Luận án Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 12

Download Luận án Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế miễn phí



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 7
1.1. Yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quản lý tài sản cố
định hữu hình trong các doanh nghiệp. 7
1.2. Vai trò của kế toán tài sản cố định hữu hình ởcác doanh nghiệp trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. 15
1.3. Nội dung công tác kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. 35
1.4. Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình. . 47
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY . 56
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ở việt nam. . 56
2.2. Chế độ kế toán tài sản cố định hữu hình ở việtnam qua các thời kỳ. . 69
2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay. . 97
2.4. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.114
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.121
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .121
3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữuhình ở các doanh nghiệp Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .125
3.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. .129
3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. .131
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu
hình.155
KẾT LUẬN.158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .161


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18750/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ên cứu, cụ thể hoá và ban hành các qui định riêng phù hợp với đặc
85
thù của từng doanh nghiệp thuộc các ngành như dầu khí, điện than… Qui mô
của doanh nghiệp cũng được chú trọng với sự ra đời của các văn bản hướng
dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Quyết định số 1177-
TC/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày
21/12/2001 áp dụng cho các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp
danh, doanh nghiệp tư nhân (kể cả doanh nghiệp có qui mô lớn) và hợp tác xã
có qui mô vừa và nhỏ (trừ hợp tác xã nông nghiệp và tín dụng nhân dân).Theo
chế độ này, hệ thống tài khoản được dựa trên hệ thống tài khoản áp dụng cho
các doanh nghiệp nói chung nhưng được đơn giản hơn với 44 tài khoản tổng
hợp thuộc báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán cũng được lựa chọn 1 trong 3
hình thức Nhật ký - sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ. Báo cáo tài chính
về cơ bản cũng tuân thủ khuôn mẫu chung theo Quyết định 1141 nhưng có rút
gọn các chỉ tiêu và thông tin phản ánh để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, các doanh
nghiệp này phải nộp là báo cáo tài chính bắt buộc là Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phần Lãi, lỗ) và Thuyết minh báo cáo
tài chính
2.2.4.2. Chế độ kế toán tài sản cố định hữu hình
Về mặt lý thuyết, giai đoạn này tồn tại 2 hệ thống văn bản qui định 2
chế độ kế toán: chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 1177 chỉ áp dụng
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chế độ kế toán ban hành theo Quyết định
1141 áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, về bản chất, các khái
niệm, nguyên tắc, phương pháp kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng
qui định bởi các văn bản này hầu không có sự khác biệt và bản thân các doanh
nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Quyết định 1177 vẫn được phép lựa chọn
Quyết định 1141 để áp dụng. Ngoài các văn bản về chế độ kế toán chung, việc
quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thời kỳ này còn phải tuân thủ Quyết
86
định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính (thay
thế cho quyết định 1062-TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996).
- Điều kiện ghi nhận: bên cạnh tiêu chuẩn thời gian là sử dụng từ 1
năm trở lên, tiêu chuẩn giá trị để được ghi nhận là TSCĐ đã được nâng thành
mức từ 5 triệu đồng trở lên.
- Phân loại: đã có sự phân loại TSCĐ dựa trên hình thái biểu hiện
thành TSCĐHH và TSCĐVH.
- Tính giá: việc tính giá TSCĐ đã được thực hiện theo nguyên tắc giá phí
+ Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài sản cố
định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thường. Nguyên giá
tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp
sau: (a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định; (b) Nâng cấp tài sản cố định;
(c)Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định
+ Giá trị hao mòn: được tính là số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định
(tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh
của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định)
+ Giá trị còn lại: nguyên giá tài sản cố định trừ (-) số khấu hao luỹ kế
của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định
- Chứng từ sử dụng: để phản ánh chỉ tiêu TSCĐ, chế độ qui định sử
dụng 3 chứng từ bắt buộc (là Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản
thanh lý TSCĐ) và 2 chứng từ hướng dẫn là (Biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại)
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 211 “TSCĐHH” dùng để phản ánh tình hình tăng giảm và giá trị
hiện có của TSCĐHH theo nguyên giá. TK này được mở chi tiết cho từng loại
TSCĐHH
87
Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 1177 thì
việc hạch toán của các loại TSCĐ đều được thực hiện trên TK 211, trong đó
TK 2111 “TSCĐHH”
+ TK 214 “Hao mòn TSCĐ dùng để phản ánh biến động của TSCĐ
theo giá trị hao mòn. TK này được chi tiết theo từng loại TSCĐ
+ TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
+ TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hang”, TK 222 “góp
vốn lien doanh”, TK 411” Nguồn vốn kinh doanh”, TK 414 “Quĩ đầu tư
phát triển” TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”, TK 627 “Chi phí
sản xuất chung”, TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK 821 “Chi phí
bất thường”…..
- Phương pháp kế toán:
+ Kế toán tăng, giảm TSCĐHH: Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá
tài sản cố định được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm tài sản cố định trong
tháng, chỉ được phép ghi tăng TSCĐHH khi những tài sản đó được đưa vào
sử dụng ngay, trường hợp TSCĐ mua về phải qua lắp đặt thì kế toán phải theo
dõi riêng và khi nào chính thức bàn giao đưa vào sử dụng mới được ghi tăng.
+ Kế toán khấu hao TSCĐHH: Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp
có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao theo phương
pháp đường thẳng, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi
phí kinh doanh trong kỳ. Việc trích hay thôi trích khấu hao tài sản cố định
được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Tài sản cố định tăng, giảm, ngừng
tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ theo quy định của Nhà
nước, chờ thanh lý...) trong tháng, được trích hay thôi trích khấu hao tài sản
cố định từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Doanh nghiệp không được tính và
trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử
dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao
88
hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền
bù, đòi bồi thường thiệt hại... và xử lý tổn thất theo các quy định hiện hành.
+ Kế toán sửa chữa TSCĐHH: ngoài 2 hình thức sửa chữa đã từng đề
cập ở các chế độ kế toán trước là sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn, chế
độ này đề cập thêm trường hợp sửa chữa nâng cấp là hoạt động nhằm kéo dài
thời gian sử dụng, nâng cao năng suất, chức năng tác dụng của tài sản cố định
như cải tạo; xây lắp; trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định. Các chi phí
doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên
giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.Các chi phí sửa chữa khác được coi như khoản phí tổn và
được hạch toán trực tiếp hay phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Sơ đồ kế toán TSCĐ giai đoạn 1995- 2000 được trình bày ở phụ lục 07
2.2.4.3. Nhận xét về chế độ kế toán giai đoạn 1995 - 2000
Có thể nói, đây là chế độ kế toán đầu tiên của Việt Nam đạt được sự
đồng bộ (hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ, hệ thống báo
cáo) và sự thống nhất (nội dung, phương pháp). Các qui định trong kế toán
nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng được hình thành trên quan điểm kế toán
tài chính, còn những nội dung liên quan đến tổ chức kế t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status