Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - pdf 11

Download Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
 
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Những lý luận chung về đầu tư phát triển
1. Khái niệm chung về đầu tư .
2. Khái niệm về đầu tư phát triển .
3. Phân loại đầu tư phát triển
4. Đặc điểm của đầu tư phát triển .
5. Vai trò của đầu tư phát triển .
II. Những lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:.
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế.
3. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
5. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó.
III. Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:.
1. Đầu tư là tác nhân thiết yếu dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1. Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2. Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
1. Thực trạng cơ cấu kinh tế xét theo ngành kinh tế .
2. Xét theo thành phần kinh tế: .
3. Xét theo vùng lãnh thổ: .
II Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam .
1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .
2 .Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo các thành phần kinh tế
3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế
III- Đánh giá kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác động của đầu tư tại Việt Nam .
1. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
2. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ .
3. Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .
 
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
I. Đối với cơ cấu kinh tế theo ngành.
II. Đối với cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ .
III. Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17197/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

c. Độ lệch tỉ trọng ngành
*) Công thức tính
d=
*) Ý nghĩa: Đánh giá hướng CDCC KT của ngành trong thời kỳ nghiên cứu.
2.2. Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu ngành :
Hệ số co dãn giữa việc
thay đổi cơ cấu đầu tư với
thay đổi cơ cấu kinh tế của
Ngành
=
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó trên
tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tỷ trong GDP của ngành trong tổng
GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
*) Công thức
H1 =
với là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ nghiên cứu
là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ trước
là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ nghiên cứu
là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ trước
*)Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì cần đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu. Bởi vậy, nó là thước đo đánh giá độ nhạy cảm giữa tỷ trọng GDP của mỗi ngành và tỷ trọng đầu tư của ngành đó. Qua đó có thể đánh giá mức độ ảnh hướng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu hệ số này mang giá giá trị dương tức là khi tỷ trọng đầu tư vào ngành tăng hay giảm thì tỷ trọng GDP cũng tăng giảm tương ứng. Nếu hệ số này âm, tức là trong giai đoạn đo đầu tư không tác động thuận chiều đến thay đổi tỷ trọng ngành.
b.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP (H2)
Hệ số co dãn giữa việc thay
đổi cơ cấu đầu tư ngành với
Thay đổi GDP
=
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó trên
tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ
nghiên cứu so với kỳ trước
*) Công thức tính
H2 =
Với: g(t1) là tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu
g(t) là tốc độ tăng trưởng kỳ trước
*) Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết để góp phần đưa vào tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỉ trọng đầu tư vào 1 ngành nào đó tăng bao nhiêu. Cũng giống như hệ số trên, hệ số này là thước đo độ nhạy cảm của tăng trưởng kinh tế nói chung với thay đổi tỷ trọng đầu tư của mỗi ngành.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN XXXX- 2010)
I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam:
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
1. Thực trạng cơ cấu kinh tế xét theo ngành kinh tế
1.1 Thực trạng ngành nông nghiệp
Từ năm 1990, độ lệch tỷ trọng nông nghiệp luôn mang giá trị âm cho thấy hướng chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
Nhưng nếu xét cho từng nhóm ngành thì sự chuyển dịch chưa mạnh mẽ và chưa thể hiện một xu thế liên tục trong mọi giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1986-1989, nền kinh tế chưa chuyển dịch đúng hướng. Điều này có thể lý giải do những bỡ ngỡ ban đầu của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ trọng nông nghiệp đã đi theo xu hướng chung là luôn giảm. Độ lệch tỷ trọng ngành nông nghiệp có giá trị tuyệt đối cao nhất vào giai đoạn 1990-1994 (11.33%). Từ 1995, giá trị này thấp hơn hẳn giai đoạn trước nhưng luôn tăng đều qua các năm: Giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành trồng trọt và thủy sản. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tương đối nhỏ do vậy ít ảnh hưởng.
1.2. Thực trạng ngành công nghiệp và xây dựng.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…; ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Ngành điện, ga , nước giữ ở mức tỷ trọng ổn định, tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở các ngành may mặc, da dày, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, lắp ráp xe máy có giá trị tăng thệm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp vẫn còn chậm, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phân lớn đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
1.3. Thực trạng cơ cấu ngành dịch vụ.
Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo chiều sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua một số ngành dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá như: Thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng…
Khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta, chính vì vậy tại nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm là 7% và phấn đấu đến năm 2010 giá trị gia tăng thêm của khu vực dịch vụ phải chiếm từ 42-43% tổng sản phẩm trong nước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt 6,96% cao hơn mức tăng 5,69% của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000. Trong đó năm 2004 tăng 7,3%/năm và năm 2005 tăng 8,5%/năm.
Năm
1990
1994
1995
1999
2000
2004
2005
2009
Đóng góp GDP của các ngành (tỷ đồng)
NN
16252
48968
62219
101723
108356
155992
175984
346786
CN
9513
 51540
65820
137959
162220
287616
344224
667323
DV
16190
78526
100853
160260
171070
271699
319003
644280
Tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế (%)
NN
38.74
27.43
27.18
25.4
24.5
21.81
20.97
20.91
CN
22.67
29.87
28.76
34.5
36.7
40.21
41.02
40.24
DV
38.59
43.70
44.06
40.1
38.7
37.98
38.01
38.85
2. Xét theo thành phần kinh tế:
Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế đước đánh giá thông qua sự thay đổi cơ cấu GDP tính theo các thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status