Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần An Việt - pdf 12

Download Luận văn Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần An Việt miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CAC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1.1/ Khái niệm và ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 4
1.1.1/ Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng 4
1.1.2/ Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 5
1.2/ Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 6
1.2.1/ Kế toán doanh thu bán hàng 6
1.2.1.1/ Khái niệm về doanh thu bán hàng 6
1.2.1.2/ Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng 6
2.1.3/ Phương pháp xác định doanh thu bán hàng 7
2.1.4/ Chứng từ kế toán sử dụng 8
2.1.5/ Tài khoản kế toán sử dụng 8
1.2.1.6/ phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
1.2.2/ kế toán giá vốn hàng bán 14
1.2.2.1/ Khái niệm về giá vốn hàng 14
1.2.2.2/ Nguyên tắc tính giá vốn hàng bán 14
1.2.2.3/ Phương pháp tính giá mua của hàng bán ra 14
1.2.2.3/ Chứng từ kế toán sử dụng 16
1.2.2.5/ Tài khoản kế toán sử dụng 16
1.2.3/ kế toán chi phí bán hàng 18
1.2.3.1/ Khái niệm về chi phí bán hàng 18
1.2.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng 18
1.2.3.3/ Tài khoản kế toán sử dụng 18
1.2.3.4/ Trình tự hạch toán chi phí bán hàng : 19
1.2.4/ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 19
1.2.4.1/ Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp 19
1.2.4.3/ Tài khoản kế toán sử dụng 19
1.2.4.4/ Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 20
1.2.5/ Kế toán xác định kết quả bán hàng 20
1.2.5.1/ Khái niệm về kết quả bán hàng 20
1.2.5.2/ Tài khoản sử dụng 20
1.2.5.3/ Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng 21
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC Kế TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN AN VIỆT 22
2.1/ Khái quát chung về công ty Cổ phần AN VIỆT 22
2.1.1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần AN VIỆT 22
2.1.2/ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty tại Hà 22
2.1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy của chi nhánh công ty Cổ phần AN VIỆT 22
2.1.4/ Đặc đỉêm tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh công ty Cổ phần AN VIỆT 24
2.1.4.1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 24
2.1.4.2/ Chức năng, nhiệm vụ của các kế toán phần hành. 25
2.1.5/ Đặc điểm tổ chức vận dụng chính sách, chế độ kế toán của chi nhánh công ty Cổ phần An VIỆT 26
2.2/ Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty Cổ phần AN VIỆT 27
2.2.1/ kế toán bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần AN VIỆT 27
2.2.1.1/ Kế toán doanh thu 27
2.2.1.1.1/ Nội dung của kế toán doanh thu 27
2.2.1.1.2/ Chứng từ kế toán sử dụng 28
2.2.1.1.3/ Tài khoản kế toán sử dụng tại chi nhánh công ty 28
2.2.1.1.4/ phương pháp hạch toán và trình tự giải ghi sổ 28
2.2.1.2/ Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 32
2.2.1.3/ Kế toán giá vốn hàng bán tại chi nhánh công ty 34
2.2.1.3.1/ Tài khoản kế toán sử dụng 34
2.2.1.3.2/ Sổ kế toán sửdụng 34
2.2.1.4/ Phương pháp kế toán giá vốn của hàng bán tại chi nhánh công ty 34
2.2.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 35
2.2.2.1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp. 35
2.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng. 36
2.2.2.3. Chứng từ kế toán sử dụng. 36
2.2.2.4. Sổ kế toán sử dụng. 36
2.2.2.5. Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 36
2.2.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng. 38
2.2.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng. 38
2.2.3.2. Sổ sách kế toán sử dụng. 38
2.2.3.3. Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng. 38
Phần 3: 41
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh Công ty Cổ phần AN VIỆT. 41
3.1.1. Ưu tiên. 41
3.1.2. Nhược điểm. 42
3.1.2.1. Thứ nhất: Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 42
3.1.2.2. Thứ hai: Về áp dụng chiết khấu thanh toán. 42
3.1.2.3. Thứ ba: Về áp dụng giảm giá hàng bán. 42
3.1.2.4. Thứ tư: Về thực trạng bán hàng 43
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh Công ty Cổ phần AN VIỆT. 43
3.2.1. ý kiến thứ nhất: Về trích lập quỹ dự phòng khó đòi. 43
3.2.2. ý kiến thứ hai: Về chiết khấu thanh toán. 45
3.2.3. ý kiến thứ ba : Về giảm giá hàng hoá 46
3.2.4. ý kiến thứ tự: Về thực trạng bán hàng 46
Kết luận 47
Tài liệu tham khảo 48
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18877/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

rước.
Căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó.
+ Tính theo giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá theo từng lô hàng, khi xuất hàng hoá thuộc lô hàng nào căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho( mua) thực tế của lô hàng đó để tính giá trị thực tế xuất kho.
2.2.4/ Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho.
2.2.5/ Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh trị gái vốn hàng bán ra và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 632 có kết cấu như sau:
a/ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bên Nợ: - Trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phong đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên có : - kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”;
Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính ( Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước).
Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
b/ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
*/ Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại:
Bên nợ: - Trị giá vốn hàng hoá đã xuất bán trong kỳ;
Trích lập số dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên có : - kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ;
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính ( Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư.
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như : Tài khoản 152,157,911.
2.2.6/ Trình tự kế toán giá vốn hàng bán
+ Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên (Xem sơ đồ sô 06, trang 6, Phụ lục)
+Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: (Xem sơ đồ số 07, trang 7, Phụ lục)
2.3/ kế toán chi phí bán hàng
2.3.1/ Khái niệm về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng : là những khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như : chi phí nhân viên bán hàng, chi phí công cụ bán hàng, hoa hồng cho các đại lý, quảng cáo sản phẩm, bảo hành, khấu hao TSCĐ dùng cho việc bán hàng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
2.3.2 /Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu chi
+ Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ mua ngoài.
2.3.3/Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh chi phí bán hàng kế toán sử dụngTk 641 “chi phí bán hàng”.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản 641 được mở thành 7 tài khoản cấp 2. Tài khoản 641 có kết cấu như sau:
Bên nợ: - Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Bên Có: kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641: Cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 : Chi phí nhân viên;
Tài khoản 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì;
Tài khoản 6413 : Chi phí đồ dùng, dụng cụ;
Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành;
Tài khoản 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6417: Chi phí bằng tiền khác;
2.3.4/ Trình tự hạch toán chi phí bán hàng : (Xem sơ đồ số 08, trang 8, Phụ lục)
2.4/ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.1/ Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến quản lý chung của toàn doanh nghiệp. Theo quy định của bộ tài chính thì chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp, các khoản thuế, phí và lệ phí, bảo hiểm, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các tài khoản chi phí khác bằng tiền.
2.4.2/ Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dung Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản này phản ánh tổng hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hành chính và chi phí chung liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Tài khoản 642 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả ( Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có : - hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả ( Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Tài khoản 642: Cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6421: Chi phí nhân viên quản lý;
Tài khoản 6422: Chi phí vật liệu quản lý;
Tài khoản 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng;
Tài khoản 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ;
Tài khoản 6425: Thuế, phí và lệ phí;
Tài khoản 6426 : Chi phí dự phòng;
Tài khoản 6427 : Chi phí dịch vụ mua ngoài;
Tài khoản 6428: Chi phí bằng tiền khác;
2.4.3/ Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp : (Xem sơ đồ số 09, trang 9, Phụ lục)
2.5/ Kế toán xác định kết quả bán hàng
2.5.1/ Khái niệm về kết quả bán hàng
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán( gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.5.2/ Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng Tài khoản 911 “xác định kết quả bán hàng” để xác định toàn bộ kết quả ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status