Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội - pdf 12

Download Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp trong các DNSX 1
1.1. Khái niệm CPSX và các cách phân loại CPSX chủ yếu 1
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1
1.1.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 3
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành 3
1.1.2.2. Phân loại CPSX theo tính chất biến đổi của chi phí 4
1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí sản xuất 6
1.1.2.4. Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp CP vào đối tượng KTCP 7
1.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí 7
1.3. Khái niệm Zsp và các cách phân loại Z sản phẩm 7
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7
1.3.2. Các cách phân loại giá thành sản phẩm 8
1.3.2.1. Phân loại Z theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính Z 8
1.3.2.2. Phân loại chi phí theo phạm vi phát sinh chi phí 9
1.3.3. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 10
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 11
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
1.6. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 12
1.7. hạch toán chi phí sản xuất 13
1.7.1. Các TK kế toán sử dụng chủ yếu và trình tự hạch toán 13
1.7.2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 17
1.8. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 17
1.9. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm 19
1.9.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn 19
1.9.2. tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số 20
1.9.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 21
1.9.4. Tính giá thành sản phẩm theo hương háp loại trừ chi phí 21
1.9.5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước 22
1.9.6. Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng 23
1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 24
Chương II: Thực trạng về tình hình thực hiện CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội 26
II. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức công tác kế toán tại Cty 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cty 26
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Cty 27
2.2.1. Chức năng của Cty 27
2.2.2. Nhiệm vụ của Cty 29
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Cty 29
2.3.1. Nhiệm vụ của từng hòng ban 30
2.4. Tình hình thực hiện công tác kế toán ở Cty 32
2.5. Tình hình thực hiện chế độ kế toán ở Cty 34
2.6. thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp tại Cty SX bao bì hà nội 36
2.6.1. Đối tượng tậ hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36
2.6.2. Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36
2.6.3. Đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ 54
2.6.4. Phương pháp tính Z sản phẩm 55
Chương III: Phương pháp đổi mới và hoàn thiện CPSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội .56
3.1. đánh giá khái quát thực trạng CPSX và tính Z sản phẩm tại Cty 56
3.1.1. Những ưu điểm của Cty 57
3.1.2. những hạn chế của Cty 58
3.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính Zsp 59
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng 59
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống TK phản ánh CPNVLTT 60
3.2.3. hoàn thiện về thành phần kế toán CPNVLTT 63
3.2.4. Hoàn thiện thành phần kế toán CPNCTT 63
3.2.5. Hoàn thiẹn về phần hành kế toán CPSXC 64
3.2.6. Hạch toán về phương pháp tính giá thành sản phẩm 64
3.2.7. Xây dựng định mức tiêu hao NVL 66
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-19074/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

này thì đối tượng tính giá thành thường xác định chỉ là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã chế biến hoàn chỉnh.
Để tính được giá thành của thành phẩm thì trước hết kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai doạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của sản phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính dược giá thành của sản phẩm.
Công thức tính:
CPSX giai đoạn i CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ
= --------------------------------------------------- x Thành phẩm
Thành phẩm trong SP hoàn thành giai doạn SP dở cuối kỳ
Cuối cùng + giai đoạn 1
Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát như sau:
CPSX
Giai đoạn 1
CPSX gđ1
Trong TP
CPSX
Giai doạn 2
CPSX gđ2
Trong TP
CPSX
Giai doạn n
CPSX gđ n
Trong TP
Giá thành nữa TP 2
1.9.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt, nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng ( tức theo kiểu hợp đồng).
Đối tượng tính giá thành là những đơn hàng, từng sản phẩm, từng loại sản phẩm đã hoàn thành.
Để tính theo phương pháp này kế toán lập bảng tính giá thành căn cứ vào chi phí tập hợp được ở phân xưởng, tổ đội sản xuất để ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng.
1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, xác định được mức kinh tế hợp lý, quản lý chặt chẽ nề nếp. Trình độ tổ chức tính giá thành và nghiệp vụ kế toán vững vàng, ổn định.
Giá thành được xác định theo công thức:
Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do thay Chênh lệch thoát
= ± ±
Sản phẩm mức đổi dịnh mức ly định mức
Trong đó:
+ Giá thành định mức của sản phẩm: Được xây dựng cho sản phẩm, căn cứ vào mức độ kinh tế kỹ thuật hiện hành và tình hình phân tích thực tế qua các kỳ kinh doanh.
+ Chênh lệch do thay đổi định mức: Khi định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi, bộ phận tính giá thành cần căn cứ vào định mức mới để tính lại giá thành theo định mức mới. Việc thay đổi định mức mới thương được áp dụng vào đầu tháng, vì vậy những sản phẩm dở dang cuối tháng trước chuyển sang đã tính theo định mức cũ, phải được tính lại theo định mức mới và tính riêng số chênh lệch theo định mức mới.
Khi tính giá thành phải + ( - ) phần chênh lệch đó, phải đảm bảo tính giá thành hợp lý và chính xác.
+ Chênh lệch thoát ly định mức: Là chênh lệch giữa cchi phí sản xuất thực tế phát sinh và chi phí định mức. Sự chênh lệch thoát ly định mức phản ánh sự tiết kiêm hay lãng phí chi phí sản xuất . Các chi phí sản xuất được tập hợp như sau:
* Đối với CPNVLTT: Sử dụng các phương pháp báo cáo, phương pháp cắt vật liệu, kiểm kê…
* Đối với CPNCTT: Thì được tính như sau
Chênh lệch thoát ly định CPSX thực tế Số lượng sản CPSX
Mức CPSXC( phân bổ = của từng đối - phẩm thực tế x chung
Cho từng đối tượng) tượng sản xuất định mức.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH SX VÀ XNK BAO BÌ HÀ NỘI
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Cty TNHH SX và XNH Bao Bì Hà nội được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số: 0102009521, do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày : 05/08/2003.
Trụ sở chính của Cty: Đường Phùng Chí Kiên - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội.
MST: 0101397753
Điên Thoại: 04.7912816 Fax: 04.7912817
- vốn điều lệ: 2.000.000.000đ
- Hội đồng thành viên bao gồm:
+ Ông Phạm Thanh Toàn chiếm 51% vốn điều lệ tương đương 1.020.000000đ
+ Ông Phan Văn Minh chiếm 29% vốn điều lệ tương đương 580.000.000đ
+ Ông Lê Văn Cương chiếm 20% vốn điều lệ tương đương 400.000.000đ
Cty đã 4 lần làm lại giấy đăng ký kinh doanh do thay đổi các thành viên góp vốn.
Giai đoạn đầu mới thành lập Cty gặp không ít khó khăn trong việc ký kết hợp đồng về các đơn đặt hàng và sản xuất. Tuy nhiên, Cty đã có nhiều cố gắng và tự khẳng định mình để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, tự trang trải thu chi, đảm bảo có lợi nhuận và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường Cty đã đầu tư thêm thiết bị, xây dựng lực lương công nhân vững mạnh để có thể nhận các hợp đồng sản xuất vừa và nhỏ.tổ chức các công nhân sản xuất chính và phụ.
Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng bao bì, tự hạch toán kinh tế một cách độc lập tự chủ về mặt tài chính. Sản phẩm làm ra của công ty không thể mang bán trên thị trường mà sản xuất theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Để trở thành doanh nghiệp như hiên nay, Cty đã trải qua nhiều khó khăn nhưng có thể thấy răng trong những năm qua doanh thu của doanh nghiệp đã liên tục tăng lên nhanh chóng vượt kế hoạch đề ra.Có được điều này là do doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, và luôn thực hiện theo phương châm hạot động là: Lấy việc đổi mới thiết bị làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận để tối đa là mục tiêu phát triển. Luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng với phương châm:
Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự, uy tín của doanh nghiệp.
Giá cả luôn hợp lý, thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1. Chức năng:
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và thương mại, nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bao bì phục vụ cho sản xuất. Do đó ngay từ khi mới thành lập Cty đã xác định được chức năng của mình là sản xuất bao bì phục vụ cho sản xuất. việc xác định rõ chức năng này giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch thích hợp để dầu tư cho chiều sâu
Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển thì chúng ta càng thấy rõ vai trò tác động của bao bì đối với việc tiêu thụ sản phẩm.Bao bì không chỉ là vật chứa đựng, bảo vệ,vận chuyển mà còn làm tăng giá trị và tính hấp dẫn của hàng hoá, đồng thời làm chức năng tiếp thị thông qua các thông tin, màu sắc, hình ảnh được in ấn trên bao bì. Giá trị bao bì ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá thành hàng hoá.Do vậy, sản xuất bao bì, đặc biệt là bao bì có chất lượng ngày càng có một vai trò quan trọng góp phần giúp cho hàng hóa Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường nội địa và thâm nhập vào thị trờng khu vực và thế giới.
Ngành nghề kinh doanh chính của Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là In, sản xuất bao bì từ nguyên liệu giấy; Thu mua, chế biến hàng nôn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status