Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 - pdf 12

Download Đề tài Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 miễn phí



MỤC LỤC
 
A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
1. Sự hình thành
2. Khái niệm
3. Chức năng
B. CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán
2. Mục tiêu quản lý và điều hành
3. Nguyên tắc hoạt động
4. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán
5. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
2. Các giai đoạn phát triển
3. Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN
4. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2011-2020
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16663/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
Sự hình thành
Khái niệm
Chức năng
CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Mục tiêu quản lý và điều hành
Nguyên tắc hoạt động
Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán
Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
Các giai đoạn phát triển
Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN
Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2011-2020
A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
Sự hình thành:
Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ);Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài hạn; Thị trường cầm cố; và Thị trường chứng khoán.
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế.
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp. Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại.
Có những nước thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây vài trăm năm như: Anh 1773, Đức 1778, Mỹ 1792, Thụy Sĩ 1876, Nhật 1878, Pháp 1801. cũng có những thị trường chứng khoán mới xuất hiện cách đây vài thập kỉ như: ở Hương Cảng 1946, Indonesia 1952, Nam Triều Tiên 1956, Đài Loan và Thái Lan 1962, Mã Lai và Tân Gia Ba 1963… Nhưng cũng có những nước đến cuối năm 2000 mới có thị trường chứng khoán thứ cấp như ở Việt Nam.
Khái niệm:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm .
* Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:
- Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
- Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu;
- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
3. Chức năng:
Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;
- Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC:
Cơ cấu của thị trường chứng khoán:
1.1. Căn cứ vào phương diện pháp lý:
Thị trường chứng khoán chính thức ( The Stock exchange): hay còn gọi là thị trường chướng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước, là nơi mua bán các loại chừng khoán đã được đăng biểu hay được biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là loại được cơ quan có thẩm quyền cho phép đảm bảo, phân phối và mua bán qua cơ quan có môi giới
Chứng khoán biệt lệ là loại được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ trong các cơ quan công quyền, thành phố, tỉnh quận, huyện phát hành và đảm bảo.
Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt. Giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của Hôi đồng chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức chủ yếu được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange).
Thị trường chứng khoán phi chính thức ( Over the counter market, viết tắt là OTC): còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán chứng khoán bên ngoài sở giao dịch chứng khoán, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. Ở đây không có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán.
Các chứng khoán mua ở OTC thường là loại không được đăng biểu, ít người biết đến hay ít được mua bán.
1.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán:
Thị trường sơ cấp (Primary Market) còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, đây là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
Thị trường thứ cấp (Secondary Market) còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường mua bán trực tiếp chứng khoán, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. Nói cách khác thị trường thứ cấp là nơi mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa hai loại thị trường này là về nội dung và hình thức của từng loại thị trường. Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp nhưng không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status