Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua - pdf 12

Download Đề tài Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua miễn phí



Sau một thời gian dài, tỷ giá hối đoái nói riêng và giá cả hàng hoá nói chung bị bóp méo do cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Giá cả của nền kinh tế được quy định dựa trên kế hoạch, chính sách chủ quan của Nhà nước, hoàn toàn thoát ly thị trường. Tháng 3/1989, được xem như mốc đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một thay đổi quan trọng trong hàng loạt những thay đổi triệt để là tỷ giá được “thả nổi” và tiến lại gần tỷ giá thị trường.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28189/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ơ chế thị trường đã xuất hiện nhưng bị Nhà nước phủ định. Do đó, hệ thống giá cả trong nền kinh tế trở nên phức tạp, hình thành nhiều loại giá: bên cạnh giá do Nhà nước quy định thì giá trên thị trường chợ đen thường lớn hơn giá do Nhà nước quy định rất nhiều. Gánh nặng chênh lệch bù giá đè nặng lên vai Ngân sách Nhà nước. Năm 1989, quy định trần tín dụng, cải cách chính sách tỷ giá. Thông tư số 33/NH-TT của NHNN Việt Nam được ban hành vào ngày 15/3/1989 (hướng dẫn thi hành nghị định số 166/HĐBT về quản lý ngoại hối) quy định về việc mua bán ngoại tệ, xoá bỏ chế độ kết hối ngoại tệ, xoá bỏ chế độ đa tỷ giá mang tính áp đặt duy ý chí trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trước đây, định hướng xây dựng một chế độ tỷ giá thống nhất vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Trong thực tế, từ khi thông tư số 33/NH-TT được ban hành, đánh dấu một thời kỳ ngắn của sự thả nổi tỷ giá tương đối mạnh trong lịch sử vận động tỷ giá tại Việt Nam.
Năm
Tỷ giá chính thức
Tỷ giá thị trường tự do
Chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức
±
%
1989
3900
4100
200
51
3/1990
4300
4380.5
80.5
1.87
6/1990
4767
5551
784
16.46
9/1990
5335
6287
952
17.85
12/1990
6364
7091
727
11.42
3/1991
7150
7928
778
10.88
6/1991
7550
8842
1292
17.12
9/1991
9200
10986
1786
19.41
10/1991
12066
12186
120
1.00
11/1991
12793
13715
922.5
7.21
12/1991
12742
13272
531
4.17
12/1992
10718
10672
-46
-0.0492
Nguồn: báo cáo thường niên NHNN 1989, 1990, 1991
Thời kỳ này, tỷ giá được xác định phản ánh theo sát những diễn biến của lạm phát làm cho tỷ giá hối đoái thực tế được giữ vững gần như không đổi, nên đã có những tác động tích cực khôi phục cả cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức mạnh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy hàng hóa xuât khẩu phát triển và do đó làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm dần thâm hụt trong cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế qua nhiều năm. Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0.5%.
Từ bảng số liệu trên cho thấy, sự biến động tỷ giá là rất mạnh kể từ khi hợp nhất tỷ giá .Đây được coi là thời kỳ điều chỉnh mạnh tỷ giá của NHNN nhằm đưa giá trị của VND về với giá trị cân bằng và sát với tỷ giá thị trường tụ do. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là vào cuối năm 1991, ngày 4/12/1991 giá USD trên thị trường tư nhân Hà Nội và TPHCM là 14.450 VND/USD và 14.580 VND/USD. Giá USD trong tháng 12/1991 đã tăng lên từ 60 đến 80% so với mức giá đầu năm. Chênh lệch tuyệt đối giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng được rút ngắn lại. Những số liệu trên cho thấy xu hướng lên giá của USD trên cả hai khu vực Nhà nước và thị trường tự do trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1991. Tình trạng này dẫn đến tâm lý đầu cơ, dự trữ USD để ăn chênh lệch giá và có thể đẩy nền kinh tế Việt Nam vào vòng luẩn quẩn.
Tỷ giá và lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi tỷ giá biến động theo hướng làm giảm VND, sẽ gây sức ép tăng lạm phát. Trong bối cảnh nước ta vừa thoát ra khỏi mức lạm phát cao (3 con số /năm) cuối năm 1989, việc xảy ra cơn sốt vàng và USD vào cuối năm 1990 cùng với sự đổ bể tín dụng năm 1991 được xem như một nhân tố quan trọng gây tái lạm phát.
Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán
Tình hình lạm phát ,tỷ giá ,cán cân thương mại, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối của Việt Nam 1989-1992:
Chỉ tiêu
1989
1990
1991
1992
Tỷ lệ lạm phát(%)
34,7
67,4
67,5
17,5
Tỷ giá USD/VND
4.300
6.800
11.975
10.840
Cán cân thương mại (triệu USD
-350
-41
-64
12
Cán cân thanh toán(triệu USD)
-220
-141
-50
218
Dự trữ ngoại hối (triệu USD)
111
94
91
165
Trong thời kỳ này hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng cao góp phần khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 1991, VND được phá giá lên tới 103% đã tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng quy mô sản xuất của mình. Thời điểm này còn là thời điểm bùng nổ các doanh nghiệp tham gia xuât khẩu. Có thể nói, thời điểm này là một bằng chứng rất rõ về hiệu quả của biện pháp phá giá tiền tệ lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Lo sợ nguy cơ lạm phát cao trở lại, NHNN Việt Nam đã áp dụng một loạt chính sách xiết chặt như: bán tín phiếu kho bạc, thay đổi mức dự trữ ngoại tệ (bán USD mua VND) để kéo giá USD giảm xuống, cho vay để giảm bớt hậu quả của đổ bể tín dụng đã đưa tỷ giá thị trường giảm dần và ổn định trở lại vào đầu năm 1992. Nhờ đó lạm phát bị đẩy lùi, sức mua của VND dần dần ổn định, cán cân thương mại và cán cân thanh toán trở nên bội thu (năm 1992 cán cân thanh toán thặng dư khoảng 0,2 tỷ USD) nên mức tỷ giá ổn định như cuối năm 1991 đầu năm 1992 là hợp lý. Có người cho rằng cần nâng giá trị VND hơn nữa cho phù hợp với tình hình thặng dư trong cán cân thanh toán và đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
2. Giai đoạn từ 1992 đến 1997
Quá trình vận động phát triển kinh tế đã đặt ra thách thức mới đối với Việt Nam. Việc thả nổi tỷ giá thiếu tác động đủ mạnh của Nhà nước đã làm cho thị trường ngoại tệ thường gặp phải cơn sốc theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu và trả nợ đến hạn tăng cao đã làm cho lạm phát thường có xu thế tăng vọt vào những thời điểm này, tạo ra tâm lý đầu cơ ngoại tệ thúc đẩy nhanh hiện đô la hoá trong hệ thống lưu thông - thanh toán. Sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vụ đổ bể tín dụng vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992, dự trữ ngoại tệ tăng chậm trong 3 năm 1989, 1990 và 1991 mức dự trữ ngoại tệ tương ứng là 24 triệu USD, 24 triệu USD và 25 triệu USD; một vấn đề nổi cộm khác là vấn đề nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ, một cái giá phải trả cho việc thả nổi tỷ giá là gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng VND trong NSNN đã tăng mạnh. Trước những vấn đề đặt ra đó, Chính phủ đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá với những nội dung cụ thể như sau:
Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bố bởi NHNN. Tăng cường sức mạnh của các biện pháp hành chính mà cụ thể là buộc các đơn vị kinh tế truớc hết là các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho NHNN theo tỷ giá ấn định. Tỷ lệ kết hối lúc đầu được quy định là 100% sau giảm xuống dần.
Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa NSNN với các đơn vị kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương. Thay vào đó là áp dụng tỷ giá chính thức do NHNN công bố.
Để hạn chế tác động của những yếu tố phi kinh tế, một mặt Chính phủ tăng cường công tác thông tin, cho công khai hoá một cách nhanh chóng và chính xác các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, sự biến động giá vàng, …Nhờ vậy mà h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status