Hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 11

Download Đề tài Hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp miễn phí



Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hay mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hay hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Trong nghiệp vụ này có bảo lãnh phát hành cổ phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16371/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau(vd:bộ phận môi giới và tự doanh)
- Nhân tố con người: trong ctck quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số 1. sản phẩm càng trừu tượng thì vai trò của nhân tố con người ngày càng quan trọng
- Ảnh hưởng của thị trường tài chính: với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường( sự phát triển các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ) cơ cấu tổ chức của các ctck cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng.vd: cơ cấu tổ chức ctck ở một số nước mới có ttck phát triển như VN đơn giản hơn so với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản…
- Cơ cấu tổ chức: Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó khá đặc biệt nên khác với các công ty sản xuất hay thương mại nói chung. Trong ctck hệ thống phòng ban chức năng được chia ra làm 2 khối tương ứng với 2 khối công việc mà ctck đảm nhận:
+ Khối I: do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Gồm các phòng: phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tư vấn đầu tư, phòng quản lí quỹ đầu tư, phòng tư vấn tài chính công ty, phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán,phòng quản lí thu nhập chứng khoán, phòng uỷ quyền, phòng cho vay chứng khoán. Tùy vào quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng của công ty mà có thể kết hợp các nghiệp vụ vào một phòng hay chia thành nhiều tổ.
+ Khối II: cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Gồm: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng hành chính và tổ chức, phòng thông tin và phân tích ck, phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng kí quỹ, phòng hạch toán tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng phát triển sản phẩm mới, phòng máy tính và tin học, phòng pháp chế( in nghiêng là những phòng k thể thiếu trong một ctck)
Đối với những ctck lớn còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương hay các nước khác nhau
4. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán:
a) Mô hình công ty CK đa năng: công ty Ck được tổ chứ dưới hình thức 1 tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm:
+ Kinh doanh CK
+ Kinh doanh tiền tệ
+ Các dịch vụ tài chính
Theo đó các ngân hàng hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh CK, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm:
+ Các NH có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó có thể gảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư.
+ Tăng khả năng chịu đựng của NH trước những biến động lớn trên thị trường tài chính.
+ NH sẽ tận dụng đươc lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn cơ sở vật chất hiện đại,hiểu rõ vê khách hàng cũng như doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án.
Hạn chế:
+ Khả năng chuyên môn không sâu như các công ty CK chuyên doanh do vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh CK.
+ Trog điều kiện pháp luật kinh doanh không lành mạnh,các NH dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường do khó tách bạch được hoạt động NH va hoạt động kinh doanh CK. Các biến động trên thi trường CK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn tới khủng hoảng tiền tệ
+ Các NH có thẻ sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư CK do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn. Khi thị trường tài chinh tiền tệ biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng: ồ ạt rút tiền gửi,NH mất khả năng chi trả.
Nhận xét: Do những hạn chế như vậy nên sau khung hoảng TCTT 1929-1933 các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh,chỉ có một số nước như Đức vẫn còn áp dụng mô hình này.
b) Mô hình chuyên doanh: hoạt động kinh doanh CK sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong linh vực CK đảm trách ,các NH không được tham gia kinh doanh CK.
Ưu điểm:
+ Hạn chế được rủi ro cho hệ thống NH.
+ Tạo điều kiện cho các công ty CK đi vào chuyên môn hoá sâu trong linh vực CK để thúc đảy thị trường tài chính phát triển.
Nhận xét: tuy nhiên do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính lớn nên ngày nay một số thị trường cũngcho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: tiền tệ, CK, bảo hiểm... nhưng được tổ chức thành công ty mẹ, công ty con và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ,và hoạt động tương đối độc lập với nhau.
Việt Nam: áp dụng mô hình công ty CK chuyên doanh. Nhà Nước đang cho phép NH được nới lỏng tỉ lệ cho vay kinh doanh CK.
5. Nguyên tắc hoạt động của CTCK:
a) Nguyên tắc đạo đức: đảm bảo tính trung thực, tập trung, có trách nhiệm, coi lợi ích của khách hàng là trước hết.
b) Nguyên tắc tài chính:
- Đảm bảo các yêu cầu về vốn,nguyên tắc hạch toán ,báo cáo theo quy định của UBCK NN.
- Không được dùng tiền của khách hàng để kinh doanh (ngoại trừ dùng cho giao dịch của KH).
- Không được dùng CK của KH làm vật thế chấp đi vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.
II. Hoạt động của các công ty chứng khoán
Ta tìm hiểu hoạt động của CTCK trên hai mảng: hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính.
1. Hoạt động nghiệp vụ
Điều 60 Luật Chứng khoán quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán như sau:
1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hay toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Sau đây là chi tiết về từng nghiệp vụ chứng khoán:
a) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:
Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Hay nói cách khác ctck đóng vai trò là một đại lí cho khách hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán.
Thông qua nghiệp vụ này, công ty chứng khoán kiếm được hoa hồng. Hiện nay, các công ty chứng khoán thường tính phí giao dịch từ khoảng 2% đến 5% tổng giá trị giao dịch thành công của mỗi khách hàng.
Có thể nói hoạt động môi giới là đặc trưng tiêu biểu nhất của ctck. Khi khách hàng đưa ra lệnh mua hay bán thì công việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu -> làm cho lệnh đó được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên quan chủ yếu là:
+ bộ phận thực hiện lệnh: xử lí lệnh
+ bộ phận mua và bán: xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán, định hướng, điều hòa khách hàng với nhà môi giới
+ bộ phận kí quỹ: đảm bảo tài khoản c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status