Thất thoát và lãng phí trong đầu tư: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Đề tài Thất thoát và lãng phí trong đầu tư: Thực trạng và giải pháp miễn phí



Trong báo cáo kiểm toán năm 2007, Kiểm toán Nhà nước kết luận, đã có nhiều sai phạm, thiếu sót trong đầu tư xây dựng cơ bản, diễn ra ở mọi khâu: từ khâu lập và giao dự toán cho tới khâu giám sát, thực hiện; tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng. Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo đã tạo các kẻ hở gây thất thoát vốn đầu tư ngân sách và vốn tín dụng đầu từ Nhà nước. Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng VN, yếu tố giúp dễ nhận thấy nhất về hiệu quả đầu tư thấp là chỉ số ICOR đang có xu hướng ngày càng tăng, từ mức 4,1 (giai đoạn 1990-2000) lên xấp xỉ 5 (giai đoạn 2001-2005) và tình trạng thất thoát, lãng phí đang diễn ra trong tất cả giai đoạn của dự án.
Trong báo cáo kết quả kiểm toán của 6 công trình, dự án trọng điểm quốc gia vừa được KTNN công bố thì dự án nào, chương trình nào cũng có sai phạm về chấp hành chính sách, sai quy định về chế độ tài chính. Cụ thể, trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001-2005, số tiền sai phạm là 49,7 tỷ đồng, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục-Đào tạo năm 2006 là hơn 89,2 tỷ đồng; Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn là trên 66,2 tỷ đồng; Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 39,5 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận; Dự án khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (Hà Nội) thì số tiền sai phạm là hơn 80,7 tỷ đồng. Riêng đối với Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (Hà Nội), KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong dự án này.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16801/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ề kinh tế và tài chính chiếm 13,59 % tổng giá trị vốn được kiểm tra. Theo báo cáo của Tổng Thanh tra nhà nước ở từng hạng mục công trình được thanh tra đều có vi phạm:
7/17 dự án vi phạm khâu chuẩn bị đầu tư
7/17 dự án sai phạm về thẩm định dự án
10/17 dự án vi phạm quy chế đấu thầu
10/17 dự án vi phạm thiết kế thi công
14/17 dự án vi phạm quy định nghiệm thu
16/17 dự án vi phạm thanh toán, quyết toán công trình.
Tổng số sai phạm về tài chính trong 17 dự án này là 870 tỷ đồng. Các địa phương đã kiến nghị xử lý 136 tỉ đồng, trong đó thu về ngân sách nhà nước 65 tỉ đồng, còn lại là xuất toán, giảm trừ quyết toán, buộc đơn vị thi công phải sửa chữa, khắc phục hậu quả 71 tỉ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật 515 người, chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự 7 vụ. Các vi phạm này liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế và UBND các tỉnh: Nghệ An, Lào Cai, Thái Nguyên, các Tổng Công ty: Dệt May, Rượu Bia, Dầu khí, Xi măng, Cục Hàng không và Cụm cảng sân bay quốc tế Nội Bài.
Năm 2003, Thanh tra 14 dự án phát hiện sai phạm về kinh tế 19,1 % số vốn được kiểm tra. Trong hai năm 2002 và 2003 thanh tra các bộ và địa phương phát hiện số sai phạm về tài chính chiếm 1,57 % số vốn của 2518 dự án đã thanh tra. Theo kết quả thanh tra một số dự án, công trình với số vốn 8235 tỷ đồng đã phát hiện ra tổng số sai phạm về tài chính là 1235 tỷ, chiếm trên 14% tổng số vốn
Trong năm 2004 Hà Nội đã có kết quả 47/54 dự án tiến hành thanh, kiểm tra, Kết quả là con số lãng phí, thất thoát trong năm được phát hiện là 3,6%, đã giảm hẳn so với năm ngoái (năm 2003 thất thoát, lãng phí trên 4%). Qua triển khai 197 cuộc thanh tra kinh tế xã hội, thành phố đã phát hiện sai phạm, thất thoát tới 5.285 triệu đồng trong 48 dự án (chiếm 3,6% tổng vốn đầu tư đã kiểm tra).
Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 38 cuộc thanh tra lớn theo chương trình kế hoạch và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, chi tiêu tài chính, lãng phí, thất thoát với tổng giá trị hơn 1.560 tỷ đồng và 5,47 triệu USD. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương cũng đã tiến hành 12.603 cuộc thanh tra, kiểm tra (chủ yếu là các cuộc thanh tra về đầu tư xây dựng), qua đó phát hiện sai phạm với tổng giá trị 4.822 tỷ đồng. Từ thực tiễn các cuộc thanh tra nêu trên có thể rút ra kết luận: Hầu hết các dự án được thanh tra đều có sai phạm và sai phạm diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư. Đáng chú ý, năm 2006 Tổng hội xây dựng đã công bố danh sách 43 dự án đầu tư xây dựng có thất thoát, lãng phí nhằm chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB (có danh sách kèm theo).
Trong báo cáo kiểm toán năm 2007, Kiểm toán Nhà nước kết luận, đã có nhiều sai phạm, thiếu sót trong đầu tư xây dựng cơ bản, diễn ra ở mọi khâu: từ khâu lập và giao dự toán cho tới khâu giám sát, thực hiện; tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng. Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo đã tạo các kẻ hở gây thất thoát vốn đầu tư ngân sách và vốn tín dụng đầu từ Nhà nước. Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng VN, yếu tố giúp dễ nhận thấy nhất về hiệu quả đầu tư thấp là chỉ số ICOR đang có xu hướng ngày càng tăng, từ mức 4,1 (giai đoạn 1990-2000) lên xấp xỉ 5 (giai đoạn 2001-2005) và tình trạng thất thoát, lãng phí đang diễn ra trong tất cả giai đoạn của dự án.
Trong báo cáo kết quả kiểm toán của 6 công trình, dự án trọng điểm quốc gia vừa được KTNN công bố thì dự án nào, chương trình nào cũng có sai phạm về chấp hành chính sách, sai quy định về chế độ tài chính. Cụ thể, trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001-2005, số tiền sai phạm là 49,7 tỷ đồng, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục-Đào tạo năm 2006 là hơn 89,2 tỷ đồng; Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn là trên 66,2 tỷ đồng; Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 39,5 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận; Dự án khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (Hà Nội) thì số tiền sai phạm là hơn 80,7 tỷ đồng. Riêng đối với Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (Hà Nội), KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong dự án này.
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận
Số lượng, tỉ lệ các dự án có vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, như: không phù hợp quy hoạch, phê duyệt không đúng thẩm quyền, đấu thầu không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lượng xây dựng thấp, lãng phí... có xu hướng tăng lên . Kết luận này được đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đưa ra vào ngày 22/9/2008, tại phiên họp thứ 12 về giám sát đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) sử dụng vốn Nhà nước giai đoạn 2005-2007. Năm 2005 có 1.882 dự án vi phạm, chiếm 14,5% dự án thực hiện đầu tư trong năm; năm 2006 có 3.173 dự án vi phạm (18,19%) và năm 2007 có 4.763 dự án vi phạm (16,6%). Mặt khác, số nợ đọng vẫn còn lớn, tính đến tháng 6-2008 là hơn 3.860 tỉ đồng. Tiến độ các dự án rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà, hiệu quả đầu tư của nhiều dự án thấp, còn thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn khác, đầu tư thiếu đồng bộ. Tình trạng bố trí vốn dàn trải vẫn còn khá phổ biến”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, trưởng đoàn giám sát, nhận xét. Năm 2005, có 2.280 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,2% tổng số dự án thực hiện trong năm. Con số này tăng nhanh trong 2 năm tiếp theo: Năm 2006 có 3.595 dự án (13,1%); năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ (13,9%).
Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư.
Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Theo nhận xét của các chuyên gia trong và ngoài nước, lãng phí ở khâu quy hoạch chiếm tới 60-70% tổng số thất thoát, lãng phí vốn nhà nước.
Mức độ lãng phí tập trung nhiều nhất ở khâu quyết định đầu tư, trong đó có các khía cạnh như: dự án có cần thiết đầu tư hay không, đầu tư vào lúc nào và ở đâu, triển khai với quy mô thế nào là thích hợp cho trước mắt cũng như quá trình khai thác, sử dụng lâu dài...thất thoát do đầu tư sai, thiếu cơ sở khoa học khá nhiều. Nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư cơ bản của Nhà nước thông qua nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt các dự án, công trình đầu tư không có tính khả thi, kém hiệu quả.
Khâu khảo sát thiết kế cũng không kém phần quan trọng, tình trạng khảo sát ẩu dẫn đến tình trạng thiết kế sai, công trình không đảm bảo ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status