Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae


Giới thiệu sơ lược 2

Các bước của quy trình cho vay ngắn hạn 3

Cách tính hạn mức tín dụng cho vay 7

Kỹ thuật xác định hạn mức tín dụng 11

Kết luận 16

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
***
NGHIỆP VỤ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG



Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai cách cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay.
Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.
Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới.
** Phạm vi áp dụng : áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu và nhược điểm sau :
+ Ưu điểm : Thủ tực đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp.
+ Nhược điểm : Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp.

CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
***
1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
• Hồ sơ pháp lý.
• Hồ sơ khoản vay.
• Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
2. Thẩm định các điều kiện tín dụng.
• Đánh giá chung về khách hàng theo quy định của từng ngân hàng. Có thể là : năng lực pháp lý , mô hình tổ chức , bố trí lao động , cách quản trị điều hành của doanh nghiệp cũng như ngành nghề kinh doanh , các rủi ro có thể gặp .
• Tình hình tài chính của khách hàng. Cụ thể là : đánh giá về tính trung thực , sự chính xác của "Báo cáo tài chính" ; phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính ; phân tích các tồn tại nguyên nhân .
• Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ.
• Bảo đảm tiền vay.
• Xác định cách nhu cầu vay (trong trường hợp cho vay theo hạn mức).
• Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay. Ví dụ : xem xét , cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo quy đinh riêng của từng ngân hang ; mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nước ngoài ; lãi suất áp dụng cho khoản vay
• Xem xét điều kiện thanh toán (hình thức thanh toán).


GnT689UKdkxxFq7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status