Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 8
1.1.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 8
1.1.1.Vốn đầu tư XDCB tư NSNN 8
1.1.1.1. Khái niệm 8
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 9
1.1.1.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 10
1.1.1.4.Phân loại nguồn vốn đầu tư từ NSNN 11
1.1.2.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 13
1.1.2.1. Khái niệm 13
1.1.2.2. Nguyên tắc 13
1.1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 14
1.2.Chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 17
1.2.1.Khái niệm chính sách 17
1.2.2.Vai trò của chính sách 18
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và thực thi chính sách 19
1.2.3.1.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 19
1.2.3.2.Chương trình mục tiêu quốc gia 19
1.2.3.3.Cơ chế quản lý 20
1.2.3.4.Môi trường trong nước 20
1.2.3.5.Môi trường quốc tế 20
1.3.Nội dung cơ bản của chính sách quản lý vốn dầu tư XDCB từ NSNN 21
1.3.1.Mục tiêu của chính sách 21
1.3.1.1.Tăng trưởng kinh tế 21
1.3.1.2.Tạo công bằng xã hội 22
1.3.1.3.Sử dụng nguồn vốn hiệu quả 22
1.3.2.Nội dung của chính sách 22
1.3.2.1. Các loại chính sách huy động nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN 23
1.3.2.2. Các loại chính sách phân bổ vốn đầu tư từ NSNN 24
1.3.2.3.Các chính sách liên quan đến sử dụng vốn 25
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 27
2.1.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 27
2.2.Thực trạng tác động của chính sách 36
2.2.1.Chính sách huy động 36
2.2.2.Chính sách phân bổ 40
2.2.2.1.Chính sách phân bổ theo ngành kinh kế 40
2.2.2.2.Chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo vùng lãnh thổ 44
2.2.3. Chính sách sử dụng 46
2.3.1. Kết quả đã đạt được 47
2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 54
3.1. Định hướng đầu tư XDCB trong những năm tới 54
3.1.1. Viễn cảnh toàn cầu 54
3.1.1.1. Đánh giá diễn biến trong nước 54
3.1.1.2.Tình hình thế giới 55
3.1.2.Quan điểm cho hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN 56
3.1.3.Mục tiêu phát triển cho đến năm 2010: 58
3.2. Hoàn thiện chính sách 64
3.2.1. Chính sách huy động vốn đầu tư XDCB từ NSNN 64
3.2.2. Chính sách phân bổ vốn đầu tư 66
3.2.2.1. Phân bổ vốn đầu tư XDCB theo cơ cấu kĩ thuật 66
3.2.2.2.Chính sách phân bổ nguồn vốn theo ngành kinh tế 67
3.2.2.3. Chính sách phân bổ NSNN theo vùng lãnh thổ 68
3.2.3. Chính sách sử dụng vốn đầu tư 68
3.3. Kiến nghị: 70
3.3.1. Kiến nghị với các bộ, ban ngành, có liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 70
3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ 71
KẾT LUẬN 73
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16861/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ngành kinh tế
Bộ Tài chính cho biết, năm 2007, kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội là 452,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 40% GDP, trong đó vốn NSNN là 99,45 ngàn tỷ đồng, tín dụng nhà nước là 40 ngàn tỷ đồng
Ngoài nguồn vốn đầu tư bố trí trong cân đối NSNN, Chính phủ còn thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 là 200 ngàn tỷ đồng để đầu tư cho các dự án giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư... Nhưng đến hết tháng 10/2007, vốn xây dựng cơ bản (XDCB) mới tập trung giải ngân được 43.991 tỷ đồng, tức chỉ đạt 52,3% kế hoạch (cùng kỳ năm 2006 là 55%) và vốn XDCB nguồn trái phiếu chính phủ giải ngân đạt 5.254 tỷ đồng, bằng 34% kế hoạch (cùng kỳ năm 2006 là 46%).
Nhìn nhận, đánh giá về lĩnh vực đầu tư XDCB những năm qua vẫn còn mộ số “mảng tối” như tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực, đầu tư dàn trải, hiệu quả đồng vốn đầu tư đạt thấp đã trở nên khá phổ biến. Có thể khẳng định việc thất thoát, lãng phí thể hiện ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong lĩnh vực đầu tư, trước hết là trong công tác phê duyệt thủ tục đầu tư, tư vấn, lập thiết kế, dự toán... Trên thực tế đã có không ít các dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán... thiếu chính xác phải điều chỉnh nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, gây ra lãng phí vốn đầu tư... Việc thực hiện kế hoạch đầu tư vốn chờ công trình, thời gian đầu tư kéo dài, chậm đưa vào khai thác, sử dụng gây lãng phí, hạn chế hiệu quả đầu tư vẫn còn phổ biến, tình trạng nợ đọng vốn đầu tư lớn và kéo dài nhiều năm, triển khai kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương thường chậm, cùng với xu hướng ngày càng tăng các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư vẫn được bố trí kế hoạch cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng đầu tư.
Một vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều là trong khi nguồn vốn NSNN còn hạn hẹp thì tình trạng đầu tư còn quá dàn trải, phân tán, thiếu tập trung, vẫn trở nên phổ biến và đang có xu hướng tăng lên ở các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các dự án B, C. Theo số liệu tổng hợp của năm 2001 tổng số các dự án đầu tư thuộc các nhóm khoảng 7.000 dự án (trong đó nhóm A là 112 dự án), năm 2002: 8000 dự án (nhóm A: 101 dự án), 2003: 10500 dự án (111 dự án nhóm A) và đến năm 2004 tổng số các dự án đã tăng lên đến 12.355 và chủ yếu là các dự án nhóm B, C... với bình quân bố trí vốn đầu tư dành cho cho một dự án hàng năm là khá thấp. Có những dự án nhóm C chỉ được bố trí vốn khoảng 3-400 triệu đồng/năm, nếu so với tổng vốn của dự án thì không biết đến bao giờ mới hoàn thành. Mặt khác, việc đầu tư quá dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn Ngân sách đã hạn hẹp lại phải phân tán, “rải mành mành” làm nhiều dự án cùng dở dang chậm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư. Đây là một nguyên nhân không nhỏ gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB, nhưng việc khắc phục còn chậm, chưa mang lại hiệu quả.
Việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB còn có nhiều nguyên nhân khác như công tác quy hoạch còn hạn chế, không theo kịp với tốc độ đầu tư, nên nhiều dự án phải điều chỉnh, hay di chuyển làm kéo dài thời gian, cũng như gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư...
Thất thoát qua đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, ách tắc tiêu cực trong giải phóng mặt bằng cũng làm mất đi không ít những đồng vốn mà Nhà nước đang phải “thắt lưng buộc bụng” để dành cho đầu tư. Việc thực hiện nguồn vốn ODA, bố trí vốn đối ứng không đủ không những làm chậm tiến độ giải ngân, kéo dài thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng mà còn làm tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng... Ngoài ra, cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tư chưa đồng bộ, năng lực của các cá nhân tham gia các khâu trong quá trình đầu tư chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra trong đó có một số bộ phận cán bộ cố ý làm trái gây thất thoát, tiêu cực, việc thực hiện giám sát, quản lý chất lượng công trình cũng như xử lý các sai phạm còn hạn chế, nương nhẹ... cũng làm “đậm” thêm sự lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Kế hoạch “chi tiêu” đối với đầu tư phát triển từ NSNN trong năm cuối của kế hoạch 5 năm còn khá nặng, dự kiến khoảng 64,5 tỷ đồng, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2004 và chiếm 28% tổng chi ngân sách năm nay. Tuy vậy một vấn đề còn “nặng” hơn là làm sao quản lý hiệu quả nguồn vốn này cho “xứng tầm” với năm chống lãng phí, thất thoát, đầu tư dàn trải trong đầu tư XDCB. Bởi nguyên nhân của tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tư nêu trên không hề có gì mới và đã được “đúc rút” từ nhiều năm trước, nhưng trên thực tế thì vẫn đang rất lúng túng và khó khăn để tìm được “liều thuốc đặc trị” thực sự hiệu quả.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 -2010 sẽ diễn ra trong điều kiện nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới chính sách, đổi mới thể chế, đi đôi với việc hành động một cách quyết liệt và một trong những tư tưởng chính sách xuyên suốt trong kế hoạch là: phải coi doanh nghiệp là đội quân chủ lực trong phát triển kinh tế và hội nhập; Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh chính là một thành tố quan trọng bậc nhất của chiến lược phát triển KTXH 5 năm 2006-2010;Coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.2.Thực trạng tác động của chính sách
2.2.1.Chính sách huy động
Cần nhận thức rõ ràng rằng trong chính sách huy động vốn ĐTXDCB từ NSNN trong những thập kỉ 90 mang những nét nổi bật : thực hiện chính sách xóa bỏ dần bao cấp trong vốn đầu tư băng nguồn vốn NSNN, khai thác và phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiến hành đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển, chyển đổi cơ cấu đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây nguồn tích lũy trong nước còn rất nhỏ bé (chỉ khoảng 2-5% thu nhập) so với nhu cầu đầu tư rất lớn của đất nước, chính vì thế đã không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Trong giai đoạn tiến hành công cuộc CNH – HĐH đất nước thì nhu cầu sử dụng vốn lớn và hiệu quả ngày càng trở nên búc xúc và là một trong những mục tiêu hàng đầu. Hàng loạt các chính sách cho việc khai thác và huy dộng nguồn vốn đầu tư XDCB được đưa ra, và nét nổi bật đó là đa dạng hóa mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bao gồm cả XDCB bằng việc tận dụng mọi nguồn vốn mọi nội lực có thể : vốn từ NSNN, vốn trong nhân dân, vốn của các doanh nghiệp và cả những nguồn vốn từ nước ngoài. Xây dựng quan điểm hết sức...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status