Kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần I: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán nói riêng

I. Khái quát chung về kiểm soát nội bộ
1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.
2. Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Ngăn chặn và phát hiện các gian lận và sai phạm trong đơn vị
- Giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn
- Nhằm bảo đảm rằng các quy định của doanh nghiệp được thực hiện đúng
- Ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và đúng theo quy định của chế độ kế toán.
- Đảm bảo rằng báo cáo tài chính được lập đúng. đầy đủ, hợp lý, hợp lệ và tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực.
- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích
3. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
3.1. Môi trường kiểm soát
Bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này phụ thuộc rất lớn đến quan điểm, thái độ, nhận thức cũng như nhà quản lý doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý. Nếu nhà quản lý coi trọng đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì chắc chắn hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ vận hành hiệu quả.
3.1.1. Đặc thù về quản lý
Đề cập tới quan điểm khác nhau trong điều hành doanh nghiệp của các nhà quản lý. Tùy thuộc vào mục đích quản lý, doanh nghiệp sẽ có chính sách, chế độ, quy định, cách thức kiểm tra kiểm soát phù hợp.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các thành viên trong đơn vị. Một cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Vì vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
- Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản.
- Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.
3.1.3. Chính sách nhân sự
Là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các phương pháp quản lý nhân sự và các chế độ của đơn vị đối với việc tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật các nhân viên của mình.
Nếu nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt thì quá trình kiểm soát không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ. Nếu doanh nghiệp có chính sách thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc, thiếu trung thực thì hệ thống kiểm soát không phát huy hiệu quả.
3.1.4. Công tác kế hoạch
Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, kế hoạch tài chính là những nhân tố quan trọng trong quá trình kiểm soát. Công việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu.
3.1.5. Bộ phận kiểm toán nội bộ
Thực hiện chức năng giám sát, đánh giá và kiểm tra thông tin về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Nếu bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu và hiệu quả thì sẽ có những thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như chất lượng công tác kiểm soát.
Vì vậy, để bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện được chức năng của mình thì nó phải thuộc một cấp cao, phải đảm bảo tính độc lập tương đối với bộ phậm được kiểm tra để không bị giới hạn chức năng của mình.
3.1.6. Uỷ ban kiểm toán
Uỷ ban kiểm toán bao gồm các thành viên trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Ủy ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giám sát sự chấp hành luật pháp của công ty
- Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ
- Giám sát tiến trình lập báo cáo tài chính
- Dung hòa những bất đồng giữa Ban giám đốc với các kiểm toán viên bên ngoài.

Phần I: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán nói riêng 2
I. Khái quát chung về kiểm soát nội bộ 2
1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ 2
2. Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 2
3. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ 2
3.1. Môi trường kiểm soát 2
3.2. Hệ thống kế toán 3
3.3. Các thủ tục kiểm soát 4
II. Kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán 7
1. Các chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 7
1.1. Xử lý các đơn đặt hàng 7
1.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ 7
1.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán 7
1.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán 7
2. Các gian lận và sai sót thường gặp trong chu trình mua hàng và thanh toán 8
3. Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong chu trình mua hàng và thanh toán 8
3.1. Mục tiêu kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ mua hàng 8
3.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thanh toán 8
4. Các thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán 9
4.1. Các thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng 9
4.2. Các thủ tục đối với nghiệp vụ thanh toán 10
4.3. Các thủ tục trong điều kiện tin học hoá 11

Phần II: Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 14
I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 14
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 14
2. Đặc điểm tổ chức quản lí và đặc điểm hoạt động tại công ty 15
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 15
2.2. Đặc điểm hoạt động của công ty 17
3. Tổ chức hạch toán kế toán 18
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 18
3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 19
II. Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 20
1. Môi trường kiểm soát tại công ty 20
1.1. Đặc thù về quản lý 20
1.2. Chính sách nhân sự 21
1.3. Công tác kế hoạch 21
1.4. Các nhân tố bên ngoài 21
2. Đặc điểm mua hàng tại công ty 21
3. Các thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần Vinatex 22
3.1. Các thủ tục kiểm soát đối với hoạt động mua hàng 22
3.2. Các thủ tục kiểm soát đối với việc thanh toán tiền hàng 29
3.3. Kiểm soát trong môi trường xử lí thông tin bằng máy tính 35

Phần III: Một số đánh giá và kiến nghị nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng và thanh toán tại Vinatex Đà Nẵng 37
I. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 37
1. Đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty 37
1.1. Ưu điểm 37
1.2. Nhược điểm 37
2. Đánh giá các thủ tục kiểm soát 38
2.1. Đối với nghiệp vụ mua hàng 38
2.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán 38
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 39
1. Hoàn thiện kiểm soát nghiệp vụ mua hàng 39
2. Hoàn thiện kiểm soát đối với việc thanh toán tiền hàng 40
2.1. Hoàn thiện kiểm soát đối với nợ phải trả 40
2.2. Hoàn thiện kiểm soát đối với việc chi tiền 41
3. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lí bằng máy tính 41
3.1. Kiểm soát việc truy cập vào hệ thống 41
3.2. Kiểm soát việc xử lý dữ liệu 41
3.3. Kiểm soát thiết kế phần mềm 42
3.4. Kiểm soát việc lưu trữ dữ liệu 42

Lời kết 43


b60OHnF894eLEnz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status