Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 3
1.1. Cục Đầu Tư Nước Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. 3
1.1.1.Cơ cấu tổ chức. 3
1.1.1.1.Lãnh đạo: 3
1.1.1.2.Bộ máy giúp việc Cục trưởng 3
1.1.1.3.Các đơn vị trực thuộc Cục 4
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 5
1.1.2.1.Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. 5
1.1.2.2.Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư: 5
1.1.2.3.Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách 5
1.1.2.4.Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. 6
1.1.2.5.Về xúc tiến đầu tư 7
1.1.2.6.Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài. 7
1.1.2.7.Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. 7
1.1.2.8.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 7
1.1.3.Website chính thức của Cục 7
1.2.Các hoạt động thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam. 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 10
2.1. Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài. 10
2.1.1. Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ thời gian qua. 10
2.1.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài nói chung. 11
2.1.2.1. Một số đặc điểm và xu hướng cùa đầu tư Hoa Kỳ: 12
2.1.2.2.Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 13
2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam. 17
2.2.1. Giai đoạn trước 1986. 17
2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000. 17
2.2.3.Giai đoạn từ 2001 – 2007. 26
2.2.4.Giai đoạn 2007- 2009. 30
2.3.Các hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam. 35
2.3.1.Các hoạt động của FIA. 35
2.3.2.Các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương. 37
2.4.Đánh giá việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. 43
2.4.1.Thành công. 43
2.4.2.Hạn chế. 43
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 44
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 45
3.1. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam. 45
3.2.Một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam trong tương lai. 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17073/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

rù định việc tiến hành các sáng kiến song phương cùng với một số nước ASEAN nhằm tạo đIều kiện cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị và cải cách thị trường vì lợi ích của chính bản thân nước Mỹ.
Về cơ bản, chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam cũng bao hàm 3 định hướng chủ yếu trên. Việc tăng cường hợp tác kinh tế đối với Việt Nam xuất phát từ chính bản thân nước Mỹ và nó cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hiện nay: hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI của Hoa Kỳ với những lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào với chi phí lao động thấp , lại là một nước có nhiều cảng biển sẽ góp phần thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Vì vậy, Việt Nam sẽ là một địa điểm quan trọng thu hút các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào đây.
2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam.
2.2.1. Giai đoạn trước 1986.
Như chúng ta đều đã biết, trong quá khứ, Việt Nam và Mỹ đã có những kỉ niệm đau thương, và luôn ở thế đối đầu suốt nhiều năm dài. Suốt trong những năm 1975-1986, khi nước ta vừa giành được độc lập và đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam gần như coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một, và gần như không có quan hệ kinh tế.
Do vậy, thời kì này là thời kì FDI của Mỹ vào Việt Nam gần như là con số “0” tròn trĩnh.
2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000.
Năm 1986 được coi là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử dân tộc. Đất nước ta chính thức mở cửa nền kinh tế, gửi tới toàn thế giới thông điệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác, “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Và đến đầu năm 1995, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra một trang sử mới trong hợp tác kinh tế giữa hai dân tộc.
Từ đây, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn FDI từ quốc gia lớn nhất Thế giới. Tuy nhiên, trong những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế cũng như các chính sách của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro lớn, và còn tồn tại quá nhiều vấn đề của chế độ cũ khiến cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ chưa thể an tâm đầu tư. Điều đó lí giải phần nào việc nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt nam giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hai quốc gia.
Như chúng ta thấy trong bảng dưới đây:
BẢNG 1
ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2006
(Số dự án, tỉ lệ phần trăm và giá trị dự án tính bằng triệu USD)
Trong giai đoạn từ 1988 đến 2006, tổng số dự án có nguồn vốn FDI mà Mỹ (và cả Canada) đầu tư tại Việt Nam chỉ là 459/8237 dự án, chiếm chỉ 5.6%. Và tổng số vốn đăng kí cũng chỉ là 3,630 triệu USD, chỉ chiếm 4.6% tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Những con số thật sự là quá nhỏ bé so với tiềm năng của hai nước.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao, cơ chế dần trở nên thông thoáng và rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI ào ạt đổ về Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ.
Niềm tin nơi các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nguồn vốn FDI lớn từ siêu cường số một thế giới bắt đầu chảy về Việt Nam và vẫn đang tăng lên từng ngày.
tui sẽ phân tích tình hình đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2000 theo 3 ý chính sau:
*Theo lĩnh vực đầu tư:
Với trên 100 dự án và tổng vốn đăng ký là 1.094.829.771 USD, FDI từ Hoa Kỳ chiếm 3,05% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đàu tư.
Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính, Ngân hàng...) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275 triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn.
Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130.9 triệu USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn. Chi tiết được trình bày ở bảng sau.
BẢNG 2
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO NGÀNH
TT
Ngành
Số dự án
Tỷ trọng
Tổng vốn
Tỷ trọng
1
Công nghiệp nặng
12
11.81 %
359.017
30.37 %
2
Công nghiệp nhẹ
28
27.72 %
336.421
28.46 %
3
Y tế, văn hoá, giáo dục
17
16.83 %
116.215
9.83 %
4
Kinh doanh, du lịch, khách sạn
6
5.96 %
102.791
8.69 %
5
Xây dựng
7
6.95 %
87.259
7.38 %
6
Nông – Lâm
9
8.91 %
72.664
6.65 %
7
Vận tải
4
3.98 %
40.350
3.41 %
8
Dịch vụ
12
11.88 %
37.502
3.17 %
9
Dầu khí
4
3.98 %
19.200
1.62 %
10
Thủy sản
2
1.94 %
4.816
0.41 %
Tổng
101
100 %
1,176.236
100 %
Nguồn: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư”
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt trên 20%/năm, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên 10%/năm.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài về khách sạn, du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh. Đây là dấu hiệu rất tích cực nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả đầu tư.
*Về địa bàn đầu tư:
Cũng như các quốc gia khác, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Riêng 5 tỉnh này đã chiếm 62% về số dự án và 12% tổng số vốn đầu tư.
BẢNG 3
FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO LÃNH THỔ
TT
Địa bàn
Số dự án
Tỷ trọng
Số vốn
Tỷ trọng
1
TP HCM
29
28.71 %
351.111
29.7 %
2
Đồng Nai
8
7.92 %
250.909
21.22 %
3
Hà Nội
22
21.78 %
196.118
16.59 %
4
Hải Dương
1
0.99 %
102.700
8.96 %
5
Bà Rịa Vũng Tàu
5
4.95 %
100.432
8.5 %
6
Bình Dương
11
10.89 %
50.910
4.31 %
7
Đà Nẵng
4
3.96 %
35.093
2.97 %
8
Hà Tây
1
0.99 %
20.000
1.69 %
9
Đak Lak
3
2.97 %
12.035
1.02 %
10
Quảng Nam
1
0.99 %
11.283
0.95 %
11
Các địa phương khác
16
15.84 %
46.645
4.37 %
Tổng
101
100 %
1,176.236
100 %
Nguồn : “Bộ Kế hoạch & Đầu tư”
Tại vùng Bắc Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng 63.8%, ngành công nghiệp nặng chiếm 12.2%, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 9.3%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng chiếm 23.3%, ngành khách sạn du lịch chiếm 22.6% và ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status