Xây dựng trung tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại điện tử - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng trung tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại điện tử miễn phí



MỤC LỤC
MỤC LỤC .1
LỜI GIỚI THIỆU.3
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀTÀI .5
PHẦN I : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ỞVIỆT NAM VÀ TRÊN THẾGIỚI.6
I.1. Một sốkhái niệm cơbản trong TMĐT.6
I.2. Tình hình xu hướng sửdụng, truy cập và các ứng dụng phục vụkinh doanh trên Internet.8
I.3. Tình hình phát triển TMĐT nói chung trên thếgiới.13
I.4. Một sốgiải pháp phát triển TMĐT ởcác nước .17
I.4.1. Hoa Kỳ.17
I.4.2. Canada .18
I.4.3. Nhật Bản.20
I.4.4. Trung Quốc.23
I.4.5. Tình hình TMĐT tại Hàn Quốc .24
I.5. Tình hình thương mại điện tửtại Việt Nam .31
I.5.1. Yêu cầu của thực tế.35
I.5.2. Tình cần thiết của việc thực hiện đềtài.37
PHẦN II: MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖTRỢVÀ XÚC TIẾN TMĐT
CỦA THẾGIỚI VÀ KHU VỰC. .39
II.1. Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗtrợTMĐT của Phần Lan (Finland) .39
II.1.1. Giới thiệu vềE-Finland .39
II.1.2. Các dịch vụcủa E-Finland .39
II.1.3. Một sốnhận xét cơbản vềE-Finland .40
II.2. Mô hình Trung tâm hỗtrợcông nghệTMĐT của Virgnia.40
II.2.1. Giới thiệu vềVECTEC.40
II.2.2. Các dịch vụcủa VECTEC.41
II.2.3. Nhận xét vềVECTEC.42
II.3. Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc.42
II.3.1. Giới thiệu vềICEC.42
II.3.2. Mục tiêu và dịch vụcủa ICEC .42
II.3.3. Nhận xét vềICEC và hệthống giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc .43
II.4. Chương trình “Tâm điểm mậu dịch” (của UNCTAD) (UNCTAD Trade Point Programme) .43
PHẦN III : ĐỀXUẤT MÔ HÌNH TỔCHỨC HOẠT ĐÔNG CỦA
TRUNG TÂM HỖTRỢVÀ XÚC TIẾN TMĐT.50
III.1. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và HỗtrợTMĐT .50
III.1.1. Tại sao cần có Trung tâm Hỗtrợvà Xúc tiến TMĐT ởnước ta.50
III.1.2. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và HỗtrợTMĐT .52
III.2. Các giải pháp kỹthuật.58
III.2.1. Mô hình hệthống mạng của Trung tâm Hỗtrợvà Xúc tiến TMĐT.58
III.2.2. Giải pháp kỹthuật kết nối.59
III.3. Các công nghệcần có đểxây dựng hệthống Thương mại điện tử.61
PHẦN IV : NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN, QUẢNG BÁ, TƯVẤN VỀKỸTHUẬT
VÀ CÔNG NGHỆHỖTRỢTMĐT. .66
IV.1. Một sốcác kết quảnghiên cứu vềgiải pháp xây dựng TMĐT dành cho các doanh nghiệp .66
IV.1.1. Giải pháp vận dụng Linux, các công cụmởvà một vài thành phần thương mại.66
IV.1.2. Giải pháp vận dụng các sản phẩm của Microsoft và một vài thành phần thương mại dành cho
các doanh nghiệp.72
PHẦN V : KẾT QUẢTRIỂN KHAI THỬNGHIỆM WEBSITE VÀ ĐÀO TẠO
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP .75
V.1. MỘT SỐKẾT QUẢTHỬNGHIỆM THỰC TẾQUA MẠNG ECOM .75
V.2. Một sốcác kết quảnghiên cứu vềxây dựng bài giảng trực tuyến .80
V.2.1. E-learning là gì ? .80
V.2.2. Tại sao E-Learning cần cho doanh nghiệp? .80
V.2.3. Lợi ích của E-Learning .81
V.2.4. Kiến trúc hệthống Đào Tạo Trực Tuyến .82
V.2.5. Tính Năng HệThống.82
V.2.6. Yêu cầu hệthống .84
V.2.7. Thực thi E-Learning.84
III.1. Kết luận .85
IV.2. Đềxuất và kiến nghị.87


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17419/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

riển nông thôn thử nghiệm chuyển tiền điện tử qua mạng
và ngày 20/10/2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh
Hà Nội đã khai trương hệ thống ngân hàng bán lẻ. Hệ thống này có thể đáp ứng yêu
cầu của khách hàng (đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc...) tại một quầy; quản lý vốn,
trả lương và chuyển tiền tự động. Trên cơ sở mạng hoạt động trực tuyến và quản lý
dữ liệu tập trung, khách hàng có khả năng mở tài khoản ở một nơi và thực hiện giao
dịch tại tất cả các chi nhánh khác của ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin về
mọi hoạt động trên tài khoản mở tại ngân hàng. Ngân hàng Cổ phần Á Châu (ACB)
là vượt trội hơn cả, ngoài E-Banking, phát hành thẻ... ACB còn hợp tác với VASC
Payment cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Internet và Mobile-Banking
cho phép thanh toán qua hệ thống điện thoại di động. Nhưng đó chỉ giống như thử
nghiệm mà chưa đầu tư triệt để cho việc phát triển khách hàng, có lẽ cũng vì sự liên
thông của các hệ thống Ngân hàng và chính sách của NH nhà nước cùng vấn đề pháp
lý của các lệnh thanh toán điện tử.
Từ nhận thức đến nền kinh tế thương mại điện tử thật sự còn một khoảng cách
mà yếu tố quyết định là cơ sở pháp lý. Để phù hợp với những cam kết của Việt Nam
trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, nước ta đã tham gia "Chương trình hành
động chung" của APEC phấn đấu thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào năm 2010;
Tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ký Hiệp định khung e-
ASEAN, cam kết tạo thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT nước ta và các nước
ASEAN trong những năm tới.
Để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển và thực sự trở thành một cách
đem lại nhiều lợi ích phải có một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch điều chỉnh
hoạt động này. Trong khi ở hầu hết các nước ASEAN (trừ Việt Nam, Lào,
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 34
Campuchia và Myanma) và nhiều nước trên thế giới đã có hệ thống khuôn khổ pháp
lý về thương mại điện tử, nước ta mới chỉ có một số quy định liên quan đến máy tính,
tin học rải rác trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Đây
cũng chính là rào cản khó thúc đẩy được việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp.
Trong điều kiện khó khăn và có nhiều thách thức như kinh tế thế giới phục
hồi chậm, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh Iraq, bệnh SARS, hạn hán
và lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ ở nhiều vùng, nhưng nền kinh tế Việt Nam năm
2003 vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh
tế-xã hội đều đạt và vượt kế hoạch mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Chính phủ Việt Nam ngày càng có nhiều chính sách phù hợp nhằm khuyến
khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Coi trọng nguồn lực trong nước là chính với
nhiều biện pháp thích hợp để phát huy các nguồn lực đó; đồng thời hết sức tranh thủ
các nguồn ngoại lực để tăng không ngừng cho đầu tư phát triển.
Ðể thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã vận dụng tổng hợp các
biện pháp, chính sách kinh tế trong điều hành vĩ mô bao gồm kế hoạch, chính sách
tài chính và chính sách tiền tệ. Thông qua các biện pháp kế hoạch bảo đảm sự cân
bằng kinh tế, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu, thực hiện chính sách tài chính tích
cực và chính sách tiền tệ ổn định là động lực quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh
tế ổn định và tăng trưởng với tốc độ cao.
Thực hiện có hiệu quả những biện pháp kích cầu, nhất là kích cầu trong đầu
tư phát triển mạnh thị trường trong nước cùng với việc mở rộng thị trường ngoài
nước, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế năm 2003 vẫn chủ yếu là phát triển theo chiều
rộng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế còn
thấp; các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh còn cao, làm cho
nhiều sản phẩm giá thành cao, chất lượng thấp so với hàng nước ngoài. Hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp. Môi trường đầu tư,
sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập, do chưa tạo đủ khung pháp lý về thể chế kinh
tế thị trường. Công tác quản lý trong xây dựng cơ bản còn nhiều yếu kém, thất thoát
lớn và chậm được khắc phục. Nguồn thu ngân sách nhà nước còn thiếu vững chắc và
hoạt động tín dụng chưa thật sự lành mạnh. Các ngành dịch vụ tăng chậm hơn tốc độ
tăng GDP không phù hợp xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn của hai năm còn lại của kế hoạch 5 năm
(2001-2005) rất nặng nề. Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2004 là
phải có bước phát triển mới của sự tăng trưởng kinh tế cả về nhịp độ, chất lượng và
tính bền vững. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế
là nhiệm vụ hàng đầu. Bước phát triển mới đòi hỏi phát triển kinh tế phải đi liền với
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; thực hiện sự tiến bộ công bằng xã hội trong
Đề tài KC.01-05-03
Hội Tin học Viễn thông Hà Nội 35
từng bước tăng trưởng kinh tế; tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tạo môi
trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng cho mọi hoạt động kinh tế đối với mọi thành
phần kinh tế.
Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, Chính phủ Việt
Nam cũng đã đưa ra các định hướng mới giúp các doanh nghiệp của Việt Nam mở
rộng thị trường cũng như định hướng phát triển kinh doanh ra tầm quốc tế. Một trong
những chủ trương đổi mới của Chính phủ hiện nay là tập trung phát triển mở rộng
hướng kinh doanh dựa trên công nghệ mới, đặc biệt là hình thức "Thương mại điện
tử".
I.5.1. Yêu cầu của thực tế
Với yêu cầu tình hình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thị trường
tài chính thế giới Việt Nam sẽ gặp không ít trở ngại trong khu vực kinh tế thế giới
cũng như trong nước. Xét dưới góc độ tác động trực tiếp thì việc ký kết, thực hiện
các hiệp định hội nhập trong những năm qua sẽ khiến môi trường kinh doanh trong
nước có nhiều biến đổi đáng kể trong năm 2004. Cụ thể, việc cắt giảm thuế nhập
khẩu cùng với các yêu cầu bãi bỏ trợ cấp cho doanh nghiệp (DN), bãi bỏ ưu đãi tỷ lệ
nội địa hoá... sẽ gây khó khăn hơn cho các DN trong cạnh tranh ngay trên chính thị
trường nước mình, nhất là với những ngành lâu nay vốn được bảo hộ bằng thuế suất
nhập khẩu cao.
Nói vậy không có nghĩa mở cửa, hội nhập chỉ mang lại những khó khăn,
thách thức. Chi phí giao dịch của các DN sẽ được giảm bớt phần nào qua việc môi
trường kinh doanh đã có những chuẩn mực chung (mọi hàng hoá cùng chủng loại lưu
thông trong ASEAN sẽ đều có cùng tên gọi và mã số). Hơn nữa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status