Tiểu luận Phân tích công ty, xác định cho trường hợp của ngân hàng thương mại SacomBank - pdf 11

Download Tiểu luận Phân tích công ty, xác định cho trường hợp của ngân hàng thương mại SacomBank miễn phí



Mục Lục
MỤC LỤC . . .1
LỜI MỞ ĐẦU . . 3
 
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY .5
 
1.1 Phân tích công ty và tầm quan trọng của nó trong việc đầu tư chứng khoán .5
1.1.1 Khái niệm phân tích công ty .5
1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích công ty .5
1.2 Nội dung phân tích công ty .6
1.2.1 Các loại báo cáo tài chính chủ yếu .6
1.2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính . .8
1.2.2.1 Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán .8
1.2.2.2 Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động .9
1.2.3 Nhóm tỷ lệ về phân tích rủi ro .12
1.2.3.1. Rủi ro kinh doanh . .12
1.2.3.2. Rủi ro tài chính . .13
1.2.2.3. Rủi ro thanh khoản .16
1.2.4 Phân tích khả năng tăng trưởng .16
1.2.5 Nhóm tỷ lệ về phân phối lợi nhuận .16
1.3 Một số phương pháp phân tích công ty .18
 
Chương 2
PHÂN TÍCH CÔNG TY –XÁC ĐỊNH CHO TRƯỜNG HỢP NHTMCP SACOMBANK .19
 
2.1 Giới thiệu tổng quan về NH SaComBank .19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . .19
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ của NH SaComBank . .19
2.1.3 Đối tượng khách hàng .20
2.2 Phân tích báo cáo tài chính . .21
2.2.1 Biến động doanh thu và chi phí .21
2.2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính .23
 
Chương 3
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTM SACOMBANK .26
 
3.1 Triển vọng của ngành ngân hang 26
3.2 Triển vọng phát triển của ngân hàng SaComBank .27
3.2.1 Lợi thế cạnh tranh của ngân hang 27
3.2.2 Các rủi ro của nền kinh tế 29
3.3.Định hướng hoạt động của NHTMCP Sacombank 30
LỜI KẾT .32
PHỤ LỤC 33
DANH MỤC BẢNG BIỂU 37
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16490/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

oạt động
Hiệu suất ứng dụng tổng tài sản: Phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung. Tỷ kệ này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
( Tổng tài sản ròng = tổng tài sản - Khấu hao tài sản cố dịnh )
Với mỗi ngành nghề khác nhau tỷ lệ này là rất khác nhau. Chẳng hạn tỷ lệ này khoảng trên dưới 1 đối với những ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn( như thép, ôtô) và khoảng trên 10 đối với nhưng công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ ròng:
Nếu so sánh với công ty trong ngành hay toàn bộ nền kinh tế nói chung, tỷ lệ này của công ty thấp hơn rất nhiều thì điều đó có nghĩa là vốn của công ty này đã bị ứ đọng quá nhiều trong TSCĐ.
Ngược lại, nếu tỷ lệ này là quá cao so với trung bình ngành thì điều đơn giản nhất ta thấy được là Công ty đang sử dụng các TSCĐ đã khấu hao hoàn toàn, hay đã lạc hậu cũ kỹ, ngoài ra cũng thể hiện rằng công ty này khó có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ ở đây bao gồm cả vốn góp cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, thặng dư vốn và tổng lợi nhuận để lại. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bị tác động bởi cơ cấu vốn của doanh nghịêp.
Nhóm tỷ lệ khả năng sinh lời.
Tỷ suất lợi nhuận biên. Lợi nhuận biên được đo bằng doanh thu bán hàng trừ đi vốn hàng bán. Từ đó người ta tính được tỷ suất lợi nhuận biên như sau:
Cơ cấu sản phẩm và cách tiêu thụ có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận biên. Một sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hay cách bán hàng cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận biên. Tỷ lệ lợi nhuận biên với mỗi ngành khác nhau, với mỗi ngành ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau cũng khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên: để tính tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên, ta xác định lợi nhuận bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động biên được tính như sau :
Sự biến động của ty suất lợi nhuận hoạt động biên qua thời gian là một trong những nguyên nhân căn bản gây nên rủi ro kinh doanh của 1 công ty.
Lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROA):
ROA là tỷ lệ chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu về của công ty với tất cả lượng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh , hay tổng vốn của doanh nghiệp (nợ, vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường). Bởi vậy, lợi nhuận ở đây được hiểu là thu nhập ròng từ hoạt động tức thu nhập sau thuế( trước khi trả cổ tức) cộng với tổng chi phí trả lãi cho các khoản nợ.
ROA bao gồm các khoản cho thuê: đối với những công ty mà có sử dụng nhiều tài sản đi thuê như các hang bán lẻ, các hãng hàng không… thì việc tính toán ROA như trên sẽ không còn chính xác. Do đó, trong trường hợp này, phải tính đến các khoản cho tài sản đi thuê và giá trị tính toán sẽ phải đưa lên bảng cân đối kế toán như là tài sản cố định hay nợ dài hạn.
Cách dự tính giá trị chiết khấu của các khoản phải trá cho tài sản thuê trong tương lai được chia làm 2 cách:
Bộ số các khoản thuê phải trả tối thiểu sắp tới.
Chiết khấu giá trị tương lai của các khoản phải trả tối thiểu được cung cấp tại mục nợ dài hạn trên báo cáo thường niên.
Với phương pháp thứ nhất ta sử dụng “ quy tắc 8 lần”, tức là để tính toán ước lượng khoản thuê tối thiểu phải trả trong tương lai ở thời điểm hiện tại , cần nhân số liệu của năm t+1 với 8. Với phương pháp thứ hai, trước tiên phải dự tính chi phí nợ dải hạn của công ty. Sau đó, phải xem là trong bao nhiêu năm thì khoản nợ cộng dồn đó sẽ trả hết. Giá trị khoản thuê sẽ được xác định bằng cách chiết khấu đồng tiền về thời điểm hiện tại với tỷ lệ chiết khấu là chi phí nợ dài hạn. Giá trị này sẽ được cộng thêm vào giá trị của TSCĐ và được xem như nợ dài hạn của công ty…
- Khấu hao các tài sản đi thuê: Mức khấu hao đối với tàn sản đi thuê được xác định bằng cách chia giá trị khoản thuê cho thời hạn thuê.
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Nếu một nhà đầu tư nào đó chỉ quan tâm đến vốn của chủ túc là chỉ quan tâm đến vốn của các cổ đông thường, tỷ lệ được tính như sau :
1.2.3 Nhóm tỷ lệ về phân tích rủi ro
1.2.3.1 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về thu nhập của doanh nghiệp do bản chất của hoạt động kinh doanh. Sự không ổn định hay không chắc chắn này bắt nguồn từ những khó khăn trong các khâu khác nhau trong quá trình sản suất kinh doanh: chi mua nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, quan hệ với khách hàng và cả cách thức mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Đặc biệt, thu nhập hoạt động của doanh nghiệp không ổn định là bởi hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như chi phí nguyên vật liệu đầu vào biến đổi một cách thường xuyên và rất khó lường trước. Rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được đo lường bằng các sai lệch của các dòng thu nhập qua thời gian. Tức là chúng ta sử dụng độ lệch chuẩn của một chuỗi các bộ sổ liệu về thu nhập của doanh nghiệp trong quá khứ:
Trong đó : OEi là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty năm thứ i và n là số năm.
Độ lệch chuẩn của các luồng thu nhập hoạt động cho phép chúng ta so sánh rủi ro kinh doanh giữa các hãng với quy mô khác nhau. Để tính toán được chỉ số này, chúng ta cần một bộ số liệu từ 5 đến 10 năm. Nếu ít hơn 5 năm, việc phân tích sẽ không có ý nghĩa còn nếu qúa 10 năm thì kết quả tính toán sẽ bị coi là lỗi thời.
Bên cạnh việc tính toán rủi ro kinh doanh tổng thể chúng ta cũng rất cần tính đến 2 nhân tố tác động đến sự biển đổi thu nhập hoạt động đó là : mức biến đồi sản lượng và đòn bẩy hoạt động.
Mức biến đổi sản lượng: Mức biến đổi sản lượng được đo lường như sau:
=
Trong đó : S là sản lượng tiêu thụ, n là số năm
Đòn bẩy hoạt động: dùng để chỉ mức độ chi phí cố định mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí cố định trong tổng chi phí càng cao thì cũng cú nghĩa là mức độ đòn bẩy hoạt động cửa doanh nghiệp càng cao. Khi các nhân tố khác không đổi mức độ đòn bẩy càng cao thì một sự thay đổi nhỏ trong khối lượng bán hàng sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong thu nhập trước thuế và trả lãi vay.
Đòn bẩy hoạt động =
1.2.3.2 Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tải trợ cho hoạt động của công ty. Mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro kinh doanh. Với một công ty nào đó có mức độ rủi ro kinh doanh thấp (thu nhập từ hoạt động ổn định), các nhà đầu tư sẽ chấp nhận một mức rủi ro tài chính cao hơn.
Trong phân tích rủi ro tài chính, chúng ta sẽ sử dụng 3 chỉ tiêu tài chính: thứ nhất là tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, thứ hai là các tỷ lệ so sánh giữa thu nhập với chi phí cố định và chi phí trả lãi, thứ ba là các tỷ lệ so sánh đồng tiền với chi phí tài chính hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status