Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long - pdf 11

Download Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long miễn phí



Mục Lục
 
PHẦN I : BÁO CÁO CHUNG
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG .
 
1. Đặc điểm tình tình của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long .
1.1. Giới thiệu về chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long – Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
1.2. Chức năng và nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long .
1.2.1. Chức năng của chi nhánh PJICO thăng long
1.2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh PIJICO Thăng Long
1.3 . Đội ngũ cán bộ công chức , viên chức và lao động
2 . Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1 . Thuận lợi
2.2. Khã kh¨n .
II . Tình hình thực hiện bảo hiểm thương mại ở chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long.
2.1. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở chi nhánh PJICO Thăng Long
2.2. Công tác bồi thường năm 2009 của chi nhánh .
 
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009 .
III . Kiến Nghị .
 
 
 
 
 
PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn
2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
2.1. Đối tượng bảo hiểm
2.2. Phạm vi bảo hiểm.
2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
2.3.1. Giá trị bảo hiểm
2.3.2. Số tiền bảo hiểm
2. 4.Phí bảo hiểm hoả hoạn
2. 4.1. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hỏa hoạn
2.4.2. Phương pháp xác định phí bảo hiểm:
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
1. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh PJICO
2.1. Quy trình giám định
2.2 . Qui trình bồi thường
3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh PJICO giai đoạn 2007 - 2009
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG
1 . Phương hướng và mục tiêu hoặt động của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long trong những năm tới
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thườngtrong nghiệp vụ bảo hiểm họa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
2.1. Đối với nguồn nhân lực
2.2. Về mặt trang thiết bị
2.3. Về mặt thông tin
KẾT LUẬN
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16283/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

oạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm hoả hoạn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hỏa hoạn, tuy nhiên theo luật phòng cháy và chữa cháy hiện nay, hỏa hoạn được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn, nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Các vụ cháy xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng không chỉ ở những nước kém phát triển mà cả ở những nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển như Anh, Pháp, Mỹ
Con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với cháy như các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy…Tuy nhiên, để đối phó với hậu quả do cháy gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là một trong các phương pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó khi tham gia bảo hiểm người được bảo hiểm còn có thể nhận các dịch vụ tư vấn về quản lí rủi ro, phòng cháy chữa cháy từ phía nhà bảo hiểm.
Ở Việt Nam hàng năm, các vụ cháy xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn cả người và tài sản. Có thể thấy rằng cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, mỗi loại tài sản khác nhau thì có khả năng xảy ra cháy khác nhau và tổn thất do cháy gây ra thường rất lớn, có khi mang tính thảm họa.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu tư, khai thác ngày một gia tăng, khối lượng hàng hóa, vật tư luân chuyển và tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng và phong phú. Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, bên cạnh việc tích cực phòng cháy, chữa cháy thì bảo hiểm cháy thực sự là một giá đỡ, cứu cánh, lựa chọn tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai ở Việt Nam từ cuối năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Luật kinh doanh bảo hiểm ( có hiệu lực từ ngày 01/4/2001) đã quy định bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, các sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng đa dạng và phong phú. Tổng doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ năm 2003 đạt gẩn 350 tỷ VNĐ, chiềm khoảng 9% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cùng kỳ, đến năm 2005 các con số tương ứng là 527 tỷ đồng và 9,51%.
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm họa hoạn
2.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm các tài sản là bất động sản và động sản ( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng, lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)
Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dỡ, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn…
2.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm hỏa hoạn, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.
Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi xảy ra hỏa hoạn.
Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra hỏa hoạn
2.2.1. Rủi ro có thể được bảo hiểm
Các đơn bảo hiểm hỏa hoạn đều có sự phân biệt giữa những rủi ro cơ bản, rủi ro phụ và những trường hợp loại trừ. Trong bảo hiểm hỏa hoạn, rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
A, Những rủi ro cơ bản:
Rủi ro cỏ bản bao gồm: cháy, sét và nổ.
+ Cháy:
Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn không định nghĩa rõ thế nào là cháy. Theo nghĩa thông thường, cháy được hiểu là phản ứng hóa học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người tài sản.
Hỏa hoạn sẽ được bảo hiểm nếu đủ các yếu tố sau:
Phải thực sự có phát lửa. những thiệt hại do cháy đơn thuần không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là, không được bảo hiểm.
Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò nung dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là nguồn lửa chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò nung dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là nguồn lửa chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. những tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại trong nguồn lửa chuyên dùng, hay ngay cả những thiệt hại gây ra cho tài sản được bảo hiểm do bị rơi vào nơi đun nấu bình thường cũng không được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu các nguồn lửa chuyên dùng này làm cháy một tài sản hay một vật nào đó và việc cháy từ vật này gây thiệt hại cho các tài sản được bảo hiểm thì sẽ phát sinh trách nhiệm của nhà bảo hiểm theo rủi ro này.
Việc phát sinh nguồn lửa này phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm, chứ không phải là do cố ý, có chủ định hay có sự đồng lõa của họ. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm.
Hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. Cho dù có thể có yếu tố ngẫu nhiên nhưng những yếu tố nội tại, tự phát từ trong bản thân tài sản được bảo hiểm bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn đã loại trừ những thiệt hại do quá trình tự lên men, tự phát nhiệt của bản thân tài sản, hay tài sản phải trải qua bất kỳ quá trình nào liên quan tới việc sử dụng nhiệt. Chẳng hạn, thiệt hại của đồ gốm do nung nhiệt độ cao bị biến dạng hay mất màu, đều không được đảm bảo bởi rủi ro này
Tuy nhiên, nhà bảo hiểm chỉ loại trừ đối với những thiệt hại của tài sản tự phát cháy, chứ không loại trừ đối với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từ đám cháy. Ví dụ, một khi thức ăn gia súc bỗng nhiên bốc cháy, trước khi đội cứu hỏa kịp đến hiện trường, lửa đã lan và gió đã thổi lửa vào một kho chứa thó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status