Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa - pdf 11

Download Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa miễn phí



MỤC LỤC
 
Mở đầu: 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI: 3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của BHXH: 3
1.1.2. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH: 5
1.1.2.1.Khái niệm BHXH: . .5
1.1.2.2.Bản chất BHXH: . .7
1.1.2.3.Vai trò của BHXH: . .9
1.1.3. Những nguyên tắc hoạt động và quan điểm cơ bản về BHXH: 10
1.1.3.1.Những nguyên tắc hoạt động của BHXH: . 10
1.1.3.2.Những quan điểm cơ bản về BHXH: .14
1.1.4. Quỹ Bảo hiểm xã hội: 15
1.1.4.1.Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH: . .15
1.1.4.2.Nguồn hình thành quỹ BHXH: . .16
1.1.4.3.Mục đích sử dụng quỹ BHXH: .17
1.1.5. Hệ thống các chế độ BHXH: 18
1.2. CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI: 19
1.2.1. Vai trò của công tác thu Bảo hiểm xã hội: 19
1.2.2. Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH: 20
1.2.2.1.Cơ sở thu BHXH: . .20
1.2.2.2. Nguyên tắc thu BHXH: . . .21
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH: 22
1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác thu BHXH: 23
 
1.2.4.1.Nguồn thu BHXH: .23
1.2.4.2.Phân cấp thu BHXH: . 24
1.2.4.3.Quy trình thu BHXH: .26
1.2.4.4.Các phương pháp thu BHXH: .27
1.2.4.5.Quản lý thu BHXH: .29
CHƯƠNG II:THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 31
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 31
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 36
2.2.1. Cơ sở thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: 36
2.2.2. Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: 37
2.2.3. Kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: 39
2.2.4. Đánh giá kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh hoá: 46
2.2.4.1.Thành tựu đạt được: . 46
2.2.4.2.Tồn tại và nguyên nhân: .49
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 52
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 52
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 55
Kết luận: 61
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16074/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ản ánh có nhiều NLĐ có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện để NLĐ tham gia BHXH. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
-Mức độ chi trả các chế độ:
Mức độ chi trả các chế độ phụ thuộc vào: số lượng chế độ được áp dụng, số lượng người hưởng chế độ BHXH, tỷ lệ hưởng BHXH. ILO khuyến nghị các quốc gia tham gia phê chẩn Công ước 102 về BHXH phải áp dụng 3 trong 9 chế độ BHXH, trong đó phải áp dụng ít nhất 1 trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp người nuôi dưỡng. Nếu một quốc gia triển khai và áp dụng nhiều chế độ thì số thu BHXH ngày càng lớn. Tỷ lệ hưởng càng cao có nghĩa là số tiền chi trả các chế độ càng lớn, đòi hỏi thu BHXH ngày càng cao hơn để tránh tình trạng mất cân đối quỹ BHXH.
1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác thu BHXH:
1.2.4.1. Nguồn thu BHXH:
Thông thường quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn thu sau đây:
-Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH. Đây là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất trong Quỹ BHXH của bất kỳ một quốc gia nào, nó là cơ sở chủ yếu để hình thành nên Quỹ BHXH, tạo ta nguồn tài chính để thực hiện các chế độ BHXH, nhưng quá trình quản lý đóng góp của những người tham gia BHXH cũng phức tạp nhất.
Nguồn thu này được hình thành từ:
+ Người lao động: NLĐ tham gia đóng góp vào Quỹ BHXH trên cơ sở tiền lương; tuỳ theo từng điều kiện của mỗi quốc gia mà quy định phần đóng góp này nhưng đều dựa trên cơ sở tiền lương để tính toán số tiền NLĐ phải đóng góp vào Quỹ BHXH.
+ Người sử dụng lao động: NSDLĐ tham gia đóng góp BHXH cho NLĐ trong đơn vị của mình; phần đóng góp này dựa trên tổng quỹ lương.
-Thu từ Ngân sách Nhà nước chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH được diễn ra đều đặn, bình thường, tránh những xáo trộn lớn trong việc thực hiện BHXH. Việc hỗ trợ của Nhà nước là một hoạt động thường xuyên và liên tục.
-Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư Quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chương trình kinh tế - xã hội, các chương trình đầu tư khác đem lại hiệu quả. Phần lãi đầu tư này sẽ được bổ sung vào Quỹ BHXH.
-Ngoài các nguồn thu trên, còn có những khoản thu khác nhưng không lớn và không ổn định, như: hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ việc thanh lý các tài sản cố định,…Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong nguồn thu BHXH.
1.2.4.2. Phân cấp thu BHXH:
Mục đích của việc phân cấp thu đóng BHXH là để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên làm công tác thu phân theo địa bàn hành chính, đồng thời phân bổ khối lượng công việc đồng đều giữa các đơn vị các cấp (tránh tình trạng nơi thi ùn tắc, nơi không có việc để làm) và tạo điều kiện cho đơn vị, đối tượng tham gia đăng ký đóng BHXH phù hợp với điều kiện quản lý thủ công như hiện nay.
Phân cấp quản lý thu BHXH là một khâu nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. cần tiến hành phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân để quản lý, theo dõi và đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH. Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu,…
Ở Việt Nam,theo quy định tại Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam việc thực hiện phân cấp thu BHXH được thực hiện như sau:
-Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện): Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, cấp thể BHYT đối với NSDLĐ, NLĐ theo phân cấp quản lý.
Nhiệm vụ thu BHXH ở BHXH cấp huyện do Giám đốc trực tiếp giao cho từng cán bộ, công chức sao cho thuận lợi trong việc thu đóng BHXH. BHXH huyện phải thực hiện việc báo cáo tình hình thu BHXH: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau.
-Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh):
+ Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để thực hiện việc phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ.
+ Xây dựng, quản lý dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu 12-TBH).
BHXH tỉnh phải thực hiện thực hiện việc báo cáo thông tin: báo cáo tháng trước 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.
-Cơ quan BHXH Việt Nam: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trong toàn ngành BHXH bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân năm của hoạt động đầu tư quỹ và thông báo cho BHXH tỉnh.
-Cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH cho NLĐ đối với NLĐ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu BHXH và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm đối với cơ quan BHXH Việt Nam.
BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và Ban Cơ yếu chính phủ thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.
1.2.4.3. Quy trình thu BHXH:
Thu BHXH được thực hiện qua các bước sau:
-Đăng ký tham gia BHXH:
NSDLĐ, các cơ quan, các doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý, nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản lý thu Quỹ BHXH; tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau về việc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ, nhưng nhìn chung các hồ sơ đăng ký tham gia BHXH thường bao gồm:
+ Các quy định, công ước đăng ký tham gia BHXH;
+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH;
+ Hồ sơ hợp lệ đơn vị và NLĐ trong danh sách.
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số tiền lương phải đóng BHXH hàng tháng.
Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hay hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH.
-Sau qúa trình đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ: cơ quan BHXH định kỳ (theo quy định của mỗi nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hay các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua việc mở tài khoản ngân hàng hay tại Kho bạc Nhà nước hay cũng có thể đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để thu đóng góp BHXH. Quy trình thu được tiến hành qua 2 cách như sau:
+ Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ những người tham gia. Trường hợp này cán bộ BHXH hay bộ phận chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status