Bảo hiểm xã hội nông dân - pdf 11

Download Đề tài Bảo hiểm xã hội nông dân miễn phí



- Người tham gia bảo hiểm có thể nạp phí theo nhiều hình thức khác nhau: Đóng góp quỹ BHXH thực hiện 6 tháng 1 lần, 1 năm nộp 2 lần vào tháng 5 và tháng 11. Nếu nộp chậm sau tời gian quy định phải nộp thêm phần lãi suất của những tháng nộp chậm theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm nộp. Thời gian nộp chậm tối đa không quá 6 tháng hết thời hạn tính theo quy định trên. Trường hợp đóng 1 lần cho ngiều năm hay 1 lần để có chế độ hưu có quy định riêng. Nông dân cũng có thể đóng phí theo mùa vụ ( mức đóng sẽ phụ thuộc vào số vụ trong năm , càng nhiều vụ thì số phí đóng càng giảm).
- Khuyến khích người tham gia bảo hiểm xã hội đóng gấp đôi, gấp ba mức quy định ở để sau này hưởng BHXH gấp đôi, gấp ba theo mức hưởng quy định ở điều lệ này.
- Nhà cung cấp sẽ tính trợ cấp dựa trên tổng số tháng đã đóng phí. Nếu chưa nộp đủ thì nhà cung cấp sẽ gia hạn yêu cầu người tham gia phải đóng góp thêm hay phải chấm dứt hợp đồng và hoàn trả theo điều khoản đã đưa ra trong hợp đồng ( trong trường hợp này giá trị hợp đồng sẽ bị giảm )
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16128/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU :
Ở Việt Nam, BHXH đã có mầm mống từ thời phong kiến thuộc Pháp. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ( nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã quan tâm đến đời sống công chức và ban hành các sắc lệnh quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân, viên chức Nhà nước ( thông qua Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1950, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Từ đó đến nay chế độ BHXH này ngày càng được củng cố và hoàn thiện và áp dụng bắt buộc đối với những người làm công hưởng lương.
Tuy nhiên xét về mặt xã hội ta thầy loại hình BHXH này chỉ áp dụng bó hẹp cho những đối tượng có thu nhập ổn định. Trong khi đó xét về cơ cấu lao động nước ta cho thấy, nông dân chiếm đa số bộ phận lao động, ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ là những người lao động tự do và các tiểu thương. Đặc điểm của bộ phận lao động này là thu nhập không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của biến động nền kinh tế thị trường; đặc biệt là đối với lao động nông dân thu nhập vừa thấp, lại biến động theo mùa vụ thời tiết. Đây là những hạn chế lớn nhất cho việc áp dụng BHXH cho những đối tượng này, nó vẫn đang là một thách thức khó khăn cho nhà hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội: Một mặt đáp ứng nhu cầu mua BHXH của đối tượng cao, đặc biệt là chế độ hưu trí và chế độ bảo hiểm y tế; mặt khác đảm bảo được công bằng xã hội không phân biệt giữa các đối tượng thuộc nhà nước hay không thuộc nhà nước. Như vậy bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thiết lập bảo hiểm xã hội tự nguyện danh cho đối tượng này. Nhưng việc tổ chức và triển khai BHXHTN này như thế nào thì cho đến nay bên cơ quan bảo hiểm vẫn chưa tìm được cách thức hiệu quả nhất, và vẫn chưa áp dụng chính thức ở nước ta (chỉ mới áp dụng dưới dạng thí điểm), hay áp dụng dưới dạng thử nghiệm.
I. Đối với loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện được đưa vào theo nghị định 63/2005/NĐ-CP gần hai năm qua là một bước đi đúng hướng. Nhưng rất tiếc do không được chuẩn bị chu đáo nên hoạt động khá trầy trật. Liên bộ Y tế -Tài chính đã có thông tư liên tịch số 22/2005TTLT ngày 24.8.2005 để hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cơ bản theo quy định, và 100% cho dịch vụ kĩ thuật cao dưới 7 triệu đồng một lần; 60% chi phí dịch vụ kĩ thuật cao trên 7 triệu đồng nhưng không quá 20 triệu đồng một lượt. Nói cách khác là “đồng chi trả” (bệnh nhân và BHYT cùng chi trả: trước đây theo tỷ lệ 20/80) đã bị bãi bỏ. Với quy định bỏ “đồng chi trả” chưa được cân nhắc kĩ này (nhưng có vẻ được lòng dân, ngẫm nghĩ kĩ thì ngược lại), chỉ trong năm 2006 Qũy BHYT bội chi tới 1.616 tỉ đồng. Tính cả nửa cuối năm 2005 (kể từ thời điểm Điều lệ BHYT mới có hiệu lực), quỹ “âm” khoảng 1.900 tỉ, gần hết khoản kết dư hơn mười năm qua. Tình hình diễn ra đúng như thông báo
của các nhà chuyên môn đã nêu ra khi quy định được ban hành về nguy cơ xảy ra “hiểm họa đạo đức –moral hazard” khi BHYT chi trả toàn bộ chi phí, khi cả những người được bảo hiểm lẫn nhà cung cấp dịch vụ không có khuyến khích để tiết kiệm.
Tình trạng “lựa chọn ngược –adverse selection”, tức là những người có bệnh nặng thì háo hức tham gia (vì giá rẻ, vì được thanh toán 100%) còn những người khỏe mạnh thì không hào hứng, cũng được thông báo và đã xuất hiện. Cho nên việc cháy quỹ là điều dễ hiểu, chỉ tại vài câu sai trong quy định. Để vá víu từ đó đến nay đã phải tăng phí bảo hiểm y tế tự nguyện lên hai lần. Nhưng tăng phí không phải là bài thuốc đúng bệnh. Một quy định bất cập nữa của Nghị định 63 (điểm 3, điều 27) là nếu quỹ BHYT tự nguyện thiếu tiền thì có thể lấy từ quỹ BHYT bắt buộc hay nguồn khác để chi trả. Đều này là không nên, chúng ta cần tách bạch các quỹ này. Bảo hiểm y tế tự nguyện là bảo hiểm u tế bổ sung bên cạnh BHYT bắt buộc, và thị trường nay phải được mở ra cho cả các hãng bảo hiểm thương mại nữa. Để tránh sự lẫn lộn, tù mù, để nâng cao sự minh bạch và hiêu quả Qũy BHYT tự nguyện được tách bạch, và quản lý tách rời Qũy BHYT bắt buộc. Hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm có hai mặt: cấp tài chính và cung cấp dịch vụ. BHYT thực hiện chức năng cấp tài chính, nó là người ( thay mặt cho bệnh nhân) nua dịch vụ từ những người cung cấp dịch vụ y tế (các bệnh viện, phòng khám bệnh). Khả năng chi trả của bảo hiểm y tế và người dân chi y tế tạo thành cầu. Khả năng cung ứng của các bệnh viện, phòng khám tạo thành cung. Cải cách hệ thống y tế là cải cách cả hai bên cung và cầu. Cả các tổ chức BHYT lẫn các tổ chức cung ứng dịnh vụ sẽ đều nên mở cho khu vực phi nhà nước (phi lợi nhuận, và vì lợi nhuận)l Bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện phải bao sân BHYT (cả bắt buộc và tự nguyện) song lại vị Nhà nước chi phối trực tiếp quá nhiều nên hoạt động không thể hiệu quả. Ai cũng biết Nhà nước không thể vận hành tốt hệ thống cấp tài chính và cung cấp dich vụ y tế; song thị trường tự do cũng không thể. Cần có sự phối hợp hài hòa. Nên chia dich vụ y tế thành các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung.
Nhà nước phải có chính sách đảm bảo các dịch vụ cơ bản (nhưng không có nghĩa là Nhà nước tự đứng ra làm). Và BHYT bắt buộc (sẽ phải dần dần mở ra cho toàn dân) sẽ chỉ nên cung cấp tài chính cho các dịch vụ y tế cơ bản. Các gói dịch vụ cơ bản được các bên cấp tài chính và các bên cung ứng dịch vụ thỏa thuận theo từng thời kỳ và có thể được mở rộng theo sự phát triển kinh tế .
II. Đối với loại hình bảo hiểm xã hội nông dân thì mới áp dụng thí điểm ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Bước đầu áp dụng cũng có những kết quả đáng kiêng nể. Qua tìm hiểu em thấy thống nhất với mô hình tổ chức và triển khai tổng quát dưới đây. Trong mô hình này thì Qũy BHXHND được tách thành một quỹ độc lập so với quỹ BHXH bắt buộc. Và quỹ này trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý chứ không thuộc quản lý của Bộ lao động thương binh và xã hội để giảm bớt gánh nặng khi Bộ này đã phải đảm nhiệm BHXH bắt buộc. Mặt khác nếu để cho Bộ NN&PTNT quản lý thì việc thực hiện BHXHND sẽ dễ dàng và có tính khả thi hơn (do bộ này có khả năng nắm bắt được tình hình sản xuất và phát triển của bộ phận lao động ở khu vực nông thôn được tốt hơn). Do ngay từ đầu quỹ này đã được tách thành một quỹ độc lập nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc nhất định. Sự tham gia hỗ trợ của nhà nước cho Qũy BHXHND là 1 tất yếu góp phần đảm bảo cho sự ổn định của quỹ. Tuy nhiên Nhà nước cũng phải hỗ trợ đúng cách để tránh tình trạng ỷ lại. Em nghĩ nhà nước nên hỗ trợ theo từng thời kì, không nên để đến khi nào thâm hụt quỹ thì mới hộ trợ. Như vậy sẽ giúp Nhà nước hạn chế rủi ro khi khoản thâm hụt quá lớn không thể kiêm nổi.
NỘI DUNG :
І. Đối tượng tham gia BHXHND :
+Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status