Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc - pdf 11

Download Khóa luận Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG I: . 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI VÀ CỤM
CÔNG NGHIỆP . 4
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài . 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4
1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . 6
1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài . 9
1.1.3.1. Theo mục đích thu hút FDI . 9
1.1.3.2 Phân loại theo cách thức thâm nhập . 10
1.1.3.3. Theo quy định pháp lý . 11
1.1.4. các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư . 13
1.2. Một số vấn đề lý luận về cụm công nghiệp . 16
1.2.1. Khái niệm cụm công nghiệp . 16
1.2.2. Đặc điểm cụm công nghiệp . 19
1.2.3. Phân loại cụm công nghiệp . 21
1.3.Vai trò của đầu từ nước ngoài và phát triển cụm công nghiệp . 23
1.3.1. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế . 23
1.3.2. Vai trò của cụm công nghiệp đối với nền kinh tế . 25
1.3.2.1. Phát triển ngành công nghiệp trọng tâm . 25
1.3.2.2. Tạo thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản
lý tiên tiến . 25
1.3.2.3. Đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp hỗ trợ . 26
1.3.2.4. Tạo thêm việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động . 26
1.3.2.5. Góp phần phát triển đô thị, ổn định xã hội . 26
1.3.3. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển cụm công
nghiệp . 27
1.3.3.1. Thu hút FDI, hút công nghệ do phát triển cụm công nghiệp . 27
1.3.3.2. Nhà đầu tư tham gia cụm công nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh . 28
CHưƠNG 2: . 30
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ
KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC . 30
2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI tại Việt Nam 30
2.1.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam . 30
2.1.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam . 30
2.1.1.2. Một số chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam . 32
2.1.2.Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam . 34
2.1.2.1. Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam . 34
2.1.2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam . 36
2.1.2.3. Chính sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam . 38
2.1.3. Thực trạng cụm công nghiệp ô tô và khả năng thu hút FDI vào Việt
Nam . 40
2.1.3.1. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam . 40
2.1.3.2. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô và khă năng thu hút
FDI tại Việt Nam . 41
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh
Phúc . 42
2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc . 42
2.2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại tỉnh Vĩnh Phúc . 44
2.2.3. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô tỉnh Vĩnh Phúc . 46
2.2.3.1. Thực trạng các dự án FDI thu hút vào tỉnh . 46
2.2.3.2. Chính sách thu hút FDI vào phát triển nghành công nghiệp ô tô
tại Vĩnh Phúc. 49
2.2.3.3. Thực trạng thu hút FDI trong ngành công nghiệp ô tô của Vĩnh
Phúc . 52
2.2.4. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô tại Vĩnh Phúc . 54
2.3. Đánh giá chung trong phát triển nhằm thu hút FDI vào công nghiệp ô
tô của Vĩnh Phúc . 57
2.3.1. Kết quả đạt được . 57
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn . 58
CHưƠNG III: . 61
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ NHẰM
THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC . 61
3.1.Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút FDI của một
số nước Châu Á . 61
3.1.1. Tại Trung Quốc . 61
3.1.2. Tại Thái Lan . 66
3.1.3. Malaysia . 68
3.2. Chiến lược phát triển cụm công nghiệp ô tô và thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Vĩnh Phúc. . 70
3.2.1. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài . 70
3.2.2. Chiến lược phát triển cụm công nghiệp ô tô . 71
3.3. Một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI
vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới . 72
3.3.1. Phía Chính Phủ . 72
3.3.1.1. Giải pháp về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho công
nghiệp ô tô . 73
3.2.1.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển một số cụm công
nghiệp ô tô . 74
3.2.1.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực . 75
3.3.2. Phía tỉnh Vĩnh Phúc . 75
3.3.2.1. Giải pháp về luật pháp, chính sách . 75
3.3.2.2. Tăng cường mối liên kết chính quyền địa phương và doanh nghiệp
. 77
3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực . 77
3.3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng . 78
3.3.2.5. Quy hoạch đồng bộ . 79
3.3.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư . 79
KẾT LUẬN . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC .
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17143/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp nước ngoài
thường được yêu cầu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam,
thường là các doanh nghiệp nhà nước, góp 30% vốn trong liên doanh và có đại
diện trong Hội đồng quản trị. Riêng đối với ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản
xuất ô tô nước ngoài buộc phải liên doanh với một đối tác trong nước; và chỉ cho
phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu sản xuất linh kiện phụ
tùng ô tô. Chính sách đầu tư nước ngoài của chúng ta, cũng đã thể hiện rõ quan
điểm thứ tự ưu tiên trong ngành công nghiệp ô tô. Việc thành lập các công ty liên
doanh bắt buộc phải có bên Việt Nam tham gia cho phép người Việt Nam tiếp
cận, học hỏi để dần dần tự xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình.
40
Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt được chúng ta cũng cần mạnh
dạn xem xét những vướng mắc trong chính sách: thời gian qua do chúng ta quá
vội vàng trong việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô dẫn đến việc thẩm định các
dự án đầu tư nước ngoài quá sơ sài, cẩu thả, thiếu chọn lọc. Điều này là nguyên
nhân gây nên tình trạng có quá nhiều nhà cung cấp ô tô chen chúc nhau trên một
thị trường nhỏ bé còn mang tính chất sơ khai.
2.1.3. Thực trạng cụm công nghiệp ô tô và khả năng thu hút
FDI vào Việt Nam
2.1.3.1. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam
Cùng với sự ra đời của các văn bản chính sách quản lý, hỗ trợ phát triển
cụm công nghiệp, số lượng cụm công nghiệp trên cả nước tăng khá nhanh chóng.
Năm 2005, có 124 cụm công nghiệp/khu công nghiệp vừa và nhỏ không các địa
phương thành lập trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6500ha.
Theo số liệu từ Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương, tính đến
cuối năm 2008, cả nước có khoảng 649 Cụm công nghiệp được thành lập (trong
đó có 636 đang được xây dựng hạ tầng và đã đi vào hoạt động).
Bảng 2.3: Quy mô cụm công nghiệp tại Việt Nam (tính đến tháng 10/2009)
Số liệu về cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp theo kế hoạch Cụm công nghiệp đã thành lập
Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha)
1774 86246,9 951 41905,6
Nguồn: Số liệu thông kê về cụm công nghiệp cả nước tháng 10/2009,
Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương
41
2.1.3.2. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô và khă năng
thu hút FDI tại Việt Nam
Mặc dù cụm công nghiệp ô tô chưa chính thức có mặt tại Việt Nam,
nhưng hiện nay, chính phủ đã cho xây dựng hai cụm công nghiệp ô tô: cụm công
nghiệp ô tô Đồng Vàng tại Bắc Giang và cụm công nghiệp cơ khi ô tô tại huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước khởi đầu đáng ghi nhận góp phần
phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và nhằm thu hút và tập trung các
nhà sản xuất phụ tùng thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ.
Cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng giai đoạn I bao gồm 4 nhà máy: Nhà
máy sản xuất ôtô Huyndai VN với công suất 20.000 chiếc/năm; nhà máy sản
xuất động cơ diezen 80 đến 400 mã lực, công suất 30.000 sản phẩm/năm; nhà
máy sản xuất kính an toàn ôtô của Phần Lan, công suất 200.000 bộ/năm; và nhà
máy sản xuất hộp số ôtô của Hàn Quốc. Ngoài ra, tổng Công ty cơ khí giao
thông vận tải cũng sẽ đầu tư xây dựng tại cụm công nghiệp ôtô lớn nhất này một
trung tâm nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm, phát triển công nghiệp ôtô; thiết lập
hệ thống trường, lớp đào tạo nguồn lao động bổ sung cho ngành.
Sự ra đời của Cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng sẽ góp phần quan trọng
trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô của VN, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn chủ động từ khâu thiết kế, công nghệ chế tạo
các chi tiết cơ bản của động cơ, đến hệ thống chuyển động và thiết kế kiểu dáng
cho một số loại ôtô với tỷ lệ nội địa hóa từ 60-70%.
Cụm công nghiệp ô tô thứ 2 tính tới thời điểm này đang được xây dựng là
cụm công nghiệp cơ khí ô tô tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh với chủ
đầu tư là Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) với diện tích
trên 112ha, bước đầu đã thực hiện xong công tác đền bù giải tỏa được khoảng
42
60% diện tích mặt bằng. tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng, công suất ban đầu dự
kiến khoảng 1.500 xe/năm.
Công ty này sẽ trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy xe buýt, ôtô tải, ôtô
chuyên dụng và về lâu dài sản xuất luôn các toa xe điện metro. Samco còn được
phép liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sản xuất phụ tùng và
lắp ráp ôtô ở tầm cao hơn. Hiện doanh nghiệp mới tự đóng thùng xe trên khung
và sản xuất một số linh kiện nhỏ như ghế, kính
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút
FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của
Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng
điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Phía tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía đông bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
Phía đông nam giáp Thủ đô Hà Nội
Phía nam giáp tỉnh Hà Tây
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, là một
trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam với dân số 1,020
triệu người, diện tích hơn 1.231 km2. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính
bao gồm:: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam
Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. trong đó
thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung
43
tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25km, cách Cảng biển:
Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải Phòng khoảng 150
km.
Với vị trí địa lí và thủy văn thuận lợi, hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc
phát triển khá sớm. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh và các vùng lân cận, thực dân
Pháp đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ,
đường sắt và đường hàng không. Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy
qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào
Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ
2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là
những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng
khá phong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km.
Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng được chú ý và khá phát triển, nhất là trên
hệ thống sông Hồng, Sông Lô. Đường hàng không, ngay từ năm 1941, phát xít
Nhật đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ
cho nhu cầu quân sự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước
ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status