Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long - pdf 12

Download Đề tài Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long miễn phí



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty chứng khoán 3
1.1.1. Hoạt động cơ bản của Công ty chứng khoán 3
1.1.2. Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 6
1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 17
1.2.1. Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 17
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 21
1.3.1 Nhân tố chủ quan 21
1.3.2. Các nhân tố khách quan 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 29
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự: 30
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu 34
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán Thăng Long 35
2.2.1. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam 35
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 43
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 53
2.3.1. Những kết quả chính về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS 54
2.3.2 Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển 58
2.3.3 Nguyên nhân hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển 62
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 65
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 65
3.1.1. Nhận định thời cơ 65
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long 67
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 68
3.2.1. Tăng cường sự quan tâm của Lãnh đạo công ty chứng khoán 68
3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty 69
3.2.3. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 69
3.2.4. Tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu 71
3.2.5. Các giải pháp khác 72
3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long 74
3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội 74
3.3.2. Đối với UBCKNN và Chính phủ 75
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16555/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

như chỉ mua và nắm giữ cho tới khi đáo hạn để hưởng lãi. Vì vậy, hàng hóa trên thị trường lại càng ít. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và chỉ giao dịch sôi động trong thời gian trước khi chuyển đổi. Tình hình giao dịch tẻ nhạt do các nhà đầu tư không quan tâm nhiều, tính thanh khoản của trái phiếu ngày càng thấp dẫn đến tâm lý e ngại của các nhà đầu tư từ đó tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi lựa chọn phương án huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Đây chính là khó khăn trong hoạt động giao dịch TPDN mà hiện nay vẫn chưa giải quyết được.
2.2.1.3. Các thành viên tham gia thị trường trái phiếu
Trước năm 2002, đối tượng giao dịch TPCP chỉ mới dừng lại ở các NHTM (chiếm khoảng 94% khối lượng mua vào và các CTCK (chiếm khoảng 90% khối lượng bán). Sau này, TTTP đã được mở rộng, các thành viên của TTTP ngoài các NHTM, các CTCK còn có các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các Công ty tài chính và các tổ chức trung gian tài chính khác.Từ năm 2003 đến nay, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các đối tượng khác đã tích cực và chủ động hơn trong việc tham gia giao dịch TPCP nhưng tỷ trọng giao dịch mới chỉ dưới 10% phần còn lại thuộc về NHTM và CTCK. Dù vậy điều này vẫn chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức ngoài ngân hàng và CTCK vào thị trường trái phiếu của Việt Nam.
Trước khi TTTP chuyên biệt đi vào hoạt động, số thành viên giao dịch là 89 CTCK. Đến tháng 9/2009, HNX chỉ công nhận 13 thành viên chính thức giao dịch TPCP trên sàn HNX, trong đó có 12 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered. Các công ty chứng khoán khác phải giao dịch qua công ty chứng khoán thành viên.Các công ty chứng khoán thành viên đều được giao dịch môi giới và tự doanh, các NHTM mới chỉ được giao dịch tự doanh mà không được tham gia nghiệp vụ môi giới.
2.2.1.4. Nhận xét chung về TTTP Việt Nam
Qua các phân tích về thực trạng TTTP Việt Nam có thể thấy mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua nhưng TTTP Việt Nam vẫn là một thị trường có quy mô nhỏ, thanh khoản thấp. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP, trong khi theo kinh nghiêm trên thế giới thì TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế..
Hệ thống các nhà đầu tư cũng chưa phát triển, số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế và lãi suất đặt thầu càng ít mang tính thay mặt cho thị trường. Bên cạnh đó thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng tạo tính thanh khoản cho trái phiếu như: các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ TPCP trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu. Đây là nguyên nhân làm cho thị trường thứ cấp kém phát triển, do khan hiếm hàng hóa. Khi mà thị trường thứ cấp hình thành nhưng hoạt động kém hiệu quả thì tất yếu sẽ không tạo được sự phát triển của thị trường sơ cấp phát hành trái phiếu.
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
Là một công ty chứng khoán, CTCK Thăng Long không thể huy động nguồn vốn từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các CTCK khác trên thị trường về thị phần giao dịch chứng khoán. Đến tháng 12/2009, CTCK Thăng Long đã tăng vốn điều lệ từ 650 tỷ đồng lên tới 800 tỷ đồng và kế hoạch lên tới 2.000 tỷ tới cuối năm 2012, hiện CTCK Thăng Long đứng thứ 9 về vốn điều lệ trong số 103 CTCK trên cả nước, tổng tài sản lên tới 4.210 tỷ đồng cũng là một con số không nhỏ trong số các CTCK trên thị trường.
Nguồn: CTCK Thăng Long
Hình 2.5. Tăng trưởng vốn điều lệ của TLS
Thời kỳ đầu, CTCK Thăng Long mới chỉ tính tới đầu tư tự doanh vào cổ phiếu, nhưng với tình hình TTCK có nhiều biến động, CTCK Thăng Long đã nghĩ tới việc đầu tư thêm vào một tài sản khác vừa sinh lợi, lại vừa bảo đảm an toàn đồng thời có thể sử dụng tài sản đó huy động nguồn vốn từ thị trường bất cứ lúc nào, khi đó hoạt động kinh doanh trái phiếu là một lựa chọn. Cho đến thời điểm này, CTCK Thăng Long đã đầu tư kinh doanh cả vào TPCP là loại có ít rủi ro, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng, và TPDN đồng thời huy động nguồn thông qua Repo trái phiếu với các NHTM hay tổ chức tài chính một cách nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 95% thị giá trái phiếu.
Hoạt động phát hành trái phiếu
CTCK Thăng Long thành lập năm 2000, nhưng tới năm 2007 phòng Dịch vụ tài chính mới được hình thành chịu trách nhiệm về huy động nguồn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời mở rộng dịch vụ cho vay chứng khoán OTC thông qua Hợp đồng Repo và sau đó là chứng khoán niêm yết qua Hợp đồng Hợp tác kinh doanh chứng khoán. Phòng Dịch vụ tài chính đã sớm nhận thức được vai trò của việc huy động nguồn vốn qua phát hành trái phiếu và kinh doanh TPCP. Tháng 9 năm 2007, công ty đã huy động được 200 tỷ thông qua phát hành TPDN 3 năm với lãi suất 8,5%/năm. Mức lãi suất này đã giúp cho CTCK vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng năm 2008 khi lãi suất liên ngân hàng lên tới 23-25%. Bên cạnh đó công ty vẫn đều đặn tới các cuộc bảo lãnh phát hành và đấu thầu TPCP cùng Ngân hàng MB để nắm bắt tình hình lãi suất và giúp MB tham gia thầu.
Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long
Hình 2.6. Giá trị phát hành TPDN tại TLS
Năm 2007, TLS huy động 200 tỷ từ phát hành trái phiếu TLS với kỳ hạn 3 năm. Trong năm đầu tiên, số tiền này sử dụng cho các dịch vụ tài chính của công ty thông qua các hợp đồng repo cổ phiếu, trái phiếu và hợp tác kinh doanh chứng khoán với khách hàng cá nhân và tổ chức. Hoạt động repo sử dụng đối với chứng khoán OTC và hoạt động hợp tác kinh doanh chứng khoán sử dụng đối với chứng khoán niêm yết.
Năm 2008 công ty sử dụng phát hành thêm 350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 8,9%, tổng cộng giá trị huy động trái phiếu lên tới 550 tỷ đồng. Trong đó, 100 tỷ cho hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu và 450 tỷ đồng cho hoạt động dịch vụ của công ty.
Năm 2009, TLS phát hành thêm 360 tỷ đồng nâng tổng giá trị trái phiếu TLS phát hành là 910 tỷ đồng. Số tiền này sử dụng cho hoạt động dịch vụ tài chinh là chủ yếu, dịch vụ kinh doanh đầu tư trái phiếu vẫn giữ ở con số 100 tỷ đồng.
Hoạt động môi giới trái phiếu
Hiện nay, hoạt động môi giới trái phiếu của TLS mới chỉ dừng ở việc tiến hành giao dịch trái phiếu cho Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ sau khi chính thức trở thành thành viên giao dịch TPCP của HNX, hoạt động môi giới trái phiếu tại TLS cũng chưa được mở rộng thậm chí còn giảm đi bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội có thể tự đứng ra giao dịch trái phiếu cho chính ngân hàng. Bên cạnh đó, do nhu cầu dự trữ bắt ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status