Thực trạng và các đề xuất nhằm quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn - pdf 12

Download Chuyên đề Thực trạng và các đề xuất nhằm quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn miễn phí



MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Mở đầu 2
Chương I: Lý thuyết kinh doanh khách sạn & Quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn. 3
1.1. Lý thuyết tổng quan về kinh doanh khách sạn. 3
1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn: 3
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn: 3
1.1.2. Khái niệm kinh doanh ăn uống 4
1.1.3. Khách của khách sạn. 5
1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất tiêu dung và nguồn gốc của khách thì bao gồm: 5
1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích ( động cơ ) của chuyến đi của khách bao gồm: 6
1.1.3.3.Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dung của khách bao gồm: 6
1.1.4. Sản phẩm của khách sạn 7
1.1.4.1. Khái niệm: 7
1.1.4.2. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn 8
1.1.5. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 9
1.1.5.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại điểm đến du lịch. 9
1.1.5.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. 9
1.1.5.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. 9
1.1.5.4. Kinh doanh khách sạn còn phụ thuộc vào tính quy luật: Như quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật tâm lý của con người. 10
1.2. Lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực. 10
1.2.1. Các khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực 10
1.2.1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự: 10
1.2.1.2. Khái niệm về nhân lực. 11
1.2.1.3. Khái niệm quản trị nhân lực. 11
1.2.1.4. Nội dung quản trị nhân lực. 12
1.2.1.5. Triết lý quản trị nhân lực. 14
1.2.1.5.1. Thuyết X: 14
1.2.1.5.2. Học thuyết Y. 15
1.2.1.5.3. Học thuyết Z. 15
1.2.1.6. Thực trạng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam. 17
sự trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 18
1.2.1.7. Kinh nghiệm quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp ở Châu á. 20
1.2.1.8. Môi truờng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp. 23
1.3. Vận dụng lý thuyết quản trị nguồn nhân lực vào quản trị kinh doanh khách sạn 25
1.3.1. Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. 25
1.3.1.1. Khái niệm 25
1.3.1.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn 26
1.3.1.4. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng khách sạn 27
Chương II: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn : 35
2.1. Giới thiệu chung: 35
2.1.1. Các sự kiện: 36
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của khách sạn: 37
2.1.3. Kinh doanh dịch vụ phòng ngủ: 38
2.1.4. Nhà hàng và quán Bar: 40
2.1.5. Dịch vụ hội thảo, hội họp: 41
2.1.6. Khu vui chơi giải trí: 43
2.2. Điều kiện kinh doanh: 43
2.2.1. Điều kiện kinh doanh khách quan: 43
2.2.1.1. Thuận lợi: 43
2.2.1.2. Khó khăn: 44
2.2.2. Điều kiện kinh doanh chủ quan: 45
2.3. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn: 46
2.3.1. Ban giám đốc: 47
2.3.2. Phòng nhân sự: 47
2.3.3. Phòng kế toán: 47
2.3.4. Phòng kinh doanh va Marketing : 48
2.3.5. Phòng công trình: 48
2.3.6. Phòng bảo vệ: 48
2.3.7. Bộ phận lễ tân: 48
2.3.8. Bộ phận buồng: 48
2.3.9. Bộ phận bàn, bar, bếp: 49
2.3.10. Bộ phận vui chơi giải trí: 49
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn: 49
2.5. Công tác quản trị nhân sự trong khách sạn Bảo Sơn. 51
2.5.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực. 52
2.5.1.1. Thiết kế và phân tích công việc. 53
2.5.1.2. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. 54
2.5.1.3. Đào tạo huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực. 55
2.5.2. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công việc. 56
2.5.3. Thù lao lao động và khen thưởng lao động. 57
2.6. Thực trạng kinh doanh và công tác quản trị nhân lực trong Nhà hàng Khách sạn Bảo Sơn. 58
2.6.1. Giới thiệu về nhà hàng khách sạn Bảo Sơn. 58
2.6.2. Hoạt động kinh doanh trong nhà hàng ăn Trung Quốc ( Nhà hàng Á ) 58
2.6.2.1. Các dịch vụ cung cấp hiện tại của nhà hàng Á. 59
2.6.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng Á. 60
2.6.2.3. Thực trạng về hoạt động phục vụ khách của nhà hàng Á: 61
2.6.3. Hoạt động quản trị nhân lực của nhà hàng ăn Á 63
2.6.3.1. Nội dung quản trị nhân lực trong nhà hàng ăn Á. 63
2.6.3.2 Thực trạng quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng. 64
2.7. Đánh giá về công tác quản trị nhân sự trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn. 65
Chương III. Đề xuất các giải pháp quản trị nhân sự với khách sạn Bảo Sơn. 67
3.1 Giải pháp chung đối với khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn. 67
3.2. Các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh nhà hàng của khách sạn Bảo Sơn: 68
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17606/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hay đổi cho phù hợp với cơ cấu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong sự thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong kinh doanh.
1.2.1.8.2. Môi trường vi mô.
Môi trường vi mô bao gồm các nhân tố sau:
Các nhân tố thuộc về tổ chức hay doanh nghiệp: Loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp, số lượng công nhân doanh nghiệp. Phong cách quản trị của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Quy mô cơ cấu tổ chức cách quản trị của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh. Nguồn nhân lực & cơ cấu nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng của doanh nghiệp: Khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, khách hàng mà doanh nghiệp dự định hướng tới.
Nghiên cứu môi trường vi mô giúp các doanh nghiệp thấy được điểm yếu điểm mạnh trong hoạt động xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực cho tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cơ cấu lại đội ngũ nguồn nhân lực cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình và, tạo được vị thế vững mạnh trong sự cạnh tranh gay gắt.
1.3. Vận dụng lý thuyết quản trị nguồn nhân lực vào quản trị kinh doanh khách sạn
1.3.1. Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn.
1.3.1.1. Khái niệm
Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng để thu hút, đào tạo và duy trì phát triển sức lao động của con người của khách sạn lẫn thành viên. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn là một phần của quản trị kinh doanh, nó có lien quan tới con người trong công việc và các quan hệ của họ trong khách sạn, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của khách sạn quản trị nguồn nhân lực của khách sạn lien quan tới công tác tổ chức thu hút các ứng củ viên cho công việc, tuyển chọn, giới thiệu sắp đặt nhân ra, xác định tiềm năng của họ cho sự phát triển trong tương lai, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của khách sạn.
1.3.1.2. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực.
- Đối với các khách sạn nói riêng các tổ chức kinh tế xã hội nói chung, công tác quản trị nguồn nhân lực đều có ba mục tiêu cơ bản sau.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực. Cá nhân được kích thích động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với khách sạn.
- Xây dựng đội ngũ người lao động có chất lượng cao đáp ứng được tư tưởng quản lý và phát triển của khách sạn.
1.3.1.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn
- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực:
Nhóm chức năng này chú trọng vào vấn đề đảm bảo đủ số lượng nhân viên với phẩm chất phù hợp với công việc của khách sạn. Nhóm chức năng này bao gồm những hoạt động chủ yếu như: Dự báo và hoạch định nhân lực, phân tích công việc, tuyển chọn nhân lực, thu thập lưu giữ và xử lý thông tin về nhân lực của khách sạn.
- Nhóm chức năng đào tạo phát triển:
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên đảm bảo cho nhân viên trong khách sạn có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành nốt công việc được giao và tạo điều kiện cần thiết cho nhân viên phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các khách sạn áp dụng chương trình hướng nghiệp vào đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định thực tế của nhân viên và giúp cho nhân viên làm quen với công việc của khách sạn. Đồng thời các khách sạn cũng thừơn lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi co sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoạc quy trình công nghệ, kỹ thuật. Nhóm chức năng đào tạo phát triển thường thực hiện các hoạt động như hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực:
Nhóm chức năng này chú trọng tới việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực khách sạn. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong khách sạn. Chức năng kích thích, động viên liên quan tới các chính sách và hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong khách sạn làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: Ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu nại tranh chấp, lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ giúp cho các khách sạn tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và với khách sạn.
1.3.1.4. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng khách sạn
Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn bao gồm:
Phân tích nhiệm vụ
Mô tả công việc.
Tuyển mộ và tuyển chọn.
Bổ nhiệm và giao việc.
Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện.
Huấn luyện.
Quản lý phân phối thu nhập của người lao động.
Tạo động lực trong lao động.
Nghiên cứu thực hiện và vận dụng Bộ Luật Lao Động.
Người lao động bỏ việc và chấm dứt hợp đồng lao động.
Chi phí lao động và năng suất.
Quản lý con người
Trong nhà hàng khách sạn nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn khác nhau thường khác nhau. Do chiến lược kinh doanh của các khách sạn là khác nhau và nội dung quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn còn phụ thuộc vào quy mô của khác sạn.
Để tiện cho việc nghiên cứu. Chúng ta sẽ chỉ nghiên cức các nội dung sau.
1.3.1.4.1. Phân tích nhiệm vụ.
Phân tích nhiệm vụ là một tiến trình nhằm xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ cụ thể và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc theo chức danh trong khách sạn. Trên cơ sở này cung cấp cho nhà quản lý trực tiếp một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm, quyền hạn của một chức danh cụ thể, mối tương quan của công việc mà chức danh đó đảm nhiệm với công việc của các chức danh khác, các kiến thức cần thiết, kỹ năng và điều kiện làm việc. Việc phân tích công việc của các chức danh chính trong khách sạn được thực hiện từ giác độ của khách để thiết kế công việc có thể là chuyên môn hóa, luân phiên, mở rộng công việc, hay kết hợp. Phân tích nhiệm vụ bắt đầu từ khi khách đến khách sạn, nhân viên gác cửa chào khách mang hành lý cho khách vào quầy đón tiếp cho đến khi khách ra khỏi khách sạn. Để phân tích nhiệm vụ đòi hỏi các chuyên gia quản lý nhân sự phải có các kỹ năng và kỹ thuật khác nhau để thu thập và phân tích thông tin. Các phương pháp thu thập thông tin thường dùn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status