Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010: Thực trạng và giải pháp - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Xuất phát từ bản chất của BHXH là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống và cũng từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong suốt thời gian thực tập vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận thì cũng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc để đưa pháp luật BHXH vào thực tế đời sống. Em xin trình bày những nghiên cứu của mình trong đề tài khóa luận: “Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp”.
Chương 1 em xin trình bày khái quát những lý luận chung nhất về BHXH và công tác quản lý chi trả BHXH như khái niệm, vai trò, hệ thống các chế độ BHXH, quỹ BHXH; khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH; nội dung và quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc; cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH như nhóm yếu tố về thu, nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố về quản lý tài chính và nhóm yếu tố về điều kiện KT-XH.
Chương 2 em xin trình bày về thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Trong chương này sau khi đã trình bày khái quát về đặc điểm KT-XH của tỉnh Tuyên Quang và cơ quan BHXH tỉnh em có đi sâu vào phân tích công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh trên các mặt như: quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng, công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH, công tác quản lý chế độ chính sách, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và thực trạng chi trả các chế độ BHXH bắt buộc thông qua việc đưa ra các số liệu phân tích. Từ đó có những đánh giá chung về những mặt đạt được và còn hạn chế trong công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010.
Chương 3 em xin trình bày về định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang.
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH………………………………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về BHXH... ………………………………………………….. 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Vai trò của BHXH 4
1.1.3 Hệ thống các chế độ BHXH 5
1.1.4 Quỹ BHXH 6
1.1.4.1. Khái niệm 6
1.1.4.2. Đặc điểm 7
1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH………… 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Vai trò của quản lý chi trả chế độ BHXH 8
1.2.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH 9
1.3. Nội dung quản lý chi BHXH bắt buộc…………………………..... …..10
1.3.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc 10
1.3.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH bắt buộc . 13
1.3.3. Quản lý việc chi trả các chế độ cho người được thụ hưởng 13
1.3.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê. 16
1.4. Quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc……………………………. 16
1.4.1. Phân cấp quản lý chi 18
1.4.2. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH 18
1.4.3. Tổ chức chi trả BHXH 19
1.4.3.1. Các cách chi trả BHXH 19
1.4.3.2. Trách nhiệm tổ chức chi trả các chế độ BHXH 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH….. 22
1.5.1. Nhóm yếu tố về thu 22
1.5.2. Nhóm các yếu tố sinh học 23
1.5.3. Nhóm yếu tố về quản lý tài chính BHXH 24
1.5.4. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội 24
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007-2010…………………………………………………………… 25
2.1 Khái quát chung về đặc điểm KT- XH của tỉnh Tuyên Quang và công tác BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang……………………….... 25
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang 25
2.1.2. Khái quát chung về BHXH tỉnh Tuyên Quang 26
2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang…………………………………………………...27
2.2.1. Công tác quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng 27
2.2.2. Công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH 29
2.2.2.1. Công tác kế hoạch tài chính……………………………………..29
2.2.2.2. Công tác chi trả BHXH...……………………….…………….....31
2.2.3. Công tác quản lý chế độ chính sách 37
2.2.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại……...….…..…….….......40
2.2.5. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc………...40
2.2.5.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản,DS-PHSK 40
2.2.5.2. Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN 42
2.2.5.3. Thực trạng chi trả chế độ hưu trí, tử tuất 43
2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. 44
2.3.1.Những mặt đạt được 44
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 45
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG 48
3.1. Định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới......................48
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang 49
3.2.1 Củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện 50
3.2.2 Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả 52
3.2.3 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả 53
3.2.4 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền 55
3.2.5 Đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong toàn ngành BHXH để nâng cáo chất lượng quản lý các hoạt động BHXH 55
3.2.6 Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH 56
3.2.7 Đầu tư cho phương tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả 57
3.1.8 Hoàn thiện công tác cấp sổ BHXH 57
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chi trả BHXH………………………………………………………………………...58
3.3.1 Đối với Nhà nước 58
3.3.1.1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH 58
3.3.1.2. Cân đối lại nguồn quỹ BHXH 59
3.3.1.3. Hoàn thiện về mặt chế độ, chính sách 59
3.3.2. Đối với cơ quan BHXH 65
3.3.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương……………...68
KẾT LUẬN………………………………………………………………….69
PHỤ LỤC MỘT SỐ CHẾ ĐỘ HƯỞNG BHXH TẠI BHXH TỈNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ Mô hình cơ chế quản lý chi trả BHXH bắt buộc 16
Ảnh Trụ sở bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên quang 26
Bảng 1 Kết quả chi trả các chế độ BHXH bắt buộc gđ 2007-2010 31
Bảng 2 Phân tích tốc độ phát triển và tỷ trọng chi các nguồn tài chính 32
Bảng 3 Tỷ trọng các nguồn chi gđ 2007-2010 33
Bảng 4 Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn NSNN 34
Bảng 5 Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH 35
Bảng 6 Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK 41
Bảng 7 Kết quả chi trả chế độ TNLĐ – BNN 42
Bảng 8 Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất 43

1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến nay đối với bất cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Ở nước ta, BHXH được Đảng và nhà nước rất coi trọng, BHXH trở thành một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất cùng với cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội góp phần đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Quản lý chi trả các chế độ BHXH nếu được thực hiện tốt sẽ gián tiếp tạo đà cho công tác thu BHXH, đây cũng chính là làm cho hoạt động BHXH phát triển, từ đó góp phần làm cho mục đích của chính sách BHXH phát huy vai trò hơn nữa. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được nhiều thành tựu: phí thu ngày càng tăng, chi trả đúng đối tượng, luôn hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế và những vấn đề bất cập như: vẫn tồn tại tình trạng trục lợi Bảo hiểm xã hội của các cá nhân và tổ chức lợi dụng khe hở của Luật BHXH, sự phức tạp của các thủ tục hành chính.... Điều đó đòi hỏi phải từng bước đưa công tác quản lý chi trả BHXH theo đúng quy định của Pháp luật và yêu cầu của nhân dân. Để thực hiện quản lý chi trả các chế độ BHXH được tốt hơn em xin được nêu ra một số ý kiến của bản thân qua việc nghiên cứu đề tài "Công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp."


h7bPu71Oi49S26M
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status