Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long - pdf 12

Download Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 5
Chương I: Lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh 7
I/ Đầu tư và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 7
1. Đầu tư 7
Khái niệm đầu tư 7
Đặc điểm của hoạt động đầu tư 7
2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8
2.1.Khái niệm 8
2.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8
2.3. Vốn và nguồn vốn trong doanh nghiệp 9
2.4. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 11
2.4.1. Đầu tư Xây dựng cơ bản 11
2.4.2. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 12
2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 13
2.4.4. Đầu tư phát triển marketing 15
2.4.5. Đầu tư vào hàng dự trữ 17
2.4.6. Đầu tư vào tài sản vô hình 17
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 18
2.5.1. Lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai 18
2.5.2. Lãi suất tiền vay 18
2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư 19
2.5.4. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 19
2.5.5. Dự đoán của hãng về tình trạng nền kinh tế trong tương lai 19
2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp 20
 
II/ Cơ sở lý luận về cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường 22
1. Quan niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 22
2. Các loại hình cạnh tranh 23
3. Các nhân tố tác động đến cạnh tranh 25
Sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn 25
Nguy cơ từ những sản phẩm thay thế 26
Quyền lực của người mua 27
Quyền lực của nhà cung ứng 27
Cạnh tranh giữa các hãng trong ngành 28
4. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp 28
III/ Mối quan hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp 30
 
Chương II: Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long trong thời gian qua 32
I/ Giới thiệu chung về Tổng công ty 32
1. Quá trình hình thành và phát triển 32
2. Chức năng nhiệm vụ 34
3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh 34
II/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng
Thăng Long trong thời gian qua 36
III/ Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
Xây dựng Thăng Long 39
1. Vốn và cơ cấu vốn của Tổng công ty 40
2. Cơ cấu đầu tư 46
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 50
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 50
Đầu tư sửa chữa máy móc thiết bị 52
Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 53
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 55
Đầu tư xây dựng nhà xưởng 57
Các hoạt động đầu tư khác 59
4. Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 60
Những thành tựu đạt được 60
Những mặt hạn chế trong công tác đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty 68
 
Chương III: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 71
I/ Cơ hội và thách thức đặt ra cho Tổng công ty trong thời gian
tới 71
II/ Mục tiêu, phương hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn
2000- 2010 73
1. Một số định hướng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 73
Chiến lược huy động vốn 73
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư thiết bị- công nghệ là
nội dung chủ yếu của hoạt động đầu tư trong thời gian tới 74
2. Định hướng phát triên sản xuất kinh doanh 75
III/ Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 77
1. Nhóm giải pháp từ phía Doanh nghiệp 77
1.1. Giải pháp về thu hút vốn 77
1.2. Giải pháp về sử dụng vốn 80
1.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và
kế hoạch hoá đầu tư 80
1.2.2. Đổi mới cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư 80
1.2.3. Đổi mới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư 81
1.2.4. Tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ 82
1.2.5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 85
1.2.6. Đầu tư thúc đẩy hoạt động marketing 88
1.2.7. Tăng cường quản lý chất lượng và tiến độ công trình 90
2. Một số kiến nghị từ phía Nhà nước 91
2.1. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp 90
2.2.Tăng cường đầu tư đổi mới và kiểm soát công nghệ trong Doanh
nghiệp Nhà nước 92
2.3.Đầu tư nâng cao trình độ cho những cán bộ chủ chốt 93
2.4.Xây dựng công ty Đầu tư tài chính Nhà nước để xóa chủ quản
đối với Doanh nghiệp Nhà nước 94
2.5.Đổi mới cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước 95
Kết luận 97
Danh mục tài liệu tham khảo 98
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28171/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ệu đồng chiếm 8,155% tổng mức vốn đầu tư. Năm 2001, vốn Ngân sách giảm xuống còn 9.870 triệu đồng, giảm 2,68% so với năm 2000. Năm 2002, vốn Ngân sách là 8.920 triệu đồng giảm 9.62% so với năm 2001 và giảm 12,05% so với năm 2001. Năm 2003, vốn Ngân sách là 8.540 triệu đồng giảm 4,26% so với năm 2002 và giảm 15,79% so với năm 2000. Năm 2004, vốn Ngân sách thấp nhất từ trước đến nay chỉ có 7.124 triệu đồng, giảm 16,58% so với năm 2003 và giảm 29,75% so với năm 2000. Sự giảm sút vốn Ngân sách là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Tổng công ty nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp thường có tính thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vì vậy, vốn Ngân sách thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức vốn đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với những qui luật cạnh tranh khắc nghiệt buộc các doanh nghiệp phải chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm dần và không còn đóng vai trò quyết định mà chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển.
Tuy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ song nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng để định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Nguồn vốn tín dụng thương mại: Tổng mức vốn tín dụng thương mại trong giai đoạn này lên tới 219.309,5 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 31,77% tổng mức vốn đầu tư của Tổng công ty. Nguồn vốn này biến động cùng với sự biến động của tổng mức vốn đầu tư. Năm 2000, vốn vay thương mại là 40.162 triệu đồng chiếm 32,29% tổng mức vốn đầu tư. Năm 2001, khối lượng vốn là 80.211,5 triệu đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Nhưng từ năm 2002, vốn tín dụng thương mại có xu hướng giảm xuống. Đến năm 2004, khối lượng vốn chỉ còn 13.141 triệu đồng giảm 34,87% so với năm 2003 và chỉ bằng 1/3 so với năm 2000. Tuy giảm xuống song vốn tín dụng thương mại vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tổng mức vốn đầu tư. Việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức vốn đầu tư cho thấy vốn huy động cho đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu vẫn là vốn vay. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố lãi suất. Song đây là một nguồn vốn không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Nguồn vốn tự có : Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ hai bộ phận là: Lợi nhuận giữ lại sau thuế và khấu hao cơ bản. Trong giai đoạn này, tổng mức vốn tự có đạt 166.486,17 triệu đồng chiếm 23,97% tổng mức vốn đầu tư, đứng thứ hai sau nguồn vốn tín dụng thương mại. Trong 2 năm 2000- 2001, nguồn vốn này có tốc độ tăng trưởng rất cao 129,08% nhưng lại giảm dần ở 3 năm sau. Đến năm 2004, nguồn vốn này chỉ đạt có 12.172,4 triệu đồng, giảm 37,91% so với năm 2003 và giảm 51,92% so với năm 2000. Sự giảm sút này không phải do kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty yếu kém mà do nhu cầu đầu tư giảm nên phần lợi nhuận trích ra để đầu tư cũng giảm theo. Đây là nguồn vốn quan trọng mà Tổng công ty cần khai thác triệt để hơn nữa trong thời gian tới vì nó giúp doanh nghiệp chủ động trong quyết định của mình, không bị lệ thuộc vào thế lực bên ngoài.
Nguồn vốn nước ngoài: Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, để có thêm vốn đầu tư, Tổng công ty đã tích cực huy động vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài của Tổng công ty chủ yếu bao gồm các nguồn ODA, FDI và vốn tham gia liên doanh, liên kết. Trong giai đoạn 2000- 2004, nguồn vốn này đạt 121.530,32 triệu đồng chiếm 17,61% tổng mức vốn đầu tư và có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu như 2 năm đầu, vốn đầu tư bình quân đạt 32.891,31 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng rất cao 161,42% thì đến 3 năm sau, vốn bình quân giảm xuống còn 18.582,57 triệu đồng chỉ bằng 56,5% so với giai đoạn trước. Đây là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ bổ sung thêm vốn mà qua đó, có thể tiếp thu những công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong làm việc năng động sáng tạo của đối tác nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần chủ động hơn nữa trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài.
Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Cùng với việc huy động các nguồn vốn khác,Tổng công ty đã tranh thủ sự trợ giúp từ phía Nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi với mức lãi suất thấp và thời gian cho vay dài. Nguồn vốn này hiện đang có 63.120,72 triệu đồng chiếm 11,81% tổng mức vốn đầu tư và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư của Tổng công ty. Cũng giống như các nguồn vốn khác, nguồn vốn này tăng dần trong 2 năm 2000- 2001 và giảm dần ở 3 năm sau. Năm 2000, vốn tín dụng ưu đãi là 11.521,14 triệu đồng. Năm 2001, vốn tín dụng ưu đãi là 25.017,8 triệu đồng, tăng 117,15% so với năm 2000. Nhưng đến năm 2004, nguồn vốn này giảm xuống còn 6.215,28 triệu đồng, giảm 24,31% so với năm 2003 và giảm 46,05% so với năm 2000.Nguồn vốn này có ưu điểm là không phải mất một khoản chi phí lớn để chi trả tiền lãi mà thời gian cho vay lại kéo dài. Tuy nhiên nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng mức vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần có kế hoạch huy động nguồn vốn này để hoạt động đầu tư được tiến hành hiệu quả hơn.
Nguồn vốn vay khác: Trong giai đoạn 2000- 2004, Tổng công ty đã huy động được 76.186,59 triệu đồng vốn vay khác chiếm 11,038% tổng mức vốn đầu tư. Không giống như các nguồn vốn nói trên, nguồn vốn này có xu hướng vận động khác hơn một chút cụ thể là: Trong 2 năm 2000- 2001, vốn đầu tư có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng đạt 28,16% và bắt đầu giảm xuống từ năm 2002. Nhưng đến năm 2004, nguồn vốn này lại có xu hướng tăng lên. Năm 2004, vốn đầu tư là 10.048,32 triệu đồng tăng 140,65% so với năm 2003. Trong nguồn vốn này thì một phần là vốn vay của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Điều này thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Tổng công ty trong việc huy động vốn. Việc làm này vừa nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên lại vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc. Như vậy, vừa có thêm vốn để đầu tư lại vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.Cơ cấu đầu tư
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư Đơn vị: triệu đồng
7.Đầu tư khác
6.Xây dựng nhà
xưởng
5.Nguồn nhân lực
4. Khoa học công
nghệ
3.Sửa chữa thiết bị
2.Mua sắm thiết bị
Trong đó
1.Tổng vốn đầu tư
Năm
Chỉ tiêu
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2000 - 2004 của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
1.100
6.803
450
360
7.821
107.827
124.361
Giá trị
2000
0,88
5,47
0,36
0,29
6,29
86,7
100
Tỷ lệ
(%)
1.726
7.925
760
512
9.219
225.033
245.175
Giá trị
2001
0,7
3,23
0,31
0,21
3,76
91,78
100
Tỷ lệ
(%)
2000
8. 144
1.120
1.030
12.273
162.951
187.518
Giá trị
2002
1,07
4,34
0,59
0,55
6,54
86,89
100
Tỷ lệ
(%)
913
2.164
1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status