Tiểu luận Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
 
Trang
Lời mở đầu 2
Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTBs) ở Việt Nam 4
1. Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam 4
2. Những mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan 16
3. Mâu thuẫn giữa hàng rào phi thuế quan với các qui định khác 20
Chương II: Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam 23
I. Biến động giá cả 23
2. Lãng phí trong nhập khẩu 23
3. Năng suất và chất lượng giảm sút 24
4. Tăng chi phí 24
5. Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ chịu thiệt thòi 25
Chương III. Thuế quan hoá - Một giải pháp tích cực nhằm dỡ bỏ NTBs 28
1. Ưu điểm của thuế quan 28
2. Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng NTBs 30
3. Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan 31
Lời kết 38
Danh mục Tài liệu tham khảo 39
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28153/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ưng trong một số trường hợp NTBs có rất nhiều mục tiêu. Chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt về cơ bản là công cụ tăng thu ngân sách nhưng những miễn trừ đối với các nhà sản xuất trong nước làm cho nó trên thực tế trở thành thuế đánh thêm vào nhập khẩu để tăng sự bảo hộ đối với các nhà sản xuất trong nước. Những hạn chế về thư tín dụng trả chậm ban đầu cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề về nợ nước ngoài ngắn hạn, nhưng hiện nay đang được sử dụng để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác.
Trong trường hợp QRs nhiều hạn chế dường như được áp dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo hộ, song tuỳ từng trường hợp vào từng sản phẩm mà các mục tiêu khác lại là chính. Bảng trình bày chi tiết hơn các mục tiêu của các hạn chế về số lượng đối với với sản phẩm.
Sự hiện diện của các hạn chế về số lượng trong thương mại phần nào là sản phẩm được thừa kế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà ở đó thương mại được quản lý nhằm đạt được cân bằng về tài chính và hiện vật trong nền kinh tế. Về mặt này, các hạn chế về số lượng đối với xăng dầu và phân bón có thể đuợc xem như một chỉ tiêu được phân bố cho việc nhập khẩu các sản phẩm để bảo đảm đủ cung cấp cho nền kinh tế hơn là các giới hạn trên được áp dụng bắt buộc đối với nhập khẩu.
QRs đối với phân bón nói riêng được áp dụng như là phương tiện để bảo đảm cung cấp đủ phân bón ở mức giá ổn định chứ không phải là một biện pháp bảo hộ. Nếu như điều này dường như là đúng đối với trường hợp phân ure là loại phân bón Việt Nam có công suất sản xuất nhỏ, song những quy định cấm gần đây đối với nhập khẩu phân NPK tạo ra một sự bảo hộ đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước.
QRs đối với xe máy tạo ra một lựa chọn chính sách lưỡng nan khá thú vị. Một mặt Việt Nam muốn khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước bằng cách bảo vệ ngành này khỏi canh tranh của hàng nhập khẩu. Mặt khác, Việt Nam muốn hạn chế số lượng xe máy ở Việt Nam do cơ sở hạ tầng đường xá kém. Đạt được một cách thoả đáng những mục tiêu mâu thuẫn với nhau như vậy dường như là một việc không thể làm được.
Những hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng đối với các mặt hàng được quy định trong nghị định 57 có mục tiêu chủ yếu là bảo hộ trong trường hợp hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng cho các mặt hàng được quy định trong quyết định 254, tuy mục tiêu nêu ra là đảm bảo cán cân thanh toán, song bảo hộ có lẽ là lý do cơ bản của các mặt hạn chế này.
Các kiểm soát đối với hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành của các bộ chủ quan và cấm nhập khẩu có mục tiêu da dạng, song tập trung chủ yếu vào bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và an toàn công cộng, Những mục tiêu này là cơ sở của các quy chế điều tiết của nhà nước ở nhiều nước, song để đạt được mục tiêu này thì có thể sử dụng các công cụ khác có hiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn so với các hạn chế về nhập khẩu.
Các mặt hàng bị hạn chế
Mục tiêu
Hạn chế nhập khẩu có điều kiện
+ Phân bón
- Bảo đảm cung cấp đủ tại mức giá ổn định
- Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước
+ Xăng dầu
- Bảo đảm cung cấp đủ
- Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước
- Bảo vệ môi trường
+ Phương tiện xe mô tô gắn máy
- Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước
- Bảo vệ môi trường
+ Các mặt hàng quy định trong nghị định 57
- bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước
- Các mặt hàng quy định trong quyết định 154
- Cán cân thanh toán
- Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước
Hạn chế quản lý chuyên ngành
- Các chất hoá học (Bộ Công nghiệp)
- An toàn cho mọi người
- Động vật hoang dã, động thực vật giống, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn động vật
- Sức khoẻ dân chúng
- Bảo vệ môi trường
- Kiểm soát cách ly
- Dược phẩm (Bộ Y tế)
- Sức khoẻ mọi người
- Giống thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản và chất hoá học bảo vệ môi sinh dưới nước (Bộ thuỷ sản)
- Sức khoẻ mọi người
- Các ấn phẩm, các tác phẩm điện ảnh, các phương tiện truyền thông audio và video (Bộ Văn hoá)
- Bảo vệ các giá trị văn hoá
Hạn chế quản lý chuyên ngành
- Tjiết bị chống áp suất, thang máy và các vật liệu nổ (Bộ LĐ TBXH)
- Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
- Các thiết bị ngân hàng (NHNN Việt Nam)
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thiết bị truyền sóng, thu và phát sóng radio (Tổng cục Bưu chính Viễn thông)
- Bảo trì bảo dưỡng hoà nhập mạng lưới thông tin viễn thông
Hàng hoá cấm
- Vũ khí đạn dược
- An toàn cho mọi người
- An ninh quốc gia
- Các loại ma tuý
- Sức khoẻ cho mọi người
- Nhiệm vụ quốc tế
- Chất hoá học độc hại
- An toàn xã hội và môi trường
- Các văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ
- Bảo vệ các giá trị văn hoá
- Pháo các loại và đồ chơi trẻ em
- An toàn xã hội
- Thuốc lá điếu
- Sức khoẻ xã hội
- Bảo hộ
- Hàng tiêu dùng và phụ tùng xe ô tô và mô tô đã qua sử dụng
- Bảo vệ môi trường
- Trường hợp quản lý (định hía)
- Hình ảnh quốc gia
- Bảo hộ
- Phương tiện tự hành tay lái nghịch
- An toàn xã hội
3. Mâu thuẫn giữa NTBs với các quy định khác.
Ở Việt Nam, để đạt được các muc tiêu cụ thể, Chính phủ sử dụng nhiều công vụ. Do vạy việc bãi bỏ dần NTBs chỉ có tác dụng khi có những cải cách bỏ trợ đối với các quy định khác. Điều này nghĩa là việc bãi bỏ NTBs hạn chế hàng nhập khẩu vào một ngành cụ thể có thể không tạo ra sự phân bố lại nguồn lực nếu có một công cụ điều tiết khác sẽ lại được áp dụng.
Thép là một ví dụ khác về sự tác động lẫn nhau giữa các chính sách. Được biết Ban Vật giá Chính phủ đã đặt ra việc kiểm soát giá tối thiểu đối với một số loại thép bởi vì công suất sản xuất mới sắp tới việc cạnh tranh trong nước sẽ rất gay gắt trong một số lĩnh vực - đặc biệt khi cầu đang xuống. Việc bãi bỏ các quy định cấm nhập khẩu đối với thép xây dựng có thể sẽ không làm tăng hiệu quả trong ngành sản xuất thép trong nước nếu giá tối thiểu làm hạn chế cạnh tranh ở thị trường trong nưóc. Cũng tương tự như vậy, đầu tư ở các lĩnh vực mới mở có thể không đuợc khuyến khích nếu giá tối đa hạn chế lợi nhuận của nhà sản xuất.
Trong một số trường hợp, việc bãi bỏ NTBs có thể khiến một số quy định trở lên không cần thiết. Một số ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này là phân bón, Nhập khẩu phân NTK hiện đang bị cấm do công suất sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hạn chế này là một sự bảo hộ quan trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nghị định 250/1998/NĐ-CP ngày 24/12/1998 quy định rằng phân bón trong nước không được bán trên mức giá của hàng nhập khẩu tương tự. Yêu cầu này sẽ trở lên không cần thiết nếu phân bón được phép nhập khẩu tự do vì cạnh tranh sẽ không cho phép giá trong nước tăng lên trên mức giá của hàng nhập khẩu cùng loại (có vẻ như quy định này không có hiệu lực chút nào vì...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status