Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI - pdf 11

Download Chuyên đề Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: 84
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 84
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.3
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: 3
1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển: 3
1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan: 5
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá: 5
1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan: 6
1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 8
2. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 9
2.1. Rủi ro hàng hải: 9
2.1.1 Định nghĩa: 9
2.1.2 Phân loại rủi ro: 9
2.2. Tổn thất: 12
2.2.1 Khái niệm: 12
2.2.2 Phân loại tổn thất: 12
3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 19
3.1. Đối tượng bảo hiểm: 19
3.2. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm: 19
3.2.1 Giá trị bảo hiểm: 19
3.2.2 Phí bảo hiểm: 20
3.3. Điều kiện bảo hiểm: 21
3.3.1 Khái niệm: 21
3.3.1.1 Điều kiện bảo hiểm C: 22
3.3.1.2 Điều kiện bảo hiểm B: 23
3.3.1.3 Điều kiện bảo hiểm A: 24
3.3.1.4 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: 24
3.3.1.5 Điều kiện bảo hiểm đình công: 25
3.3.1.6 Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian: 25
3.3.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam: 26
3.4. Hợp đồng bảo hiểm: 29
3.4.1 Khái niệm: 29
3.4.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm: 30
3.4.2.1 Hợp đồng bảo hiểm chuyến: 30
3.4.2.2 Hợp đồng bảo hiểm bao (HĐBH mở): 30
4. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 31
4.1. Vai trò của công tác khai thác: 31
4.2. Nội dung công tác khai thác: 32
4.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 32
4.2.2 Phân tích đánh giá rủi ro: 33
4.2.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 33
4.2.4 Đàm phán và gửi bản chào phí bảo hiểm tới khách hàng: 34
4.2.5 Chấp nhận bảo hiểm: 34
4.2.6 Cấp đơn bảo hiểm: 35
4.2.7 Lưu trữ, theo dõi, gửi đơn bảo hiểm và tiếp nhận giải quyết mới: 35
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác: 36
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI. 37
1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI: 37
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: 37
1.2. Ngành nghề kinh doanh: 40
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: 41
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: 43
2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: 46
2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua: 46
2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 49
3. Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI: 55
3.1. Quy trình khai thác: 55
3.1.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 56
3.1.2. Phân tích đánh giá rủi ro: 60
3.1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 61
3.1.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng: 61
3.1.5. Chấp nhận bảo hiểm: 62
3.1.6. Cấp đơn bảo hiểm và thu phí: 62
3.2. Kết quả khai thác nghiệp vụ: 65
3.3. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ: 68
3.4. Những tồn tại và nguyên nhân: 71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI. 72
1. Dự báo thị trường bảo hiểm trong tương lai: 72
2. Phương hướng, mục tiêu của PVI trong tương lai: 75
3. Giải pháp nhằm đấy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 76
3.1 Nâng cao công tác khách hàng: 76
3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: 78
3.3 Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí bảo hiểm: 78
3.4 Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ: 79
3.5 Mở rộng mối quan hệ hợp tác: 80
4. Kiến nghị: 80
4.1. Về phía Nhà nước: 80
4.2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: 81
4.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16223/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

òng hạn chế tổn thất... nhằm mục đích phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng.
Ngoài các bước cơ bản đã nêu trên, khai thác viên còn phải chú ý đến hồ sơ khai thác gồm:
Thư chào phí;
Bản điều tra đánh giá rủi ro, bản kiểm tra đánh giá trước khi bảo hiểm (nếu có);
Giấy yêu cầu bảo hiểm;
HĐBH;
Các tài liệu liên quan khác.
Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả khai thác, công ty bảo hiểm thường tiến hành các dịch vụ đi kèm với hoạt động khai thác như:
Hội nghị công tác khách hàng hàng năm để tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng;
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống: gửi thư chúc mừng và tặng quà vào các dịp lễ tết;
Tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tư vấn cho khách hàng các biện pháp hạn chế rủi ro...
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác:
Kết quả khai thác thể hiện ở số lượng HĐBH, doanh thu mà khai thác viên khai thác được.
Hiệu quả khai thác thể hiện ở việc so sánh giữa chi phí khai thác bỏ ra và kết quả khai thác thu được,
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác:
Số lượng HĐBH/ chi phí khai thác: cho biết 1đ chi phí bỏ ra khai thác được bao nhiêu HĐBH hay để khai thác 1 HĐBH bình quân mất bao nhiêu đồng chi phí.
Doanh thu phí/ chi phí khai thác: cho biết 1đ chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đ doanh thu phí bảo hiểm.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI.
1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam:
Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập ngày 23/01/1996 theo quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ - cấp giấy phép kinh doanh số 110356, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh Bảo hiểm số 07/TC/GCN ngày 02/12/1995 với tên giao dịch quốc tế: Petrovietnam Insurance Company (PVI). Công ty với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước có đủ trình độ, kinh nghiệm trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không chỉ dừng lại khai thác trong ngành mà còn mở rộng phạm vi trong nhiều nghiệp vụ khác như: Bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật/ tài sản, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới…
Tháng 09/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ) với mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng công ty thành một tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/04/2007, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt theo quyết định số 3484/QĐ-BTC ngày 05/12/2006 của Bộ Công nghiệp, giấy phép số 42GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ Tài chính - đã đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ và sau đấy là những thành công rực rỡ đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Tên Tiếng Anh: Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation
Tên viết tắt: PVI
Trụ sở chính: 154 Nguyễn Thái Học - quận Ba Đình- Hà Nội
Tex: 043 7335588
Fax: 043 7336284
E-mail: [email protected]
Website: http:// www.pvi.com.vn
Quá trình phát triển của PVI:
Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với 514 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.
Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực… Mặc dù vậy, với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình với doanh thu đạt 187 tỷ đồng – tăng 167% so với năm 2000 và được các nhà bảo hiểm, môi giới Quốc tế nhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro.
Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Công ty cũng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng.
Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó, PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/09/2006, cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể.
Ngày 12/04/2007, Công ty bảo hiểm dầu khí sau khi được cổ phần thành công có tên chính thức là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Ngày 10/08/2007 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng 278% so với năm 2006, chủ yếu do tài sản ngắn hạn và và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh, tăng lần lượt là 18,3 và 2,7 lần. Doanh thu thuần của công ty tăng 64%, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 468%.
Theo báo cáo tổng kết, năm 2008 PVI đã đạt doanh thu 2.668 tỷ VND, tăng trưởng 133% so với năm 2007 (trong đó Bảo hiểm gốc đạt 1986 tỷ VND – tăng 124% so với năm 2007, mảng  bán lẻ doanh thu 986 tỷ VND – tăng 172 %  so với năm 2007). Mặc dù năm 2008 thị trường bảo hiểm trong nước  gặp nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng PVI vẫn trở thành Doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Việt Nam và trở thành ngọn cờ vững chắc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Với những thành tích đạt được, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Giải Sao Vàng Đất Việt trong 3 năm 2005, 2006, 2008 và Giải Cúp Vàng Thương Hiệu.
1.2. Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh bảo hiểm gốc.
Bảo hiểm dầu khí;
Bảo hiểm hàng hải;
Bảo hiểm kỹ thuật;
Bảo hiểm tài sản;
Bảo hiểm trách nhiệm;
Bảo hiểm hàng không;
Bảo hiểm con người;
Bảo hiểm xe cơ giới;
Bảo hiểm y tế tự nguyện;
Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu;
Bảo hiểm nông nghiệp;
Bảo hiểm khác.
Kinh doanh tái bảo hiểm.
Nhượng tái bảo hiểm;
Nhận tái bảo hiểm.
Giám định tổn thất.
Hoạt động đầu tư.
Kinh doanh giấy tờ có giá;
Kinh doanh bất động sản;
Góp vốn vào các doanh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status