Giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long - pdf 12

Download Đề tài Giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long miễn phí



Tuy là vựa lúa của cảnước, chiếm một vịtrí quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam, là vùng đất màu
mỡnhất Việt Nam, nhưng do nên kinh tếthuần nông nên các tỉnh ĐBSCL đa sốlà những tỉnh nghèo,
khảnăng tài chính có hạn. Từ đó mà vấn đềtựcủng cốtự đầu tưcho du lịch nói chung hay du lịch
sông nước nói riêng còn rất yếu và hời hợt. Không cần những dựán đầu tưvới quy mô lớn mà ngay
những dựán đầu tưvới quy mô trung bình khoảng 10 triệu USD là các tỉnh đã phải trông chờvào
nguồn vốn đầu tưtừbên ngoài.
Tuy nhiên, thời gian từ5 năm trởlại đây, các nhà đầu tưdu lịch đã phát hiện tiềm năng to lớn của du
lịch sông nước ĐBSCL nên đã có những dựán đầu tưdu lịch hướng vào khu vực này mặc dù quy mô ban đầu còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cốgắng tích cực đầu tư, nâng cấp hệthống khu vui chơi giải trí, vừa đểphục vụnhân dân, vừa phục vụdu lịch, đầu tưvào những làng nghề đểgiúp đỡkinh tếngười dân trong làng nghềví dụnhưgiai đoạn 2008-2010 tỉnh An Giang quyết định đầu tư60.35 tỷVND đểphát triển 43 làng nghềthủcông trên địa bàn tỉnh, hay những nguồn vốn hỗtrợkinh tếdân tộc Khơme cũng góp phần tôn tạo những di tích văn hoá rất đặc sắc của dân tộc Khơme.
Gần đây có rất nhiều dựán đầu tưvào mảng du lịch sông nước, nhưdựán đầu tưxây dựng bến tàu
Chương Dương (Tiền Giang) trởthành bến tàu du lịch lớn nhất ĐBSCL với vốn đầu tư đăng ký 25 tỷVND, hay dựán xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL tại cồn Cái Khế– Cần Thơ. Hiện nay các dựán đang kêu gọi đầu tưvào du lịch tại ĐBSCL của tổng cục du lịch hầu hết đều đầu tưvào
những mảng du lịch sông nước như: khu du lịch sinh thái, khu du lịch trên các cù lao, hay khu bảo
tồn rừng ngập mặn .


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17422/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

miệt vườn sông nước Cửu Long”.
ĐBSCL nổi tiếng với hệ thống sông ngòi dày đặc, do đó mà giao thông bằng đường thủy thuận tiện
hơn rất nhiều so với giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ngày nay khi những chiếc cầu lớn nhỏ thi nhau
nối hai bờ thì giao thông đường bộ sẽ thay thế giao thông đường thủy do thời gian được rút ngắn hơn.
Mặt khác, tại ĐBSCL có rất nhiều những vườn cây ăn trái, những khu sinh thái, khu di tích có thể đến
bằng đường bộ. Nếu phương tiện giao thông đường thủy không hiện đại, nhanh, thuận tiện và các hoạt
động gắn liền với sông nước quá ít, không hấp dẫn thì du khách sẽ chuyển sang đi bằng đường bộ.
Như vậy thì du lịch sông nước đã đánh mất đi phần hoạt động vận chuyển rất quan trọng và đầy tiềm
năng. Nếu khai thác ở khía cạnh sản phẩm thì hiện nay những tour du lich đi bằng đường bộ đến
những vườn trái cây (tát ao, bắt cá), tour caravan, tour “ một ngày làm nông”, tham quan làng nghề,
homestay đang phát triển rất đa dạng và thu hút khách ngày một nhiều hơn.
Và một đối thủ cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề cập đến, đó là một đối thủ mà tính cạnh tranh
chưa thể hiện rỏ nét, nhưng theo nhóm nghiên cứu, trong tương lai sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng
giá đối với du lịch sông nước nếu từ bây giờ ta không có sự kết hợp. Đó là du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội
tại ĐBSCL chưa phát triển mạnh, ngoại trừ lễ hội vía bà – Châu Đốc thì các lễ hội khác tại ĐBSCL
còn rất nhỏ lẻ và chỉ phục vụ dân địa phương. Tuy nhiên ngày nay các lễ hội đã được mở rộng quy mô
và có thêm những lễ hội mới mang quy mô lớn như “ Lễ hội trái cây Nam bộ”. Đặc biệt du lịch lễ hội
có mối quan hệ mật thiết với du lịch văn hóa, ĐBSCL là một vùng đất đa sắc tộc với dân tộc Kinh,
Hoa, Khơme sinh sống cùng nhau mà mổi dân tộc lại có nền văn hóa khác nhau và rất đặc sắc. Đối với
du lịch lễ hội, du lịch sông nước nên có sự kết hợp để làm đa dạng sản phẩm của mình, vì lễ hội gắn
liền với đời sống người dân, mà người dân ĐBSCL thì lại gắn liền với sông nước.
( Tham khảo danh sách các lễ hội tại ĐBSCL ở phần phụ lục 2 )
2.3.6 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại ĐBSCL
Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, thì yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.
Hiện nay ngành du lịch trong năm 2007 có khoảng 285 ngàn lao động trực tiếp và 750 ngàn lao động
gián tiếp trong đó phân bố không đồng điều khu vực phía Nam chiếm đến 50%. Toàn ngành chỉ có
khoảng 20% lao động được đào tạo chuyên về du lịch từ trình độ sơ cấp trở lên. Ngoài ra, số lao động
sử dụng được ngoại ngữ cũng chỉ chiếm 57.7%. Theo khảo sát trên 100 ngàn lao động trong ngành của
TOEIC thì 45% hướng dẫn viên và nhân viên điều hành tour chưa thông thạo tiếng Anh, nhân viên lễ
tân là 69% và gần 90% ở nhân viên nhà hàng. Còn ở nhóm các ngoại ngữ hiếm như Hàn, Nhật,
Đức…thì đang thiếu thốn trầm trọng. Từ những con số trên đã cho chúng ta thấy rằng nhân lực ngành
du lịch tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là chuyên môn
nghiệp vụ, chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh
hội nhập và có sự phân bố không đồng điều giữa các vùng miền. ĐBSCL cũng đang nằm trong bối
24
cảnh đó. Đa số đội ngũ lao động tham gia làm du lịch ở địa phương tuy nhiệt tình nhưng còn thiếu tính
chuyên nghiệp do phần lớn chưa qua đào tạo, mang tính chất tự phát. Trong 15.000 lao động trực tiếp
phục vụ trong ngành du lịch ở ĐBSCL thì chỉ có khoảng 50% qua đào tạo. Đội ngũ hướng dẫn viên
thông thạo về ngoại ngữ và am hiểu văn hóa địa phương còn rất thiếu và khá yếu. Một thực tế hiện nay
là hướng dẫn viên của địa phương nào thì chỉ am hiểu về nơi đó, khó tìm được một hướng dẫn viên có
kiến thức và thông thạo các địa phương khác tại ĐBSCL để tham gia các chương trình liên tuyến.
Nguyên nhân của thực trạng trên chính là do sự thiếu thốn về số lượng cũng như chất lượng các
trường, cơ sở đào tạo nhân lực ngành. Vì thế nên đã dẫn đến tình trạng giữa “ chuẩn đào tạo “ của các
sơ sở đào tạo sinh viên và “ chuẩn hành nghề” tại các công ty du lịch còn có sự khác biệt khá lớn làm
cho sự kết nối giữa hai phía chưa cao. Nhưng ngược lại, những nhà sử dụng lao động du lịch trong
thực tế cũng chưa có được sự quan tâm, chăm lo cho nguồn nhân lực, tạo điều kiện để họ phát huy
năng lực mà chỉ tìm cách vắt kiệt khả năng của họ.
2.3.7 Về công tác quản lý của cơ quan nhà nước
Đối với du lịch ĐBSCL nói chung hay du lịch sông nước ĐBSCL nói riêng, điều chúng ta có thể nhận
thấy đầu tiên chính là sự cùng kiệt nàn mà còn trùng lắp của các sản phẩm, ngay phía sau đó, không quá
khó khăn để chúng ta nhận ra sự rời rạc trong quản lý. Ngay trong quá trình nhóm nghiên cứu thực
hiện đề tài này, nhóm không thể tìm được một đầu mối thông tin cho cả 12 tỉnh ĐBSCL và thành phố
Cần Thơ, hay trong quá trình nhóm lấy thông tin về năm du lịch quốc gia “ miệt vườn sông nước Cửu
Long”, mỗi tỉnh có một chương trình chào đón riêng cho mình, và mỗi tỉnh cũng không nắm rõ được
chương trình hoạt động của những tỉnh khác, đến khi nhận thư mời tham gia thì mới biết ( theo như chị
Diệp Mai, trung tâm xúc tiến thương mại – du lịch Kiên Giang cho biết). Trong khuôn khổ của năm du
lịch quốc gia, các tỉnh vẫn chưa có sự liên kết nào để tạo ra những chương trình mới lạ và hấp dẫn,
mang quy mô cả vùng. Thiết nghĩ khi tổng cục du lịch chọn nơi đang cai năm du lịch 2008, không
phải là bất cứ một tỉnh nào mà chọn cả vùng ĐBSCL thì tổng cục cũng đã mong chờ một sự liên kết
giữa các thành viên trong vùng, nhưng cho đến nay, cơ quan quản lý các tỉnh vẫn chưa có những liên
kết nào xứng tâm với quy mô cả một vùng kinh tế. Đó là một số ý kiến của nhóm nghiên cứu sau một
thời gian nghiên cứu về du lịch sông nước ĐBSCL. Còn trên thực tế thì công tác quản lý du lịch sông
nước của các cơ quan nhà nước tại ĐBSCL như thế nào? Nhóm nghiên cứu xin nêu thực trạng quản lý
du lịch sông nước qua 3 khía cạnh: nhân sự, phương pháp quản lý và việc sử dụng những công cụ hổ
trợ quản lý.
Về mặt nhân sự, việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với du lịch sông nước gặp những vấn đề như
sau: lực lượng nhân sự quản lý trực tiếp còn mỏng nên chưa kiểm soát chặt chẽ được mức độ an toàn
của phương tiện giao thông đường thuỷ, an ninh trật tự tại những bến tàu, việc chấp hành luật pháp và
tuân theo những chính sách địa phương trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành
cũng như những điểm tham quan vui chơi phục vụ du lịch.
Ví dụ như nạn chéo kéo khách du lịch tự do tại các bến tàu du lịch, nhóm xin dẫn một ví dụ tại bến tàu
du lịch sông tiền (Tiền Giang): từ khi xe khách đến ngã ba Trung Lương thì các “cò tàu” đã phóng xe
máy theo cho đến tận bến, khi đến bến, hàng chục “cò tàu” khác xuất hiện, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status