Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015 - pdf 12

Download Đề tài Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015 miễn phí



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Du lịch
1.1.2. Du khách
1.1.3. Tài nguyên du lịch
1.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch
1.2.1. Ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân
1.2.2. Ý nghĩa chính trị- xã hội
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
1.3.1. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
b Tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội
a. Dân cư và lao động
b. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
c. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
d. Điều kiên sống
e. Thời gian rỗi
g. Các nhân tố chính trị
h. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Chương 2: Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007
2.1. Khái quát về Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
a.Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Khí hậu
d. Thuỷ văn
e. Sinh vật
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
a. Điều kiện kinh tế-xã hội
b.Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2. Tình hình phát triển du lịch Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007
2.2.1. Khách du lịch
2.2.2. Doanh thu
2.2.3. Một số tuyến, điểm du lịch
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2015
3.1. Cơ sở cho việc định hướng
3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015
3.2.1. Định hướng chung
3.2.2. Định hướng cụ thể
a. Thị trường
b. Sản phẩm du lịch
c. Phát triển không gian
d. Phát triển nguồn nhân lực
e. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch
g. Đầu tư, phát triển du lịch
3.3. Dự báo phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo
3.4. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17582/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc phát triển du lịch. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị.
e. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Các nước trên thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề du lịch, các nước đều đưa du lịch vào trong kế hoạch phát triển hàng năm, thậm chí còn xem du lịch như là công cụ để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của đất nước. Đối với các nước phát triển, du lịch quốc tế như là một công cụ thuận lợi để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nên Nhà nước luôn khuyến khích việc tiếp cận du khách quốc tế, đưa ra nhiều chích sách, chủ trương và các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút, lôi kéo khách du lịch quốc tế vào trong nước đồng thời hạn chế nhân dân di du lịch nước ngoài.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành du lịch không chỉ dựa vào việc lôi kéo khách du lịch quốc tế mà lượng khách du lịch trong nước cũng chiếm một phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước. Vì thế Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cho các địa phương như:
- Hỗ trợ tiền thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch: Một số địa phương hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sơ hạ tầng trong những năm đầu và đưa ra mức giá quy định tại các điều khoản của Luật du lịch kể từ khi nhà đầu tư hết thời hạn, đồng thời cũng sẽ được hưởng ưu đãi của Chính phủ.
- Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở du lịch: Đối với một số nhà đầu tư thời gian đầu nhà nước có thể hỗ trợ toàn bộ thuế thu nhập, hỗ trợ một phần trong những năm tiếp theo cho đến khi nhà đầu tư hết thời hạn được hưởng ưu đãi.
- Hỗ trợ về tín dụng: Xem xét cho các nhà đầu tư trong nước vay một phần vốn với lãi suất ưu đãi để trực tiếp đầu tư hay tham gia góp vốn liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư phát triển du lịch hay sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.
- Hỗ trợ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Cung cấp lao động có tay nghề và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động ở các địa phương đang làm việc tại các cơ sở của các nhà đầu tư phát triển du lịch
Ngoài ra, Nhà nước còn kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch mang tính quốc tế đồng thời tận dụng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có như các kỳ quan thiên nhiên, các thắng cảnh đẹp, khai thác du lịch sinh thái, đồng quê, các khu di tích lịch sử, lễ hội... cũng là một trong những nhân tố tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.
Như vậy, một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền đại phương không có những chính sách hỗ trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này không thể phát triển được.
Chương 2: Tình hình phát du lịch Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007
2.1. Khái quát về Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải từ 170 54’ đến 18050 phút độ vĩ bắc và 105 – 108 độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Lào (Tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 Huyện Biên giới là: Hương Sơn 47 km gồm 2 xã Biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang 45 km; Hương Khê có 65 km biên giới với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên. Có 1 cửa khẩu quốc tế là Cầu Treo - Nậm Phào đường số 8 và 3 đường tiểu ngạch; Bản Giàng đi Khăm Muộn, Kim Quang đi Khăm Cớt (Bô ly khăm xây); Sơn Hồng đi Bô ly khăm xây. Hà Tĩnh có cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng. Có đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của tỉnh. Như vậy vị trí của tỉnh có những thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
b. Địa hình
Nằm ở phía Đông dãy Trường sơn, địa hình Hà tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500 m), kế tiếp là đồi bát úp, dãi đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500 m) và cuối cùng là bãi cát ven biển. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau.
Địa hình biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều bãi biển đẹp, có khả năng phục vụ du lịch như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, Kỳ Ninh. Đặc biệt Thiên Cầm, Xuân Thành là những bãi tắm rất hấp dẫn đối với du khách thập phương.
Biển Thiên Cầm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh hơn 20 km. Núi Thiên Cầm không cao, nằm kề bên một bãi biển đẹp tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách bờ biển 300 m là hòn Bớt, nơi có những phiến đá phẳng hàng chục người có thể ngồi câu tôm, cá, nghỉ ngơi. Xa bờ 5 km là Hòn én, nơi chim én về làm tổ. Thiên Cầm ngày nay là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hà Tĩnh.
Biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 55 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 20 km về phía Đông Nam. Bãi biển có cát trắng, bải thoải, nước trong, môi trường sạch, ở giữa có hàng phi lao xanh mát, phía sau bải là dòng lạch nhỏ chạy men theo đường để tạo cho phong cảnh thơ mộng hữu tình.
Địa hình núi
Địa hình đa dạng, thiên nhiên hùng vĩ đó tạo cho Hà Tĩnh nhiều danh lam thắng cảnh. Nhắc đến Hà Tĩnh không thể không nhắc tới núi Hồng, đèo Ngang, danh Thắng Quỳnh Sơn…Những tên đất đó trở thành biểu tượng của non nước Hồng Lam.
Đèo Ngang vắt qua núi Ngang (Hoành Sơn), một chi của Trường Sơn Bắc, mọc lấn ra tận Biển Đông với điển chốt là Mủi Đao, Mủi Độc. Khối Hoành Sơn chiếm một diện tích khoảng 1500 km2, có ngọn Ba Cốc cao tới 823 m, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 400 m và ở Đốc Ngang 25 m. Từ vùng Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình.
Khe Đá Hạt (Hạt Thạch) đổ xuống sông Trớ, chảy ra Cửa Khẩu. Khe Du Di, khe Hạ Bồ (khe Bồ) chảy vào sông nước mặn (Xích Mộ) rồi đổ ra biển.
Núi Lớn - núi Hồng tương ứng với sông Cả, Sông Lam có mặt bằng khoảng 30 km2, trải rộng trong phạm vi địa phận 34 xã thuộc 3 huyện Can Lộc, Nghi Xuân và Đức Thọ. Ngọn Núi Ông - Ngọn Tháp Cờ là đỉnh cao nhất của dãy có độ cao 676 km. Dãy Hồng Lĩnh vừa là tài nguyên của cải, tài sản vật chất vừa mang giá trị văn hoá. Có thể nói dãy núi là kho dự trữ khá dồi dào về đá hoa cương. Nó còn một số trữ lượng khoáng sản và đá quý khác. Trong dãy núi có 2 ngọn “Mồng Gà”, ba ngọn “Yên Ngựa”, 4 ngọn “đầu” và “tai Voi” và những lèn đá, khối đá khác nhau như động “12 cửa”, đá lưỡi cày, đá ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status