Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân Thái Bình - pdf 12

Download Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân Thái Bình miễn phí



1. Nhật ký chung:
Là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép cho tất cả các hoạt động kinh tế tài chính. Theo thứ tự, thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan. Các loại sổ kế toán của hình thức này bao gồm: sổ nhật ký chuyên dùng, sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết.
2. Nhật ký chứng từ:
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là mỗi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại ghi vào các nhật ký - chứng từ theo thứ tự thời gian. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp ở từng nhật ký - chứng từ để lần lượt ghi vào sổ cái. Do nhật ký chứng từ vừa mang tính chất của sổ nhật ký, vừa mang tính chất của một chứng từ ghi sổ nên gọi là nhật ký - chứng từ. Nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán vào trong cùng một quá trình ghi chép.
3. Chứng từ ghi sổ:
Là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức Nhật ký chung và Nhật ký sổ cái. Nó tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế của hình thức nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hay bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18868/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất,... đối với người lao động.
Tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương phải trả trong kỳ theo đối tợng sử dụng hàng tháng kế toán
phải tiến hành tổng hợp và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành đang áp dụng . Tổng hợp phân bổ tiền lương , tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BXHX”
Trên bảng phân bổ này ngoài tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn phản ánh việc trích trớc tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH đợc lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương trong tháng. Kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương, tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung trả trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan, đồng thời có phân biệt tiền lương chính và tiền lương phụ, các khoản phụ cấp,... để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi có Tài Khoản 334 “phải trả người lao động” vào các dòng phù hợp.
Căn cứ vào tài liệu liên quan và căn cứ cào việc tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên sản xuất để ghi vào cột có của Tài Khoản 335 : “ Chi phí phải trả”.
Tổng hợp số liệu phân bổ tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản trích trước đợc sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng.
Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán tiền lương.
Tài khoản sử dụng.
Để tính toán và hạch toán tiền lương, tiền công kế toán tiền lương sử dụng
Tài khoản sau:
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động : Tài khoản này dùng để phản
ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
Kết cấu của tài khoản 334 :
Bên nợ :
Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên.
Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên.
Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh.
Bên có :
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức.
Dư có : Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công
nhân viên chức.
Dư nợ ( nếu có) : Số trả thừa cho công nhân viên chức.
Phương pháp hạch toán.
.Hàng tháng tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải
trả cho người lao động và phân bổ vào chi phí cho các đối tượng,kế toán ghi
sổ theo định khoản:
Nợ TK 241 : Tiền lương phải trả cho bộ phận XDCB.
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiêp.
Nợ TK 623 : Tiền lương phải trả cho công nhân sử dụng máy.
Nợ TK 627(6271): Phải trả nhân viên quản lý phân xưởng.
Nợ TK 641(6411) : Phải trả công nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Nợ TK 642(6421 : Phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 : Tống số tiền lương phải trả người lao động.
Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ.
Nợ TK 622 : Phải trả cho côn nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627(6271): Phải trả nhân viên quản lý phân xưởng.
Nợ TK 641(6411): Phải trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Nợ TK 642(6421): Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334 : Tổng số tiền ăn ca phải trả cho người lao động.
(3). Tiền thưởng phải trả người lao động ghi :
Nợ TK 431(4311) : Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
Nợ TK622,627,641,642...Thưởng tính vào chi phí hinh doanh.
Có TK 334 : Tổng số tiền thưởng phải trả.
(4). Khoản BHXH phải trả thay lương cho công nhân viên ốm đau, tai nạn lao động, thai sản....
Nợ TK 338(3383)
Có TK 334.
(5). Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, các khoản mà công nhân viên nợ doanh nghiệp và các khoản khác.
Nợ TK 334 : Tổng số các khoản khấu trừ.
Có TK 338(3388) : Thuế thu nhập phải nộp.
Có TK 141 : Số tiền tạm ứng trừ vào lương.
Có TK 138 : Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại.
Có 338(3383) : Bảo hiểm xã hội.
Có TK 3384: Bảo hiểm xã hội.
(6). Chi tiền ứng trước và thanh toán các khoản cho công nhân viên.
Nợ TK 334
Có TK111.
(7). Thanh toán tiền lương, tiền công, BHXH, tiền thưởng cho công nhân viên chức.
Nếu thanh toán bằng tiền.
Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán.
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt.
Có TK 112 : Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.
Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hoá.
Ghi nhận giá vốn vật tư hàng hoá.
Nợ TK 632: Giá vốn vật tư hàng hoá.
Có TK 152, 153,154,155.
Ghi nhận giá thanh toán.
Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT)
Có TK 512 : Giá thanh toán không có thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
(8). Thuế thu nhập của người lao động phải nộp cho nhà nước.
Nợ TK 334
Có TK 333(3335): Thuế và các khoản phải nộp.
(9). Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh.
Nợ TK 334 : Phải trả người lao động
Có TK 333(3388)
Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên chức.
Tiền lương, tiền thưởng BHXH và các khoản khác phải trả công nhân viên
TK 141, 138, 333 TK 334 TK 622
Các khoản khấu trừ vào thu Công nhân trực
nhập của công nhân viên tiếp sản xuất
TK 627
Nhân viên gián tiếp và nhân
viên quản lý phân xưởng
TK 3383, 3384 TK 641, 642
Phần đóng góp cho Nhân viên bán hàng, nhân viên
quỹ BHXH, BHYT viên quản lý doanh nghiệp
TK 431
TK 111, 112, 152 Tiền thưởng và
Thanh toán lương, thưởng phúc lợi
BHXH và các khoản khác TK 3383
cho công nhân viên BHXH phải trả
trực tiếp
Kế toán các khoản trích theo lương.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 338 : “Phải trả, phải nộp khác”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ, doanh thu chưa thực hiện, các khoản khấu trừ vào lương hteo quyết định của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời.
Kết cấu của tài khoản 338.
Bên nợ :
Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ.
Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
Xử lý giá trị tài sản thừa.
Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu bán hàng tương
ứng kỳ kế toán.
Các khoản đã trả, đã nộp và chi khác.
Bên có :
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
Tổng số doanh thu thực hiện phát sinh trong kỳ.
Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ.
Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp và giá trị tài sản thừa.
Dư có : Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chừ xử lý.
Dư nợ : (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa và giá trị tái sản thừa chờ xử lý.
Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2:
3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết.
3382 : Kinh phí công đoàn.
3383 : Bảo hiểm xã hội.
3384 : Bảo hiểm y tế.
3387 : Doanh thu chưa thực hiện.
3388 : Phải trả, phải nộp khác.
Căn cứ bảng thanh toán BHXH, số trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động trong kỳ là.
Nợ TK 338 : Phải trả phải nộp khác...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status