Xu hướng FDI trên thế giới - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ CƯƠNG :
II/ Xu hương FDI trên thế giới
1.1 Giai đoạn từ năm 2008- nửa năm đầu 2010
1.1.1 Tổng quan về dòng chảy FDI toàn cầu 2008-2010
1.1.2 Thực tế cụ thể dòng vốn FDI một số khu vực trên thế giới 2008-2010
1.1.3 Phân tích một số hình thức FDI trong giai đoạn này
a/ Nguồn vốn FDI từ việc mua lại và sáp nhập (M&A)
b/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các tập đoàn đa quốc gia(TNCs)
c/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các quỹ đặc biệt
1.2 Giai đoạn từ nửa năm cuối 2010 đến 2012
1.1.1 Xu hướng chung
1.1.2 Phân tích những yếu tố tác động đến dòng chảy FDI trong giai đoạn này
a/ Những nhân tố vĩ mô
b/ Chính sách của các quốc gia về FDI
c/ Rủi ro và tình trạng không chắc chắn








II/ Xu hướng FDI trên thế giới
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sự suy giảm. Sau đó là sự phục hồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trong ngắn hạn. Nguồn vốn FDI toàn cầu được mong đợi sẽ đạt được 1300-1500 tỉ USD vào năm 2011; và hướng tới 1600-2000 tỉ USD vào năm 2012. Đó là những mong đợi về nguồn vốn FDI, tuy nhiên, để đạt được điều đó sẽ có nhiều rủi ro và bất trắc vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc và những rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còn tiềm ẩn.

Hình II.1: Dòng vốn FDI toàn cầu từ năm 1980-2009

1.1 Giai đoạn từ năm 2008-nửa năm đầu 2010:
1.1.1/ Tổng quan về dòng chảy FDI toàn cầu: giảm nhanh và hồi phục chậm.
• Một năm 2008 u ám vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Năm 2008 đặt dấu chấm hết cho chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của FDI toàn cầu với tổng lượng vốn đầu tư sụt giảm 21% so với 2007, chỉ đạt 1449 tỷ đô. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức đầu tư của các tập đoàn đã bị yếu đi rất nhiều bởi những hạn chế về nguồn tài chính, ở cả bên trong lẫn bên ngoài, hơn thế nữa khuynh hướng đầu tư của họ đã bị tác động nặng nề do các rủi ro tăng cao và sự thất bại trong đoán tăng trưởng kinh tế.
- Nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng, nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào lên tới 33%, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh.
- Nhóm các nước đang phát triển bị tác động muộn hơn và ít hơn, nhưng đó chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ họ mà thôi. Mức tăng trưởng FDI của nhóm này trong năm 2008 vẫn đạt mức dương 3,6%
• Năm 2009 vẫn tiếp tục giảm, chỉ khởi sắc vào năm 2010
Nguồn vốn FDI năm 2009 đã giảm mạnh trong cả 3 nhóm chính: nước phát triển, nước đang phát triển, và các nước mới nổi. Sự suy giảm toàn cầu này phản ánh điểm yếu của các nền kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. cũng như việc suy giảm khả năng tài chính của các tập đoàn đa quốc gia(TNCs).
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, dòng chảy FDI năm 2009 tới các nước phát triển đã bị giảm 44% so với năm 2008. Lợi nhuận giảm dẫn đến vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ giảm. Đồng thời, một sự sụt giảm về LBO-Leveraged buyout transaction (Một hành động gián tiếp mua lại các công ty được niêm yết công khai thông qua các khoản nợ của công ty ấy) là nguyên nhân làm giảm việc mua bán, sáp nhập qua biên giới (M&As).
Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển từng thoát khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, đã phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng như các nước phát triển vào năm 2009. Sau 6 năm liên tục tăng trưởng, nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển giảm khoảng 24% vào năm 2009. Việc phục hồi dòng chảy FDI- nếu nói về FDI toàn cầu thì những nước đang phát triển ở Châu Á được mong đợi sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với các nước phát triển. Sự thay đổi trong dòng FDI tới các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi được mong đợi sẽ tăng tốc và điểu này được chứng minh trong giai đoạn năm 2007-2009 (Hình II.2), sự tăng trưởng dòng FDI vào này chính là do tăng trưởng và cải cách kinh tế, cũng như mở cửa FDI của các nước đang phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi chiếm khoảng 50% dòng chảy FDI vào(Hình II.2). Một phần nhỏ trong lượng FDI này là tạm thời, hầu hết nguồn FDI này phản ảnh sự thay đổi dài hạn trong hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia.

Hình II.2: Nguồn vốn FDI đi vào và đi ra của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

1.1.2 Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới từ 2008-2010:
a/ Châu Phi:

Hình II.8: Nguồn vốn FDI đi vào và đi ra ở Châu Phi
Nguồn: UNTCTAD
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI vào vẫn đạt đỉnh 72 tỉ USD vào năm 2008. Sau đó giảm xuống 59 tỉ USD vào năm 2009 vì sự sụt giảm của nhu cầu trên thê giới cũng như giá của các mặt hang.
b/ Châu Á:

S2CC9sP03N8Slas
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status