (-), có 8 phân đoạn
Protein vỏ (nucleocapside) có cấu trúc
xoắn, hình que ngắn
Protein vỏ cũng có cấu trúc xoắn, nhưng không
có hình dạng nhất định, phụ thuộc vào quá trình
nảy chồi và tách ra từ màng tế bào chủ.
Vỏ capsid ở dạng trần Vỏ bọc ngoài với nhiều gai protein
(Nêu được mỗi đặc điểm so sánh đúng, cho 0,25 điểm; từ 2 ý đúng trở lên, cho 0,50 điểm)
Câu 5.
a) Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối?
b) Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn
so với thực vật C3?
Hướng dẫn chấm:
a) Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
bằng cách: dùng ôxy nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxy nguyên tử
đánh dấu có trong glucôzơ và H2O. Như vậy, ôxy của nước (vế phải) là ôxy từ CO2. Vì
CO2 chỉ tham gia ở pha tối, do đó kết luận H2O sinh ra trong quang hợp từ pha tối. (0,25
điểm)
b) Theo chu trình Canvin, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 18 ATP, nhưng ở thực vật
C4 và thực vật CAM, ngoài 18 ATP này còn cần thêm 6 ATP để hoạt hoá axit piruvic
(AP) thành phospho enol piruvate (PEP). (0,25 điểm)
(Thí sinh có thể vẽ sơ đồ để giải thích, nếu đúng cho điểm như đáp án)
Câu 6.
Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ
khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
Hướng dẫn chấm:
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion
khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển
nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi
nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào
mạch gỗ. (0,25 điểm)
- Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng
như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hay nơi dự trữ. Động lực vận chuyển
của dòng mạch rây theo cách vận chuyển tích cực. (0,25 điểm)
- Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các
tế bào sống. (0,25 điểm)
- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế
bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều
trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không
bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.
(0,25 điểm)
Kiến thức sinh học phổ thông
Thư Viện Sinh Học | Kiến thức sinh học phổ thông | Trắc nghiệm sinh học online |
Câu 7.
Nêu sự khác nhau giữa auxin và gibêrelin về nơi tổng hợp và các chức năng cơ bản của
chúng trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Hướng dẫn chấm:
Chất kích thích Auxin Gibêrelin
Nơi tổng hợp Đỉnh chồi (ngọn thân) và các lá non là
nơi tổng hợp chính; chóp rễ cũng tổng
hợp auxin (dù rễ phụ thuộc vào chồi
nhiều hơn). (0,25 điểm)
Đỉnh chồi bên, rễ, lá non và hạt
đang phát triển là nơi tổng hợp
chính.
(0,25 điểm)
Chức năng cơ bản Thúc đẩy nguyên phân và sinh trưởng
giãn dài của tế bào; thúc đẩy hướng
động; kích thích nảy mầm của hạt;
thúc đẩy phát triển chồi; kích thích ra
rễ phụ; thúc đẩy kéo dài thân (ở nồng
độ thấp); thúc đẩy phát triển hệ mạch
dẫn; làm chậm sự hoá già của lá; điều
khiển phát triển q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status