Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 12

Download Khóa luận Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



Những tổn thất xảy ra lớn nhất và có tính hệ thống trong nhiều ngân hàng gây thiệt hại tương đương 55% thu nhập quốc dân ở Achentina, 47% thu nhập quốc dân ở Trung Quốc. Thực trạng này phản ánh công tác quản lý rủi ro trong các tổ chức tài chính còn yếu. Mặt khác, vai trò quản lý của Chính Phủ tại các nước này cũng góp phần làm tăng rủi ro tài chính vì hệ thống quản lý và kiểm soát yếu kém, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.
Những tổn thất trên cho thấy quản lý rủi ro có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý điều hành cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Nó không đơn thuần vì mục đích phòng ngừa, càng không thể triệt tiêu rủi ro mà là chủ động kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Ta có thể thấy, tăng trưởng của bất kỳ định chế tài chính nào đều phải gắn liền với cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn, ổn định và bền vững trong mọi mặt hoạt động. Không có hoạt động kinh doanh nào mà không hàm chứa rủi ro; không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Tính hai mặt đó đặt ra cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa một bên là lợi nhuận và bên kia là rủi ro thất thoát tài chính.
Kiểm soát rủi ro là vấn đề phức tạp, quản lý rủi ro có hiệu quả càng phức tạp hơn, chính vì thế việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp như định mức tín nhiệm, quản lý rủi ro cũng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chúng là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng và duy trì một thị trường vốn ổn định.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16708/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ty bảo hiểm Bảo Minh.
Nhân tố quan trọng giúp tăng cung cho TTCK chính là sự thành công của chương trình cổ phần hoá (CPH) gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai, minh bạch tại các TTGDCK. Năm 2006, các TTGDCK đã tổ chức được 188 phiên đấu giá, cung cấp hơn 645 triệu cổ phiếu cho thị trường, đạt 84% tổng số lượng chào bán, thu hơn 12.880 tỷ đồng. Giá đấu bình quân tăng hơn 2 lần so với giá khởi điểm. Trước sự thành công của các đợt đấu giá cổ phiếu trên TTCK và sự tăng trưởng vượt bậc của các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả, thay thế cho kênh truyền thống là vay vốn ngân hàng. Cả hai xu thế này tạo ra một lượng cung - cầu dồi dào cho thị trường.
Bên cạnh đó thị trường trái phiếu cũng khá sôi động với gần 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006. Đặc biệt, mặt hàng chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán không còn một mình VF1 (với tổng khối lượng niêm yết là 50 triệu chứng chỉ, tương đương giá trị 500 tỷ đồng tính theo mệnh giá 10.000 đồng), mà có thêm chứng chỉ quỹ đầu tư Prudential – BF1 niêm yết cũng với khối lượng tương đương.
Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiến cầu chứng khoán tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của các cổ phiếu niêm yết với mức tăng 2,5 lần. Tại TTGDCK Tp.HCM, chỉ số VN-Index tăng từ 305,28 (31/12/2005) điểm lên 751 điểm (31/12/2006). Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng từ 91,3 điểm (31/12/2005) lên 242,89 điểm (31/12/2006). Riêng trong tháng 12/2006, khối lượng giao dịch tại 2 TTGDCK đã gia tăng đột biến, mỗi ngày trung bình đạt 6-7 trăm tỷ đồng tại TTGDCK Tp. HCM và 100 tỷ đồng tại TTGDCK Hà Nội.
Đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của đại đa số người dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốn khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 để huy động vốn thành công qua TTCK với chi phí rẻ nhất. 27 doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua TTCK (vốn cổ phần và trái phiếu) với giá trị trên 1.300 tỷ đồng. 15 công ty cổ phần đăng ký với UBCKNN phát hành 250 tỷ đồng vốn cổ phần ra công chúng. Vietcombank và BIDV góp 3.350 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cho thị trường, Tổng công ty điện lực (EVN) phát hành 2.600 tỷ đồng; công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Bên cạnh cuộc đua lên sàn của các công ty cổ phần thì trong năm 2006 cũng chứng kiến một cuộc đua thành lập công ty chứng khoán. Theo ghi nhận, đến 31/12/2006, TTCK Việt Nam đã có 55 công ty chứng khoán đang hoạt động hay đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4.025 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2006 số công ty được cấp phép lên tới 41 công ty. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26% so với năm 2005. Nhiều công ty chứng khoán đã nâng quy mô vốn lên rất nhanh, cá biệt SSI tăng từ 9 tỷ lên 500 tỷ đồng. Có 18 công ty quản lý quỹ (cuối năm 2005 có 6 công ty); 6 ngân hàng lưu ký (2 ngân hàng trong nước và 4 ngân hàng nước ngoài) đã được cấp phép hoạt động. Nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đang thực hiện thủ tục xin thành lập văn phòng thay mặt tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.
Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như Việt Nam, tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao do nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng 99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế. Tính đến cuối tháng 12/2006 số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư là gần 100.000 (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong đó nhà đầu tư tổ chức là 502. Hiện nay có khoảng 1.700 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và 23 quỹ đầu tư nước ngoài với quy mô vốn ước đạt 2,3 tỷ USD, gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hay uỷ thác vốn đầu tư trên TTCK Việt Nam. Sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư định chế, nhà đầu tư nước ngoài với những tên tuổi như JP Morgan, Merill Lynch và Citi Group hình thành một làn sóng đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính lớn trên thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam. Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp mới và Luật Đầu tư có hiệu lực. Tháng 6/2006, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ tháng 1/1/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thông tin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trường có quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư.
1.1.4.2 Những mặt còn hạn chế
Tại buổi tổng kết TTCK năm 2006, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đã thừa nhận rằng, quy mô thị trường có quản lý vẫn khá nhỏ so với mức bình quân 30-40% GDP của các nước trong khu vực. Tuy đạt mức 24,4% GDP năm 2006 nhưng thực tế mức độ giao dịch thấp (chỉ khoảng 14%) do Nhà nước còn nắm giữ cổ phần khá lớn trong các công ty niêm yết và số cổ phiếu này không được giao dịch trên thị trường. Ngoại trừ một số công ty lớn, kinh doanh và tăng trưởng tương đối ổn định, phần lớn các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chưa phải là những công ty tiêu biểu cho các ngành kinh tế, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam. Đáng chú ý là sự tăng trưởng thị trường vẫn mang những yếu tố chưa tích cực, việc đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư cá nhân khá phổ biến, đặc biệt việc đầu tư không trên cơ sở thông tin chính thức là một nguy cơ đối với sự bền vững của TTCK và lợi ích của nhà đầu tư. Số lượng tài khoản đầu tư gia tăng nhanh nhưng chủ yếu là nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ngắn hạn, bị chi phối bởi các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư) còn hạn chế, hiện chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.
Đối với hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường hạn chế về năng lực tài chính, quản trị công ty và chất lượng dịch vụ, chỉ có 12/55 công ty chứng khoán có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. Mạng lưới các công ty chứng khoán mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, hạn chế cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư rộng k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status