Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất sơn tại công ty cổ phần HACO Việt Nam trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất sơn tại công ty cổ phần HACO Việt Nam trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán 2
1.1. Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 2
1.1.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất 2
1.1.1.1. Khái niệm 2
1.1.1.2. Bản chất của chi phí sản xuất: 2
1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất 3
1.1.2.1 Yêu cầu quản lý kế toán chi phí sản xuất 3
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất 4
1.2. Nội dung chuẩn mực kế toán chi phí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 4
1.2.1. Nội dung chuẩn mực kế toán chi phí sản xuất 4
1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 4
1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 5
1.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 6
1.2.4 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 15
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất Sơn tại công ty Cổ phần Haco Việt Nam 17
2.1. Đặc điểm, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 17
2.1.1. Đặc điểm, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 17
2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 20
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất Sơn tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 22
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam. 22
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 23
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ chi phí sản xuất Sơn tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 35
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 35
3.1.1. Ưu điểm: 35
3.1.2. Những hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 36
3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 38
3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam. 38
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 38
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam 39
3.3.1 ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện kỳ tập hợp chi phí sản xuất 39
3.3.2 ý kiến thứ hai: Về việc trích khấu hao TSCĐ 39
3.3.3 ý kiến thứ ba: Về hệ số phân bổ chi phí: 40
3.3.4. ý kiến thứ 4: Về việc ứng dụng máy tính 41
3.3.5. ý kiến thứ 5: Về tập hợp chi phí sản xuất theo yêu cầu của kế toán quản trị: 41
3.3.6. ý kiến thứ 6: áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp: 42
Kết luận 44
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18983/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dơ dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.
Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Chi phí của SP D D đầu kỳ
Khối lượng SP hoàn thành
+
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
Khối lượng SPDD cuối kỳ
tương đương
SP hoàn thành
x
Khối lượng SPDD cuối kỳ
tương đương SP
hoàn thành
1.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Trong qua trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiều loại CPSX khác nhau. Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí . Để tập hợp chí phí NVL trực tiếp kế toán cần xác định trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế xuất sử dụng cho bộ phận sản xuất đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi để loại ra khỏi chi phí trong kỳ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACO VIỆT NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM, TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACO VIỆT NAM
2.1.1. Đặc điểm, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam
2.1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Haco Việt Nam
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và mang tính thời vụ. Nhiều sản phẩm của Công ty phục vụ cho sơn sửa các công trình xây dựng nên tính thời vụ trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty phụ thuộc vào tính thời vụ của ngành xây dựng.
Đời sống của các sản phẩm sơn ngắn, nhu cầu tiêu dùng phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng và hay thay đổi đòi hỏi công ty phải liên tục cải tiến về chức năng của sản phẩm và đặc biệt phải đưa ra nhiều sản phẩm đẹp, tốt và phong phú. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường và thị trường kinh doanh bên ngoài.
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Haco Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo kiểu một cấp, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý.
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền.
* Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nghĩa vụ quản trị Công ty giữa 2 kỳ đại hội. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị và của mỗi thành viên là 3 năm. Hiện tại hội đồng Quản trị của Công ty gồm 6 thành viên.
* Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của Công ty. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát và của mỗi thành viên là 3 năm.
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng như phòng kế toán, phòng tổ chức, phòng kinh doanh.
- Phó giám đốc kinh doanh: Thay mặt tổng giám đốc điều hành công việc kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu ra, đầu vào, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh và phòng kế hoạch vật tư.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Thay mặt tổng giám đốc điều hành sản xuất, các bộ phận sản xuất, các phòng ban liên quan đến sản xuất như: phân xưởng sản xuất kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu...
* Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng kỹ thuật: trực thuộc giám đốc chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, chỉ dạo kỹ thuật sản xuất ở các phân xưởng hay bộ phận sản xuất.
- Phòng nghiên cứu: Chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác sản xuất như nghiên cứu về sản phẩm sơn mới, nghiên cứu về tiến bộ ký thuật nhằm rút ngắn thời gian sản xuất...
- Phòng kiểm nghiệm: Kiểm tra về chất lượng, hàm lượng nguyên vật liệu khi đưa vào pha chế, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi đem đi tiêu thụ.
- Phòng hành chính: Đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính, điều hành các hoạt động chung phục vụ cho vấn đề xã hội cũng như đời sống tinh thần của toàn xí nghiệp.
- Phòng kế toán: Trực thuộc Giám đốc có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin cho Giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế.
- Phòng tổ chức: Trực thuộc Giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác tổ chức, điều hành cán bộ, công nhân lao động hay điều động công tác của cán bộ nhân viên.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Haco Việt Nam
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Khối nghiệp vụ
Ban kiểm soát
Phòng Kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng bảo vệ
Khối sản xuất
Khối phòng ban phục vụ
Các phân xưởng
sản xuất chính
Các phân xưởng
sản xuất phụ
Phòng Kiểm nghiệm
Phòng đảm bảo chất lượng
Khối kinh doanh
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phòng kinh doanh
2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam
2.1.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công ty Cổ phần Haco Việt Nam có quy mô không lớn, địa bàn hoạt động không rộng. Chính vì thế, hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty là mô hình tập trung, công tác kế toán được phân chia theo từng phần hành cụ thể và cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán, với tổng số 7 người trình độ đa số là đại học, nắm chắc chuyên môn và nhiệt tình công tác. Hiện nay phòng kế toán được trang bị 7 máy vi tính (mỗi người sử dụng một máy, trong đó có một máy chủ). Nhiệm vụ của mỗi bộ phận kế toán như sau:
- Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tính lương, thưởng cho người lao động căn cứ vào bảng chấm công, lập bảng thanh toán lương và trích lập các quỹ chính sách khác như quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Bộ phận kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ làm nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, kiểm tra chứng từ, vào các sổ chi tiết, sổ cái. Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất trong kỳ, làm cơ sỏ tính giá thành sản phẩm.
- Bộ phận kế toán TSCĐ làm nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng hay giảm TSCĐ, tính khấu hao và xác định giá trị còn lại của TSCĐ nhằm đưa ra các biện pháp tối ưu để quản lý TSCĐ một cách hiệu quả.
- Bộ phận thanh toán làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, thủ tục chi tiêu tiền mặt và thanh toán các khoản tạm ứng công nợ.
- Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm làm nhiệm vụ tập hợp chi phí của các sản phẩm và tính ra giá thành của từng loại sản phẩm.
Ngoài ra còn có một thủ quỹ làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt trong các quỹ thông qua sổ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu chi để thu chi tiền mặt.
Sơ đồ bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán NVL
Kế toán tiền mặt
Kế toán TL, BHXH, TGNH
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán với người bán
Kế toán ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status