Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp khắc phục - pdf 12

Download Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp khắc phục miễn phí



MỤC LỤC
 
 
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM 1
1.1.Khái niệm 1
1.2.Các hình thức đầu tư 1
1.2.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp 1
1.2.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp 2
1.2.3 Hình thức tín dụng quốc tế 2
1.3. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tể của Việt Nam 3
1.4. Những vấn đề đã và đang gặp phải trong quá trình thu hút đầu tư quốc tế của Việt Nam 6
1.5. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc thu hút FDI 7
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 11
2.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam 11
2.2. Tổng quan về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam 1988 - 9/2010 20
2.2.1. Dự án FDI được cấp phép đầu tư từ 1988 đến 9/2010 20
2.2.2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988 - 9th/2010) 22
2.2.3. Quy mô dự án 23
2.3. Thực trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư quốc tế của Việt Nam 24
2.3.1 Mất cân đối theo các hình thức đầu tư trực tiếp FDI 24
2.3.1.1 Thực trạng 24
2.3.1.2 Hậu quả 25
2.3.1.3 Nhân tố ảnh hưởng 25
2.3.1.4 Giải pháp 26
2.3.2 Mất cân đối theo ngành nghề 26
2.3.2.1 Thực trạng 26
2.3.2.2 Hậu quả 33
2.3.2.3 Nhân tố ảnh hưởng 33
2.3.2.4 Giải pháp 34
2.3.3 Mất cân đối theo địa bàn đầu tư 37
2.3.3.1 Thực trạng 37
2.3.3.2 Hậu quả 39
2.3.3.3 Nguyên nhân 39
2.3.3.4 Giải pháp 39
2.3.4 Mất cân đối theo vốn đăng kí với vốn hiện thực 40
2.3.4.1 Thực trạng 40
2.3.4.2 Hậu quả 42
2.3.4.3 Giải pháp 43
2.3.5 Mất cân đối giữa các dự án thâm dụng lao động với các dự án có hàm lượng công nghệ cao 43
2.3.5.1 Thực trạng 43
2.3.5.2 Hậu quả 46
2.3.5.3 Nhân tố ảnh hưởng 47
2.3.5.4 Giải pháp 48
2.3.6 Mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư từ đối tác 48
2.3.6.1 Thực trạng 48
2.3.6.2 Hậu quả 53
2.3.6.3 Giải pháp 53
 
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 57
3.1. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng mất cân đối trong thu hút FDI 57
3.2 Giải pháp chung khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 58
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16995/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nó có quan hệ hữu cơ với hiệu quả kinh tế xã hội, với đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. thời gian qua, không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vố còn lại đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp và các ngành khác.
Bảng FDI vào Việt Nam theo ngành. Lĩnh vực trong giai đoạn 1988 - 2009
Ngành nghề
Số dự án
tỷ lệ (%)
Vốn đăng ký (triệu USD)
tỷ lệ (%)
Công nghiệp chế biến
7475
59.4
88579.5
45.6
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
1867
14.8
45505.7
23.4
Khách sạn và nhà hàng
379
3.0
19402.8
10.0
Công nghiệp khai thác mỏ
130
1.0
10980.4
5.6
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
554
4.4
8435.3
4.3
Xây dựng
521
4.1
7964.4
4.1
Nông nghiệp và lâm nghiệp
575
4.6
3837.7
2.0
HĐ văn hóa và thể thao
129
1.0
2838
1.5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
72
0.6
2231.4
1.1
Tài chính, tín dụng
69
0.5
1103.7
0.6
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
322
2.6
1041.6
0.5
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
73
0.6
1033.3
0.5
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
118
0.9
658.3
0.3
Thủy sản
163
1.3
541.4
0.3
Giáo dục và đào tạo
128
1.0
275.8
0.1
Tổng
12575
100
194429.3
100
(Nguồn tổng cục thống kê)
Biểu đồ: Cơ cấu vốn FDI theo các ngành nghề 1988-2009:
Nhận xét:
Ta thấy sự đầu tư vào các ngành nghề kinh tế không đều nhau. Ngành công nghiệp chế biến là ngành có lượng vốn đầu tư cao nhất gần 89 tỷ USD chiếm 46% tổng lượng vốn FDI. Tiếp theo là các ngành liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn với tổng vốn là 46 tỷ USD chiếm 23% . Sau đó là là lĩnh vực nhà hàng khách sạn chiếm 10%. Mặc dù ngành nông nghiệp là ngành chiếm số đông lao động nhưng lượng vốn đầu tư lại rất ít chỉ có 3,9 tỷ và chiếm 2%.
a. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hay 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
Bảng FDI phân bổ các ngành công nghiệp từ 1988 đến 2009:
Chuyên ngành
Số dự án
Tỷ lệ (%)
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tỷ lệ (%)
CN nặng
2404
33.2
38546
35.8
CN thực phẩm
753
10.4
31878
29.6
CN nhẹ
3520
48.6
19378
18.0
CN dầu khí
45
0.6
9758
9.1
Xây dựng
521
7.2
7964
7.4
Tổng
7243
100
107524
100
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài)
Biểu đồ : Cơ cấu vốn FDI các ngành công nghiệp1988-2009
Ta thấy, FDI đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các ngành công nghiệp mới và cơ cấu kinh tế, kỹ thuật của công nghiệp, chiếm tỷ trọng khá lớn trong một số ngành công nghiệp như ngành công nghiệp dầu khí, điển tử, xe máy, ô tô, xi măng…
FDI trong các ngành công nghiệp và xây dựng là một kênh quan trọng để chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam , qua đó chúng ta có thể học hỏi được các cách quản lý tiên tiến, cách tiếp cận thị trường và đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ hơn 1 triệu lao động có tay nghề cao và thu nhập ngày càng tăng.
FDI trong công nghiệp và xây dựng đã du nhập vào nước ta một số cách phân phối mới như mua hàng trả góp, cung ứng hàng hóa tại nhà, góp vốn đầu tư nhà ở… qua đó hình thành các tập quán mới trong cung ứng hàng hóa trên thị trường Việt Nam- đây là một thành tựu đáng ghi nhận. tuy nhiên FDI trong một số ngành bắt đầu thể hiện sự mất cân đối, kém hiệu quả được thể hiện trong một số ngành dưới đây:
Hiện cả nước có 249 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 63.000 ha, trong đó có 38.858 ha cho thuê, đạt 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020 cả nước sẽ thành lập mới 106 khu công nghiệp với diện tích hơn 50.000 ha và mở rộng 26 khu công nghiệp với diện tích gần 6.000 ha. Phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư trên 45 – 50 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 50%, thu hút khoảng 2,1 – 2,2 triệu lao động. Trong giai đoạn 2020, hoàn thiện cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ, với tổng diện tích 120.000 ha, đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 25% GDP cả nước.
Xét về mất cân đối nghiêm trọng trong phát triển công nghiệp của các địa phương nhiều năm qua: ngành công nghiệp chế biến (chế biến lương thực, thủy hải sản, thức ăn gia súc) chiếm phần lớn giá trị của toàn ngành; các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển được bao nhiêu. Riêng công nghiệp chế biến, trình độ mới chỉ dừng lại sơ chế, tỷ lệ chế biến chuyên sâu chưa cao, tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status