Một số đặc điểm chủ yếu của Bảo Minh CMG và Daiichi Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Một số đặc điểm chủ yếu của Bảo Minh CMG và Daiichi Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
 
I.Giới thiệu tổng quát về công ty Dai-ichi Việt Nam.
1.Thông tin chung của doanh nghiệp.
2.Qúa trình hình thành.
3.Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây.
3.1.Doanh thu.
3.2.Lao động
3.3.Các giai đoạn phát triển.
II.Một số đặc điểm chủ yếu của Bảo Minh CMG và Dai-ichi Việt Nam.
1.Định hướng phát triển của Dai-ichi Việt Nam đến năm 2010.
2.Định hướng về lĩnh vực hoạt động.
3.Vấn đề về lao động.
3.1.Trình độ của bộ phận lao động.
3.2.Hình thức lương thưởng tại Dai-ichi Việt Nam.
3.3.Cách tính lương của đội ngũ lao động tại Dai-ichi Việt Nam.
4.Nguồn vốn của Dai-ichi Việt Nam.
5.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Dai-ichi Việt Nam.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18823/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

uy động vốn của công ty cũng chậm hơn so với các công ty khác, trong khi các công ty có thể huy động được vốn từ rất nhiều nguồn thì Dai-ichi Việt Nam lại chỉ có thể trông chờ vào công ty mẹ, từ đó sẽ chậm hơn so với đối thủ cạnh tranh, giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Có thể nói nguồn vốn vừa là điểm thuận lợi nhưng cũng là điểm gây nhiều khó khăn đối với Dai-ichi Việt Nam trong quá trình phát triển trên thị trường Việt Nam.
5. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Dai-ichi Việt Nam:
Cơ cấu tài chính của Dai-ichi Việt Nam vô cùng đơn giản, dễ quản lý. Sau đây là sơ đồ của các phòng ban đơn vị có liên quan:
Tổng giám đốc
P.Tổng giám đốc phát triển thương hiệu
P.Tổng giám đốc kinh doanh
Tổ chức phòng nghiệp vụ và CNTT
Bộ phận hỗ trợ đại lý
Giám đốc kinh doanh miền(3)
Phòng
CNTT
Tổ chức nghiệp vụ
Giám đốc KD khối
Trưởng phòng KD
Trưởng nhóm KD
Tư vấn tài chính
Sơ đồ2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
-Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như kết quả của các hoạt động ấy của Dai-ichi Việt Nam với công ty mẹ Dai-ichi Life tại Nhật Bản.
+ Công việc của tổng giám đốc:
Quản lý toàn bộ công ty mà trước hết là quản lý và sử dụng vốn.
Chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược kinh doanh cho công ty,từ chiến lược ngắn hạn tới các chiến lược dài hạn.
Quyết định về đường lối phát triển của công ty trong những năm sắp tới.
Phụ trách công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại của công ty.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc phát triển thương hiệu, nói một cách nôm na là một phó tổng giám đốc tìm cách kiếm tiền còn phó tổng giám đốc còn lại tìm cách chọn nơi để đem tiền đi đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Bộ phận cần quan tâm nhất là bộ phận của phó tổng giám đốc kinh doanh.
+ Công việc của phó tổng giám đốc kinh doanh:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc triển khai các chiến lược mà tổng giám đốc đưa ra và tình hình kinh doanh của nhân viên kinh doanh dưới quyền.
Lập ra 3 giám đốc kinh doanh miền: Bắc, Trung, Nam. Giám đốc kinh doanh từng miền phải chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc về tình hình kinh doanh của mình và quản lý nhân viên dưới quyền.
- Giám đốc kinh doanh từng miền lập ra giám đốc kinh doanh khối( giám đốc kinh doanh khu vực). Các giám đốc phải quản lý nhân viên sao cho các hoạt động của nhân viên dưới quyền không được chồng chéo lên nhau, các tư vấn tài chính ở khu vực nào thì kinh doanh ở khu vực đó, không được để xảy ra tình trạng tranh chấp khách hàng gây mất uy tín và hình ảnh của công ty.
- Dưới giám đốc kinh doanh khối lần lượt là: trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh và cuối cùng là tư vấn tài chính. Tư vấn tài chính là bộ phận cuối cùng và mỗi tư vấn tài chính được coi là một đại lý bảo hiểm.
- Theo quy định của công ty tư vấn tài chính có thể được thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh…tùy vào kết quả kinh doanh của tư vấn tài chính. Chính sách này làm cho các vị trí thường xuyên thay đổi chứ không cố định như các công ty nhà nước khác. Trưởng phòng kinh doanh mà hoạt động không hiệu quả cũng sẽ sớm bị thay thế bởi người khác có thành tích cao hơn.
- Bộ phận hỗ trợ đại lý hay chính là hỗ trợ tư vấn tài chính nhằm giúp các tư vấn tài chính thuận tiện hơn trong việc hoàn thành các hợp đồng bảo hiểm.
- Bên cạnh hai lĩnh vực chính Dai-ichi Việt Nam còn có thêm bộ phận tổ chức phòng nghiệp vụ và công nghệ thông tin được chia làm hai phòng là phòng công nghệ thông tin và phòng tổ chức nghiệp vụ. Hai phòng này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm và khảo sát thông tin thị trường. Ví dụ như phát hành hợp đồng theo đề nghị của tư vấn tài chính, hay thẩm định thông tin về khách hàng trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm…
Đây là toàn bộ cơ cấu của Dai-ichi Việt Nam vào thời điểm hiện tại, tuy còn tồn tại nhiều bất cập xong cũng đã mang lại cho công ty nhiều thành công lớn. Dai-ichi Việt Nam đang dần trưởng thành và khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Dù tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm đang co xu hướng chững lại nhưng với tình hình thuận lợi như hiện nay thì chiến lược tới năm 2010 chiếm được 10% thị phần trên thị trường bảo hiểm là rất khả thi đối với Dai-ichi Việt Nam.
Phần II: Phân tích thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam:
I. Tổng quan về hệ thống đại lý của Dai-ichi Việt Nam:
1. Mạng lưới đại lý bảo hiểm:
Ngành bảo hiểm là một ngành đặc biệt bởi mỗi một người tư vấn tài chính đóng vai trò là một đại lý bảo hiểm độc lập. Đại lý bảo hiểm là lực lượng bán hàng chủ chốt đem lại phần lớn hợp đồng cho Dai-ichi Việt Nam. Việc xây dựng mô hình tổ chức và quản lý đại lý đang ngày càng được Dai-ichi Việt Nam chú trọng và được xác định là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ thành công của công ty.
Khi mới thành lập, Bảo Minh CMG chỉ có khoảng 800 đại lý bảo hiểm với hơn 23 chi nhánh và khoảng 10 văn phòng trên toàn quốc. Độ bao phủ là quá ít so với hệ thống đại lý bảo hiểm của các công ty khác trên toàn ngành, dẫn đến doanh thu phí năm 2000 chỉ đạt 8.69 tỷ đồng chiếm 0.7% thị phần trên thị trường bảo hiểm.
Sang đến năm 2001 doanh thu phí năm của Bảo Minh CMG cũng đã được cải thiện nhưng không đáng kể là mấy. Tốc độ tăng đại lý bảo hiểm chậm, doanh thu phí năm đạt 39 tỷ chiếm 1.62 % thị phần.
Nhưng cuối năm 2003 đầu năm 2004 Bảo Minh CMG đưa vào thị trường một sản phẩm mới độc quyền trên thị trường đó là sản phẩm bảo hiểm An Sinh Giáo Dục liên kết với trường đại học quốc tế RMIT. Đây là mốc đánh dấu bước đột phá của Bảo Minh CMG trong việc khai thác các hợp đồng bảo hiểm. Số lượng đại lý bảo hiểm cũng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê từ năm 2003 đến năm 2007 số lượng đại lý tăng với tốc độ khá cao là 30%.
Ta có biểu đồ thống kê số lượng đại lý của Dai-ichi Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2007:
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Dai-ichi Việt Nam)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy số lượng đại lý bảo hiểm tăng lên nhanh chóng. Năm 2003 số lượng đại lý bảo hiểm là 1482, năm 2004 là 2147, năm 2005 là 3024, năm 2006 là 4200 và sang tới năm 2007 là 6000 đại lý. Có thể thấy đội ngũ quản lý đã làm tốt công việc tuyển chọn đại lý bảo hiểm của mình. Việc tuyển chọn các đại lý bảo hiểm đang là vấn đề khiến Dai-ichi Việt Nam quan tâm nhất để có thể phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm phủ khắp các miền của Việt Nam.
Sang đến năm 2008, Dai-ichi Việt Nam đã dự kiến số lượng đại lý bảo hiểm trên toàn quốc phải tuyển chọn thêm được 1500 đại lý nâng số đại lý bảo hiểm của công ty lên 7500 đại lý. Đây là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các sinh viên mới ra trường của ngành bảo hiểm để được thử sức mình hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm vốn còn đang rất m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status