Đề án Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam - pdf 11

Download Đề án Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
mục lục i
DANH MụC CáC CHữ CáI VIếT TắT v
DANH MụC BảNG Số LIệU vi
LờI Mở ĐầU 1
Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 2
I . Lý THUYếT Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP 2
1. Bản chất của đầu tư phát triển 2
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển 2
1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển. 3
1.2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. 3
1.2.2 Thời kỳ đầu tư kéo dài 3
1.2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 3
1.2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển 3
1.2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 4
1.3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển 4
1.4 Vồn và nguồn vốn đầu tư phát triển 5
2. Phân loại đầu tư phát triển 5
3. Vai trò của đầu tư phát triển doanh nghiệp thông qua M&A 6
3.1 Trên góc độ vĩ mô 6
3.1.1 Tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài 6
3.1.2 Làm giá đỡ cho doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập vào thị trường với chi phí và rủi ro thấp 6
3.2 Trên góc độ vi mô 7
3.2.1 Giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị đồng vận 7
 
3.2.2 Mở rộng khả năng tham gia thị trường, giành được vị thế mạnh hơn 7
3.2.3 Lấp đầy khoảng trống và nâng cao năng lực tổ chức sản xuất 7
3.2.4 Tận dụng tốt cơ hội trong thời kỳ suy thoái- mục tiêu định giá dưới giá trị 8
II. Lý THUYếT Về MUA LạI Và SáP NHậP (M&A) DOANH NGHIệP 8
1. Khái niệm về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp 8
1.1. Định nghĩa 8
1.2. Phân biệt hợp nhất, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 9
1.3. Giá trị đồng vận trong M&A 11
2. Phân loại M&A 12
2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các DN mua bán và sáp nhập 12
2.1.1. Sáp nhập ngang 12
2.1.2. Sáp nhập dọc 13
2.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường 13
2.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm 13
2.1.5. Sáp nhập tổ hợp 14
2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính 14
2.2.1. Sáp nhập mua 14
2.2.2. Sáp nhập hợp nhất 14
3. Các cách M&A 14
3.1. cách chào thầu 14
3.2. cách lôi kéo cổ đông bất mãn 15
3.3. cách thương lượng giữa các ban quản trị 15
3.4. cách thu gom cổ phiếu 16
3.5. cách mua lại tài sản công ty 16
4. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A 17
4.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng và xem xét tổng quan trước khi hợp nhất. 17
4.2. Tìm kiếm và kiểm tra các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3 Điều tra và định giá các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3.1 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.3 Định giá thương hiệu 20
4.4 Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A 20
4.4.1 Thư bày tỏ nguyện vọng ( Letter of Intent - LOI) 20
4.4.2 Hợp đồng M&A 20
4.5.Thống nhất sau sáp nhập 21
III: TìNH HìNH QUốC Tế Về HOạT ĐộNG mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 21
1.Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới 21
1.1. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây (2005 - 2008) 21
1.2. Nguyên nhân sự bùng nổ đầu tư thông qua M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2009) 24
CHƯƠNG II: THựC TRạNG ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A TạI VIệT NAM 25
I KHáI QUáT CHUNG THị TRƯờNG M&A VIệT NAM 25
1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam 25
2. Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam 26
2.1 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 26
2.2 Ngồn vốn đầu tư trong nước 27
3. Thực trạng các lĩnh vực diễn ra đầu tư phát triển thông qua M&A 27
4. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam 28
5. Môi trường pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam 30
6. Thực trạng về môi trường dịch vụ liên quan ở Việt Nam tới thị trường M&A. 31
II. THựC TRạNG Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A ở VIệT NAM. 32
1. Thực trạng tiến hành các hoạt động đầu tư thông qua M&A ở Việt Nam 32
1.1 Các cách chủ yếu 32
1.2 Nhân sự cho hoạt động M&A 33
1.3 Quy trình tiến hành 33
1.4 Việc sử dụng các dịch vụ tư vấn 34
2. Hạn chế và nguyên nhân 35
CHƯƠNG III: GIảI PHáP TậN DụNG CƠ HộI Và TạO RA GIá TRị ĐồNG VậN CHO HOạT ĐộNG ĐầU TƯ THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A 38
I. Xu hướng thị trường M&A Việt Nam 38
II. Các giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển thông qua thi trường M&A ở Việt Nam 38
A / NHóM GIảI PHáP Vĩ MÔ 38
1. ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội 38
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiểm soát, kích thích các hoạt động M&A 39
3. Tăng cường tổ chức các hội thảo giao lưu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua và bán gặp gỡ và thông qua quy trình thống nhất. 40
B / NHóM GIảI PHáP DàNH CHO CáC DOANH NGHIệP 40
1. Cần sử dụng M&A như một chiến lược đầu tư đúng đắn, và tích cực chủ động tìm kiếm cơ hội với đối tác. 40
2. Nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp 41
3. Tập hợp nguồn nhân lực cao cấp cho hoạt động M&A 42
4. Tăng tính minh bạch hóa thông tin. 43
KếT LUậN 44
TàI LIệU THAM KHảO 45
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17220/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

phiếu của công ty bị M&A thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hay mua lại cổ phiếu của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương pháp này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu thông tin về thương vụ M&A bị bại lộ, giá của cổ phiếu của công ty bị M&A có thể tăng cao trên thị trường.
Ngược lại, cách này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty nhận M&A có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho công ty bị M&A, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với cách chào thầu rất nhiều.
3.5. cách mua lại tài sản công ty
cách này gần giống cách chào thầu. Công ty nhận sáp nhập có thể đơn phương hay cùng công ty bị M&A định giá tài sản của công ty đó. Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp. cách thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ.
Điểm hạn chế của cách này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, khách hàng, nhân sự, văn hóa DN rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Do đó, cách này thường áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó.
Như vậy, cách thức thực hiện M&A cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các DN liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Các vấn đề quyết định đến việc lựa chọn cách M&A như xác định giá trị chuyển đổi, chia - nhập cổ phiếu, tài sản, thương hiệu, cơ cấu tổ chức của công ty sau sáp nhập hay hợp nhất cần được xem xét một cách cụ thể và là những nội dung thỏa thuận giữa hai bên trong bản hợp đồng M&A.
4. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A
4.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng và xem xét tổng quan trước khi hợp nhất.
Đánh giá tình trạng của công ty và xác định xem liệu có nên thực hiện một chiến lược M&A hay không. Lợi ích mà mỗi thương vụ M&A thành công mang lại cho các DN tham gia là không nhỏ. Tuy nhiên, lợi ích càng lớn thì rủi ro càng cao. Do vậy, các DN trước khi tiến hành M&A phải xác định rõ hoạt động này được thực hiện là vì những lý do chiến lược đúng đắn cần thiết và tiến hành thương vụ này một cách cẩn thận.
Lưu ý hàng đầu trong quá trình xem xét trước khi hợp nhất là xác định xem liệu mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được trong nội bộ công ty không. Nếu không, một đội M&A nên được thành lập để tạo ra một bộ các tiêu chuẩn mà nhờ đó công ty có thể tăng trưởng thông qua quá trình hợp nhất. Một kế hoạch khái quát tổng thể nên được thúc đẩy xem làm thế nào thực hiện được tăng trưởng thông qua M&A, bao gồm các trách nhiệm trong công ty, thông tin sẽ được thu thập như thế nào,v.v…
4.2. Tìm kiếm và kiểm tra các doanh nghiệp mục tiêu
Các công ty mục tiêu phải đáp ứng một bộ các tiêu chuẩn nhằm để công ty mục tiêu phù hợp về mặt chiến lược với công ty đi thôn tính. Nên đánh giá sự phù hợp và tính tương thích thông qua một lọat các tiêu chuẩn – về quy mô tương đối, loại hình kinh doanh, cơ cấu vốn, sức mạnh về mặt tổ chức, những năng lực cốt lõi, các kênh thị trường,.v.v..
Việc nghiên cứu và quá trình kiểm tra mà chỉ được tiến hành bên trong công ty đi thôn tính sẽ không có giá trị. Sự tin cậy vào các công ty đầu tư bên ngoài được giữ một mức tối thiểu bởi vì các giai đoạn đầu của quá trình M&A cần được canh chừng cao độ và phải được tiến hành độc lập.
4.3 Điều tra và định giá các doanh nghiệp mục tiêu
Xác minh xem công ty mục tiêu có thực sự phù với với công ty đi thôn tính không. Điều này yêu cầu việc xem xét tổng quan một cách kỹ lưỡng hơn về các hoạt động, chiến lược, về mặt tài chính và các khía cạnh khác của công ty mục tiêu
4.3.1 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu
Trước khi tiến hành M&A, công ty nhận M&A cần thẩm định tình trạng tài chính của DN mục tiêu. Để đánh giá được tình hình tài chính của một DN, trước tiên phải xem xét cả các báo cáo tài chính và các bản kê khai thuế của DN trong một khoảng thời gian mới có thể đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài chính trong tương lai của DN mục tiêu. Vì vậy, để có thể có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tình hình tài chính của DN, bên mua hay sáp nhập ngoài việc phân tích các số liệu trong báo cáo tài chính cần dựa trên nhiều tài liệu và tiến hành thẩm định với nhiều cách thức phối hợp khác nhau.
4.3.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu
Thông thường, các bên trong thương vụ M&A đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị DN bị M&A: bên bán có khuynh hướng định giá công ty của mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng có thể. Tuy nhiên, trong hoạt động M&A, giá trị của một DN được “định” với một số giả thuyết chủ quan, khác với giá là giá trị thuận mua vừa bán. Mức giá các nhà QTDN quan tâm là mức giá cuối cùng mà người mua và người bán có thể gặp nhau.
Trong các phương pháp định giá DN, giá trị lớn nhất của DN là con người thì thường chưa được tính đến – một điểm bất cập trong các phương pháp định giá. Chính vì vậy, nhân sự, hệ thống tổ chức quản lý, văn hoá DN là những yếu tố không dễ dàng định lượng nhưng lại là giá trị định tính được thuyết phục trong cuộc thương thuyết M&A. Mặc dù vậy, bên mua hay sáp nhập không thể coi nhẹ việc đinh giá DN bằng định lượng vì đấy là giá khởi đầu cho một thương vụ M&A. Các chuyên gia thường sử dụng một số phương pháp định giá DN sau:
Tỷ suất P/E (Price on Earnings Ratio): Đây là một hệ số chỉ mối quan hệ giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại, biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lãi thu được từ cổ phiếu đó.Ví dụ, P/E = 25 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này. Các nhà đầu tư sẽ so sánh P/E của các DN cùng ngành, nếu chỉ số P/E của một DN nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng DN này sẽ ăn lên làm ra trong thời gian tới. Trong hoạt động M&A, bên mua hay sáp nhập có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý.
Tỷ suất giá trị DN trên doanh thu (EV/Sales): Chỉ số EV/Sales so sánh giá trị của DN với doanh thu bán hàng của DN đó. Phương pháp định giá này mở rộng giá trên giá trị doanh thu mà sử dụng giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization) thay vì giá trị DN. Chỉ số EV/Sales càng thấp thì các nhà đầu tư càng quan tâm vì doanh thu trong tương lai của DN sẽ tốt hơn hiện tại. Trong M&A, bên mua hay sáp nhập có thể so sánh chỉ số này với các DN khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu.
Chi phí thay thế: Trong một số trường hợp, M&A được dựa trên việc cân nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một DN từ đầu so với mua một DN đang có sẵn. Chẳng hạn, nếu tính một các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status