Tiểu luận Thị trường OTC tại Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Thị trường OTC tại Việt Nam miễn phí



Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hay khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16714/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

m gia vào thị trường OTC đơn giản hơn so với thị trường chính thức. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng trong việc truy cập, trao đổi thông tin. Do đó có thể tiết kiệm thời gian, chi phì và vẫn có thể thực hiện được việc giao dịch một cách suôn sẻ
1.3. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi nhận như sau:
Đặc điểm
OTC
Sàn giao dịch
Địa điểm kinh doanh
Phân tán
Tập trung
Cơ quan điều hành
Thường là do hiệp hội kinh doanh chứng khoán
Sở giao dịch
Xác định giá
Gút giá bằng thương lượng
Gút giá bằng đấu giá 2 chiều
Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi với các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng.
Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa thay mặt hai nhà đầu tư với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng.
Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên gia. Cũng ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường
Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tỡm giỏ tốt nhất (giỏ thu vào cao hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG OTC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thị trường OTC Việt Nam giai đoạn đầu
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, khi thị trường chứng khoán trên sàn giao dịch chính thức phát triển mạnh mẽ thì thị trường OTC cũng dần khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, thật không dễ để có thể có được một thị trường OTC vận hành một cách hiệu quả và tích cực, mang lại môi trường đầu tư ổn định như Nasdaq (Mỹ). Trong thời gian đầu hình thành và hoạt động, thị trường OTC tại Việt Nam cũng bộc lộ những đặc điểm nổi bật. Cụ thể:
2.1.1. Tồn tại nhưng chưa chính thức
Tính đến tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm. Tại thời điểm này, thị trường phi tập trung ở Việt Nam tồn tại là một thực thể khách quan. Tuy nhiên hoạt động của thị trường này còn rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường.Đồng thời chưa có tổ chức nào đứng ra quản lý và đưa vào khuôn khổ nhằm phát huy được tiềm năng và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đến từ thị trường OTC.
2.1.2. Dễ lũng đoạn thị trường
Với đặc điểm giá của chứng khoán được quyết định bởi các nhà tạo lập thị trường, thế nên sẽ không khó khi có một nhà định giá âm thầm liên hệ cùng người mua thoả thuận mức giá trần của cổ phiếu. Và ngay lập tức giá tham chiếu của cổ phiếu đó sẽ tăng lên trong ngày hôm sau. Chính vì thế, các nhà đầu tư rất khó có thể biết được giá trị thực của cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý của nhà đầu tư trên thị trường. Chính giá tham chiếu cũng không đủ khách quan để làm cơ sở đánh giá thị trường. Và tất nhiên là điều này gây bất lợi không nhỏ cho nền kinh tế.
2.1.3. Mất thời gian của nhà đầu tư
Một lý do nữa khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với thị trường OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao dịch. Nếu như trên thị trường sơ cấp, giao dịch báo giá gần như khớp lệnh liên tục và người mua bán có thể nhận các thông số là quyết ngay việc mua bán cổ phiếu thì với cách thức thoả thuận, người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán. Khi các nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn, sau đó phải chờ môi giới tìm đối tác. Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư đang muốn mua (hay đợi người đến hỏi mua) rồi sau đó cũng phải đàm phán với người bán giá người mua muốn. Người mua sẽ đồng ý với giá thoả thuận không. Sự việc cứ diễn ra như thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán . So với sự biến động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể khiến giá cả trên thị trường đó thay đổi.
2.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ thị trường OTC
2.2.1. Tích cực
Cải thiện tính minh bạch trên thị trường
Có một điều ta có thể dễ dàng nhận thấy là việc quản lý OTC tập trung có áp dụng các chế tài cần thiết sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trên thị trường. Cụ thể, các công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo Luật Doanh nghiệp như: báo cáo tài chính năm có kiểm toán, thông tin bất thường... Điều đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tì...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status