Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - pdf 11

Download Chuyên đề Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3
MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 6
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 6
1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước 6
a. Khái niệm quản lý nhà nước 6
b. Đặc điểm quản lý nhà nước 8
c. Cơ cấu hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước 9
2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội 11
a. Khái niệm về bảo hiểm xã hội 11
b. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội 12
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm xã hội 13
a. Sự phát triển của nền kinh tế 13
b. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 14
c. Người sử dụng lao động 14
d. Nhận thức của người lao động 15
4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội. 15
a. Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH. 15
b. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 16
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 17
1. Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17
2. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân 18
3. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 19
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 19
1. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 19
2. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội 21
3. Nhà nước tổ chức quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội 21
a. Xây dựng chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. 21
b. Thực hiện áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm quản lý hoạt động BHXH 23
4. Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH 25
5. Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 26
IV. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 27
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 29
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM. 29
II. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 32
1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 32
2. Đối tượng quản lý trong bảo hiểm xã hội 35
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 36
1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 36
2. Thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội trong những năm qua 40
a. Quản lý và ngày càng mở rộng đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng được quy định ở điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 41
b. Quản lý và phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội 44
3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. 51
4. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 52
PHẦN 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 57
I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 57
1. Nhận thức về vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH, quản lý phát triển BHXH 58
2. Đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động BHXH, hoàn thiện mô hình tổ chức bên trong của BHXH Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới. 59
3. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHXH trong khuôn khổ pháp luật và rủi ro nhỏ nhất. Đảm bảo quỹ luôn tăng trưởng và làm yên lòng người tham gia BHXH. 59
4. Thực hiện quản lý chặt chẽ các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, triển khai kịp thời và quản lý có hiệu quả chế độ BHXH thất nghiệp, chế độ BHXH tự nguyện. 59
II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với BHXH bắt buộc đồng thời xây dựng và hoàn thiện Luật BHXH Thất nghiệp và BHXH Tự nguyện. 59
2. Tiếp tục mở rộng và tăng cường quản lý có hiệu quả đối tượng tham gia BHXH trong thời gian tới. 60
3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý và phát triển quỹ BHXH 61
a. Hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. 62
b. Nâng cao hiệu quả công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH 63
c. Tăng cường công tác quản lý chi BHXH 64
d. Tăng cường phát triển quỹ BHXH 64
4. Hoàn thiện tổ chưc bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, công tác quản lý và theo dõi hoạt động BHXH ở cơ sở. 65
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm Luật BHXH. 66
6. Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý. 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16187/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
Cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của BHXH Việt Nam là bản Hiến pháp năm 1946. Điều 14 Hiến pháp 1946 khẳng định: “ Những người công nhân già cả hay tàn tật không làm việc được thì được giúp đỡ”. Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp BHXH như:
Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ đối với những quân nhân cấp bấc binh, sĩ, uý, tá và tướng thuộc các nghành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Sắc lệnh số29 /SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 quy định về các quan hệ làm công.
Sắc lệnh số 70/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 về quy chế công chức Việt Nam.
Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 ban hành quy chế công dân.
Những quy định về BHXH đầu tiên này đã đặt nền móng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật BHXH sau này.
Sự phát triển của BHXH Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là sự cụ thể hóa đướng lối, chính sách của Đảng trên phạm vi cả nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. BHXH trong thời kỳ này đã đảm bảo được điều kiện sống thiết yếu về vật chất và tinh thần cho hàng triệu công nhân, viên chức nhà nước, quân nhân và gia đình họ trong trường hợp gặp rủi ro không làm việc được, không có thu nhập hay khi già yếu, mất sức lao động hay qua đời. Chính sách BHXH đã động viên được đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước gắn bó với với cách mạng, hăng say chiến đấu, lao động sản xuất, xây dựng đất nước.
Cuộc cách mạng trong quá trình phát triển của BHXH thực sự bắt đầu từ khi Bộ Luật Lao động do Quốc hội khoá IX thông qua 23/6/1994 có hiệu lực ngày 01/01/1995 trong đó có chương IX quy định về BHXH. Tiếp đó điều lệ BHXH được ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về những nội pháp luật BHXH trong nền kinh tế đổi mới.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và các quan hệ lao động phức tạp trong cơ chế kinh tế hội nhập ngày 29/6/2006 Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và 01/01/2009 đối với BHXH thất nghiệp là cơ sở pháp lý cao nhất làm chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người lao động.
Hiện nay, Cơ quan quản lý cao nhất về BHXH là Chính phủ, cơ quan sự nghiệp cao nhất là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH Việt Nam có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lí theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương gồm có:
- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam.
- Ở Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh). Trực thuộc BHXH Việt Nam.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức BHXH Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ
Hội đồng quản lý
Tổng Giám đốc
Các Phó Tổng Giám đốc
Ban Giám định y tế
Trung tâm CNTT
Ban Tuyên truyền
Ban Kiểm tra
Ban Kế hoạch Tài chính
Ban Tổ chức cán bộ
Ban BHXH tự nguyện
Văn phòng
Ban Chế độ Chính sách
Ban Chi BHXH
Ban Thu BHXH
Phòng Quan hệ quốc tế
Ban Quản lý ĐT và XD
Báo Bảo hiểm xã hội
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Trung tâm Nghiên cứu KH
Trung tâm Đào tạo
Trung tâm lưu trữ
Bảo hiểm xã hội Thành phố
Bảo hiểm xã hội Quận, Huyện, Thị xã
II. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội
Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với bất kỳ lĩnh vực kinh tế - xã hội nào cần thiết phải chỉ ra chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, để từ đó thấy được đặc điểm của quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đó.
Xét về mặt xã hội
Chủ thể quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội là nhân dân lao động - lực lượng nắm toàn bộ quyền lực nhà nước. Điều này được quy định tại điều 2 hiến pháp năm 1992: : “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ chí thức”. Tuy nhiên việc nắm quyền lực của nhân dân phải thông qua hình thức đại diện, và như vậy sẽ có sự hiện diện của một loại chủ thể thực tế là chủ thể pháp lý. Bản thân cơ quan nhà nước không tự có quyền được mà được nhân dân uỷ nhiệm theo thẩm quyền cụ thể do pháp luật quy định.
Xét dưới góc độ pháp lý
Chủ thể quản lý nhà nước là nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính được tổ chức chặt chẽ và quy định thẩm quyền theo đúng chức năng của từng loại cơ quan đó. Cơ quan quản lý nhà nước có hai loại cơ quan: cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2002; Luật Tổ chức UBNH, HĐND năm 2003 (sửa đổi) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác là cơ sở pháp lý để xác định hệ thống chủ thể quản lý trong lĩnh vực BHXH. Cơ quan có thẩm quyền chung về quản lý hoạt động BHXH là Chính phủ và UBND các cấp.
Theo những quy định về thẩm quyền của Chính phủ tại chương VIII Hiến pháp năm 1992 và chương II Luật Tổ chức Chính phủ năm 2002 thì thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH là:
Quyền kiến nghị lập pháp, dự thảo các văn bản luật BHXH trình quốc hội, dự thảo trình Quốc hội các chính sách lớn về BHXH;
Quyền lập quy, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về BHXH, quyết định các chủ trương, biện pháp về tổ chức và quản lý BHXH;
Quyền quản lý và điều hành các hoạt động BHXH;
Quyền tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý BHXH trong cả nước;
Quyền hoạch định chính sách, quy hoạch, đào tạo, quản lý nguồn nhân lực cho BHXH;
Quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức và quản lý BHXH.
Như vậy, Chính phủ là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH và tổ chức hoạt động BHXH.
UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các lĩnh vực hoạt động ở địa phương trong đó có tổ chức và chỉ đạo công tác BHXH ở địa phương theo quy định của pháp luật. Ta có thể xem UBND các cấp là loại chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH dưới góc độ chủ thể hình thức.
Trong cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được Chính phủ giao. Các bộ có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH theo trách nhiệm quản lý nhà nước đối với nghành hay lĩnh vực được Chính phủ giao, cụ thể là:
Bộ Tài chính thực h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status