Lý luận về cơ cấu đầu tư, thực trạng cơ cấu đầu tư ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý - pdf 12

Download Đề tài Lý luận về cơ cấu đầu tư, thực trạng cơ cấu đầu tư ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ 2
I. Khái niệm về CCĐT, chuyển dịch CCĐT và CCĐT đầu tư hợp lý 2
2. Khái niệm về chuyển dịch CCĐT 2
3. Khái niệm về CCĐT hợp lý 2
II. Phân loại và đặc điểm CCĐT 3
1. CCĐT theo nguồn vốn 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm 3
2. Cơ cấu vốn đầu tư 3
2.1. Khái niệm 3
2.2. Đặc điểm 3
3.CCĐT phát triển theo ngành 4
3.1. Khái niệm 4
3.2. Đặc điểm 4
4.CCĐT phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ. 4
4.1. Khái niệm 4
4.2. Đặc điểm 4
III .Những nhân tố tác động đến CCĐT 5
1. Những nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế .5
1.1. Thị trường nhu cầu tiêu dung của xã hội .5
1.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 5
V. Sự cần thiết phải chuyển dịch CCĐT hợp lý 7
Chương II.THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 9
I. Thực trạng về cơ cấu đầu tư ở nước ta 9
1. Xét trên khía cạnh nguồn vốn đầu tư. 9
1.1. Vốn đầu tư phát triển từ kinh tế nhà nước 11
1.2. Vốn đầu tư phát triển từ khu vực tư nhân. 15
1.3. Vốn đầu tư phát triển từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài15
2. Cơ cấu vốn đầu tư 15
2.1. Cơ cấu VĐT xây dựng cơ bản 16
2.2. Cơ cấu VĐT sửa chữa lớn TSCĐ 17
2.3. Cơ cấu VĐT lưu động bổ sung tăng hay giảm trong nền kinh tế 17
2.4. Cơ cấu VĐT phát triển khác như: 18
3. Cơ cầu đầu tư phát triển theo ngành kinh tế 18
3.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 21
3.2 Về công nghiệp và xây dựng 22
3.3. Đầu tư cho ngành dịch vụ 24
4. Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ 24
4.1. Tình hình đầu tư vùng thời gian qua 24
II. Đánh giá và nhận xét về cơ cấu đầu tư ở nước ta thời gian qua 28
1. Những kết quả đạt được 28
2. Những tồn tai 31
Chương III.HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ. 34
I. Quan điểm chuyển dịch CCĐT hợp lý của nước ta đến năm 2010 34
1. Quan điểm phát triển toàn diện đồng bộ nhưng có trọng điểm. 35
2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư phải mang tính hiện thực, tiên tiến phù hợp với tính hình chung của đất nước. 35
3. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội phải được xácđịnh là cơ bản nhất xuyên suốt quá trình chuyển dịch CCĐT . 35
4.Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là phải dựa trên tư thân vân động, dựa vào sức mình là chính đồng thời ra sức đồng thời ra sức tranh thủ nguồn lực từ bên ngài. 35
5. Quan điểm nền kinh tế mở, hướng về phát triển xuất khẩu trong chuyển dịch CCĐT 36
6. Quan điểm gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, tăng trưởng kinh tế và giải pháp các vấn đề xã hội. 36
III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý. 36
1. Chuyển dịch CCĐT theo ngành kinh tế. 38
2. Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ. 40
3. Đổi mới CCĐT của VĐT 42
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16827/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia định cũng đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh cực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trong trong nền kinh tế.
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia định. Quy mô vủa nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động viên của nhà nước thong qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.
1.3. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ nước ta còn đang đóng cửa khép kín với bên ngoài, nên hầu như không có khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau thời kỳ cải cách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ nguồn vốn trong nước là quyết định nhưng nguồn vốn nước ngoài lại đóng vai trò quan trọng. Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, để đạt được mục tiêu của công cuộc CNH – HĐH nước ta cần một lượng vốn rất lớn mà khó có thể huy động đủ nếu không tích cực tranh thủ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Về giá trị tuyệt đối, vốn đầu tư phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn liên tục tăng kể từ năm 1999, đến năm 2007 đạt mức cao nhất: 129,3 nghìn tỷ đồng, nhiều hơn năm trước 63,7 nghìn tỷ đồng, mặc dù vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ bằng già nửa của năm 2006. Tuy nhiên xét cả quá trình, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm về tỷ trọng, đó là do đầu tư trong nước (cả của Nhà nước và trong dân, nhất là trong dân tăng với tốc độ cao.
2. Cơ cấu vốn đầu tư
Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà VĐT được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu hạn chế của số liệu đầu tư, nó thường chiếm một tỷ trọng khá lớn. Cụ thể
Bảng 3: Vốn đầu tư chia theo khoản mục chi phí giai đoạn
2000-2006 TP HCM
Năm
Tổng
Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư khác
Xây lắp
Thiết bị
Chi phí khác
2000
25.853
11.165
7.132
2.035
5.521
2001
28.536
12.450
8.651
2.085
5.350
2002
32.413
13.379
7.970
4.970
6.094
2003
37.203
16.725
8.386
5.700
6.992
2004
49.450
18.532
16.019
5.100
9.799
2005
57.346
20.729
20.281
5.635
10.701
2006
66.978
24.409
24.238
6.230
12.101
Nguồn: Niên giám thống kê
2.1. VĐT xây dựng cơ bản
VĐT xây dựng cơ bản tạo nên TSCĐ trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu, bao gồm: chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy thiết bị và các chi phí khác, ghi trong tổng dự toán, chúng chiểm phần lớn VĐT phát triển và rất được quan tâm trong cân đối chi tiêu ngân sách. Trong quá trình xây dựng chương trình đầu tư công cộng giai đoạn 1996 – 2000, các chuyên gia quốc tế đã chủ yếu hướng tới nguồn vốn quan trọng này. Theo điều tra thống kê nguồn vốn này chiếm gần 801% tổng VĐT toàn xã hội.
VĐT thuộc lĩnh vực kết cầu hạ tầng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn NSNN. Tính chung 10 năm (1991 – 2000) tổng VĐT vào lĩnh vực này khoảng 96 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 8,7 tỷ USD chiếm 14,03% tổng VĐT toàn xã hội giai đoạn 1991 – 1995, và chiếm 15,74% giai đoạn 1996 – 2000. Khoản chi đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực này liên tục tăng: năm 1998 là 15,8%, năm 1999 là 16,75% và năm 2000 là 17,3% (bảng 2). Nhờ đó hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của các ngành. Khu vực kết cấu hạ tầng được phát triển nhanh, việc xây dựng hệ thống giao thông trục Bắc Nam đã cơ bản hoàn thành, tiếp đến đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn I, các trục đường như quốc lộ 15, quốc lộ 13 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những cầu lớn như: Bắc Mỹ Thuận, cầu Sông Gianh, cầu Đuống, cầu Thanh Trì. Hệ thống giao thông được cải thiện với 17000km, ngành hàng không khai thác được 16 sân bay, đảm bảo 10 triệu lượt khách trong năm 2000. Hiện nay cả nước có khoảng 70 cảng biển với 22 km cầu bảo đảm năng lực bốc dỡ 50 triệu tần hang/ năm.
Theo tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 3/2002, trong cơ cấu VĐT xây dựng của khu vực nhà nước năm 2002 khoảng 55% - 60% là vốn xây dựng cơ bản khác. Như vậy có thể nói tỷ lệ thiết bị kém phần năng động nhất trong TSCĐ còn khá thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả của TSCĐ khi đưa vào hoạt động, đồng thời các chi phí xây dựng cơ bản khác cũng rất lớn 12% - 17% cao hơn nhiều so với các thời đầu những năm 90 (chỉ dưới 10%)
2.2. VĐT sửa chữa lớn TSCĐ
Vốn sửa chữa lớn TSCĐ góp phần tái tạo TSCĐ trong nền kinh tế. Đây là số vốn quan trọng mà có lúc trong công tác xây dựng chiến lược đầu tư công cộng 1996 – 2000 một số người đôi khi quên tính toán đầy đủ đến nguồn vốn này. Mặc dù ở các cơ sở sản xuất kinh doanh không bao giờ có thể quên được nguồn vốn có ý ngiã bảo đảm cho quá trình tái sản xuất này.
Nguồn vốn này lấy từ nguồn khấu hao sửa chữa lớn mà chúng ta vẫn quen hạch toán.
Hai khoản vốn là VĐT xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn TSCĐ lên tới 125,8 tỷ đồng chiếm 85% tổng VĐT phát triển (năm 2000)
2.3. VĐT lưu động bổ sung tăng hay giảm trong nền kinh tế
Năm 2000 số vốn này là 12.9 nghìn tỷ đồng chiếm 8.8% tổng VĐT toàn xã hội và bằng 10% so với VĐT xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. Nguồn vốn lưu động rất quan trọng để đảm bảo tái sản xuát không ngừng mở rộng. Vấn đề tăng nguồn vốn này trở nên được đặc biệt quan tâm gần đây khi người ta đẩy mạnh sản xuất, lo mua sắm vật tư dự phòng mà chưa tính đầy đủ đến nhu cầu thị trường, chỉ lo đầu tư mà không lo đến hoàn thiện các công trình. Do đó làm tăng xây dựng dở dang, tăng sản phẩm chế dở, cuối cùng làm bất đắc dĩ vốn lao động dưới dạng sản phẩm, công trình dở dang. Qua một giới hạn nào đó thì nguồn vốn lao động dưới dạng sản phẩm dở dang lại không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà trở nên gánh nặng cho nền kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, số lượng công trình đầu tư dở dang ở nước ta không phải là ít, gây lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng vốn.
2.4. VĐT phát triển khác như:
VĐT thực hiện thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia như: xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa… Nguồn vốn này đang lớn dần năm 2000 lên tới 8,9 nghìn tỷ đồng để thực hiện mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, cân bằng xã hội. Trong thời kỳ bao cấp khoản đầu tư này không đáng kể. Mấy năm qua, theo điều tra thống kê khoản đầu tư này tăng lên nhanh chóng, năm 2000 chiếm trên 6% tổng VĐT xã hội. Trong những năm tới, khoản đầu tư này sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể: CCĐT về lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ theo...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status