Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình: Thực trạng và giải pháp - pdf 11

Download Khóa luận Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình: Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH 3
1. Một số khái niệm . 3
1.1. Khái niệm về BHXH. 3
1.2. Khái niệm thu BHXH. 4
1.3. Khái niệm thu BHXH của DNNQD . 5
1.3.1. Khái niệm về DNNQD và thành phần kinh tế của DNNQD. 5
1.3.1.1. Khái niệm về DNNQD. 5
1.3.1.2. Các thành phần kinh tế của DNNQD. 5
1.3.2. Khái niệm thu BHXH của DNNQD. 7
2. Vai trò của thu BHXH. 7
3. Nội dung thu BHXH. 8
3.1. Đối tượng tham gia BHXH. 8
3.2. Mức đóng và cách đóng. 9
3.3. Tổ chức thu BHXH. 13
3.3.1. Phân cấp thu. 13
3.3.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm. 13
3.3.3. Quy trình thu. 14
3.3.4. Quản lý tiền thu. 15
3.3.5. Thông tin báo cáo thu. 15
3.3.6. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu. 16
3.3.7. Truy thu. 17
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH nói chung và công tác thu BHXH ở DNNQD nói riêng. 17
4.1. Chính sách tiền lương. 17
4.2. Cơ cấu dân số. 18
4.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 19
4.4. Công tác thông tin tuyên truyền. 19
 
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH 20
1. Đặc điểm tình hình thực hiện chính sách BHXH tại BHXH
quận Ba Đình. 20
1.1. Khái quát về quận Ba Đình. 20
1.2. Khái quát về đơn vị BHXH quận Ba Đình. 20
1.2.1. Vị trí, chức năng. 21
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH quận Ba Đình. 22
1.2.3.Cơ cấu tổ chức. 23
1.3. Đội ngũ cán bộ, lao động của đơn vị. 24
2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
tại BHXH quận Ba Đình. 25
2.1. Tổ chức thu. 25
2.1.1. Tổ chức lực lượng thu. 25
2.1.2. Lập kế hoạch thu. 26
2.1.3. Quy trình thu. 31
2.1.4. Quản lý tiền thu. 34
2.2. Kết quả thu BHXH của khu vực ngoài quốc doanh tại BHXH Quận
Ba Đình giai đoạn năm 2007 - 2010 và số người tham gia. 35
2.2.1. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH. 35
2.2.2. Số tiền thu. 37
2.2.3. Tình hình nợ đọng. 39
2.3. Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
tại BHXH Ba Đình trong giai đoạn 2007 - 2010. 44
2.3.1. Ưu điểm. 44
2.3.2. Tồn tại. 45
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại. 48
2.3.3.1. Về phía doanh nghiệp. 48
2.3.3.2. Về phía người lao động. 48
2.3.3.3. Về phía tổ chức công đoàn. 48
2.3.3.4. Về phía nhà nước. 49
2.3.3.5. Về phía cơ quan BHXH. 50
2.3.3.6. Một số nguyên nhân khác . 50
 
CHƯƠNG III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DNNQD
TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH
51
1. Định hướng phát triển công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian
tới tại BHXH quận Ba Đình. 51
2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tốt công tác thu
BHXH của khối DNNQD tại BHXH Quận Ba Đình. 52
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH. 52
2.2. Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH của khối DNNQD. 54
2.3. Hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH. 55
2.4. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ thu. 56
2.5. Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH,
đốc nợ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; xử lý nghiêm đối
tượng vi phạm. 57
3. Một số khuyến nghị. 58
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. 58
3.2. Đối với BHXH Việt Nam. 59
3.3. Với các sở có liên quan. 59
KẾT LUẬN 62
PHỤ LỤC
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16253/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ung của tất cả các đối tượng tham gia BHXH tại quận Ba Đình. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD cũng nằm trong kế hoạch này.
Phương pháp lập kế hoạch thu được thực hiện dựa trên số thu của năm trước và khả năng mở rộng đối tượng tham gia của năm tới, dự tính số người tham gia và số thu. Việc này được thực hiện trên một số cơ sở sau:
* Xác định đối tượng thu
Đối tượng thu BHXH tuân theo Luật BHXH ( điều 2). DNNQD là một trong các đối tượng đó. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tại quận Ba Đình, số lượng DNNQD đều tăng qua mỗi năm. Đây là một khối có tiềm năng thu rất lớn.
Tất cả các DNNQD khi thực hiện đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch và Đầu tư Quận Ba Đình và được cấp phép kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình đều có trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động của mình tại BHXH quận Ba Đình. BHXH quận Ba Đình dựa trên giấy phép kinh doanh, bản đăng ký tham gia BHXH của doanh nghiệp để thực hiện việc tiếp nhận quản lý các vấn đề liên quan đến BHXH cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp đang hoạt động tại Quận Ba Đình mà chuyển trụ sở sang địa bàn khác nhưng vẫn có nguyện vọng được tham gia BHXH tại Ba Đình thì sẽ vẫn tiếp tục được BHXH Quận Ba Đình quản lý.
Hàng năm, Sở kế hoạch và đầu tư cung cấp cho cơ quan BHXH Ba Đình danh sách các DNNQD mới thành lập và đang hoạt động trên địa bàn quận để BHXH Ba Đình nắm được tình hình tham gia BHXH của các doanh nghiệp. Qua đó, nhìn nhận được xem tình hình tham gia BHXH tại quận đã tốt hay chưa để có những kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc tham gia BHXH của các DNNQD.
* Xác định mức thu
Mức thu BHXH đối với các DNNQD tại BHXH quận Ba Đình dựa trên mức đóng mà Luật BHXH đã quy định đối với các doanh nghiệp này.
Theo điều 91, 92 Luật BHXH, hiện nay người sử dụng lao động đóng 16% tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH; người lao động đóng 6% mức tiền lương tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Theo Luật BHYT, thì mức đóng BHYT của người lao động và người sử dụng lao động trong khối DNNQD hiện nay là 4,5% trên mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động.
Vì vậy, Luật BHXH là một căn cứ để xác định mức thu BHXH đối với các DNNQD tại Ba Đình.
Theo như luật quy định, mức tiền lương tiền công tháng của người lao động là căn cứ đóng BHXH của DNNQD. Do vậy, mức lương ghi trên HĐLĐ là căn cứ thứ 2 để xác định mức thu BHXH.
Quận Ba Đình thuộc Thành phố Hà Nội là vùng I theo quyết định 108. Do vậy các DNNQD trên địa bàn quận phải trả lương theo cho người lao động theo mức sau :
- Mức lương tối thiểu đối với lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 1.350.000/tháng.
- Đối với lao động đã qua đào tạo làm việc trong điều kiện bình thường, mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.
Đây là cơ sở để BHXH Quận Ba Đình xác định được mức lương tối thiểu chuẩn của các DNNQD. Mức lương thấp nhất của các DNNQD phải đảm bảo lớn hơn hay bằng mức lương theo Luật định. Các đơn vị khi lên thực hiện giao dịch lần đầu phải xuất trình bảng lương hay nếu có lao động mới tăng trong tháng thì phải mang HĐLĐ lên để cán bộ thu đối kiểm tra mức lương thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu đã quy định thì cán bộ thu sẽ không thực hiện giao dịch với đơn vị và sẽ yêu cầu đơn vị sửa lại hợp đồng đối với các trường hợp tăng mới hay làm quyết định nâng lương cho người lao động đang làm việc nhưng mức lương chưa được điều chỉnh kịp thời với quy định tăng lương của nhà nước.
Bên cạnh đó, các DNNQD trả lương cho người lao động theo mức lương chứ không theo hệ số. Mỗi người lao động tùy thuộc vào trình độ và vị trí công việc mà có một mức lương khác nhau. Do đó mức đóng BHXH cũng là khác nhau. Vì vậy để xác định được chính xác mức thu BHXH quận Ba Đình phải căn cứ trên mức lương được ghi trên HĐLĐ mà đơn vị gửi lên.
Bảng 1 : Tiền lương, tiền công làm căn cứ thu BHXH, BHYT
Đơn vị : đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
Tổng quỹ lương (đồng)
328.986.486.395
514.692.785.908
680.434.847.025
720.163.872.196
Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng)
185.706.299.188
165.742.061.117
39.729.025.171
Tốc độ tăng giảm (%)
56,45
32,2
5,83
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là một cơ sở để tính mức thu BHXH một cách chung nhất. Từ năm 2007 đến 2010, tổng quỹ lương của các DNNQD liên tục tăng. Cụ thể, năm 2007, tổng quỹ lương của toàn khối là 328.986.486.395 đồng, đến năm 2008 con số này tăng lên đến 514.692.785.908 đồng tức là tăng 56,45% tương ứng với 185.706.299.188 đồng. Vào năm 2009, tổng quỹ lương đã tăng lên 680.434.847.025 đồng tương ứng với 32,2% (165.742.061.117) so với năm 2009. Tổng quỹ lương đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm với 720.163.872.196 đồng, tăng 5,83% so với năm 2009 (tương ứng 39.729.025.171 đồng)
Tổng quỹ lương tăng do các nguyên nhân:
- Từ năm 2008 đến năm 2010, Nhà nước đã có 4 lần tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp
01.01.2008: 620.000 đồng
01.01.2009: 860.000 đồng
01.01.2010: 1.050.000 đồng
Quy định tăng lương tối thiểu bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động của mình. Việc này làm cho tổng quỹ lương của các doanh nghiệp tăng lên.
- Số lượng các DNNQD tăng qua mỗi năm và số lượng lao động tăng lên cũng làm tổng quỹ lương chung của toàn khối tăng lên.
Bảng 2: Số lao động và số DNNQD
Năm
Số đơn vị
(đơn vị)
Lượng tăng giảm tuyệt đối
(người)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%)
Số lao động (người)
Lượng tăng giảm tuyệt đối
(người)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(%)
2007
1.030
22.000
2008
1.335
305
29,61
31.062
9.062
41,19
2009
1.541
206
15,43
34.602
3.540
11,39
2010
1.735
194
12,59
39.359
4.757
13,74
Nguồn: BHXH Quận Ba Đình
Năm 2008, số đơn vị ngoài quốc doanh tăng lên 305 đơn vị (tăng 29,61%) so với năm 2007, đồng thời số lao động tăng lên 9.062 (tương ứng 41,19%) đã làm cho tổng quỹ lương của toàn khối tăng lên 56,45%. Năm 2009 việc số đơn vị tăng15,43% và số lao động tăng 11,39% so với năm 2008 đã làm cho tổng quỹ lương tăng thêm 165.742.061.117 đồng. Đến năm 2010, tổng quỹ lương đạt mức 720.163.872.196 đồng là do số đơn vị tăng thêm 194 đơn vị và số lao động tăng thêm 4.757 người so với năm 2009.
Có thể thấy lượng đơn vị và lượng lao động biến động qua các năm có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng quỹ lương của khối ngoài quốc doanh.
Khi nắm rõ được tất cả các yếu tố này cùng với việc nhận định khả năng mở rộng đối tượng tham gia, BHXH quận có thể lập được dự toán thu cụ thể, phù hợp với khả năng để gửi lên BHXH thành phố.
Hình 3 : Biểu đồ số kế hoạch thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD
Nguồn : BHXH quận Ba Đình
Qua biểu đồ trên ta thấy, số kế hoạch thu qua các năm đều tăng. Năm 2007, số thu là 71.634.789.376 đồng thì năm 2008 số thu kế hoạch được đặt ra là 127.356.478.345 đồng ( tăng 55.721.688.969 đồng). Số thu kế hoạch năm 2009 là 132.789....

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status