Các nhân tố tác động đến quyết dịnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp - pdf 12

Download Tiểu luận Các nhân tố tác động đến quyết dịnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1

I. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN 2
1.1 Khái niệm 2
1.1.1 Cấu trúc vốn 2
1.1.2 Cấu trúc vốn tối ưu 2
1.1.3 Chi phí sử dụng vốn 2
1.1.3.1 Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn 2
1.1.3.2 Chi phí sử dụng vốn CSH 3
1.1.3.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân 4
1.1.3.4 Chi phí cận biên sử dụng vốn 4
1.1.4 Đòn bẩy kinh doanh 4
1.1.4.1 Đòn bẩy hoạt động 4
1.1.4.2 Đòn bẩy tài chính 4
1.1.5 Tấm chắn thuế 6
1.1.5.1 Tấm chắn thuế lãi vay 6
1.1.5.2 Tấm chắn thuế khấu hao 8
1.1.5.3 Kết luận 8
1.2 Ưu nhược điểm của các thành phần trong CTV 9
1.2.1 Nợ 9
1.2.2 Vốn 10
1.3 Nguồn tài trợ của DN 11
1.3.1 Nguồn tài trợ dài hạn 11
1.3.1.1 Vay dài hạn ngân hàng 11
1.3.1.2 Cổ phiếu thường 11
1.3.1.3 Cổ phiếu ưu đãi 11
1.3.1.4 Trái phiếu công ty 12
1.3.1.5 Thuê tài sản 12
1.3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn 12
1.3.2.1 Tín dụng thương mại (TDTM) 12
1.3.2.2 Nợ tích lũy 13
1.3.2.3 Tín dụng ngắn hạn 13
Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm 13
Nguồn tài trợ ngắn hạn có bảo đảm 13
1.4 Các lý thuyết về CTV hiện đại 14
1.4.1 Theo quan điểm truyền thống 14
1.4.2 Lý thuyết CTV của Modilligani và Miller (mô hình MM) 14
1.4.3 Thuyết quan hệ trung gian 15
1.4.4 Mô hình CTV tối ưu (Lý thuyết cân bằng) 17
1.4.5 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) 18
1.4.6 Thuyết điều chỉnh thị trường 18
1.4.7 Thuyết hệ thống quản lý 19
1.5 Những nghiên cứu về CTV 20
1.6 Tầm quan trọng của CTV 21
1.7 Nguyên tắc căn bản khi xây dựng CTV của DN. 22
1.7.1 Nguyên tắc tương thích 22
1.7.2 Nguyên tắc cân bằng tài chính 22
1.7.3 Nguyên tắc kiểm soát 23
1.7.4 Nguyên tắc tối đa hoá giá trị DN thông qua đánh đổi giữa rủi
ro và lợi nhuận . 24
1.7.5 Nguyên tắc sử dụng chính sách tài trợ linh hoạt 24
1.7.6 Nguyên tắc thời điểm thích hợp 24

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 25
2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài DN 25
2.1.1 Lạm phát 25
2.1.2 Lãi suất 27
2.1.3 Xếp hạng tín nhiệm 27
2.1.4 Thuế thu nhập 29 2.1.4.1 Mối liên hệ giữa chính sách nợ và giá trị doanh nghiệp 29
2.1.4.2 Chi phí kiệt quệ tài chính 29
2.1.4.3 Thuế thu nhập DN 31
2.1.4.4 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN 33
2.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong DN 34
2.2.1 Quan điểm của lãnh đạo DN 34
2.2.2 Tác động của ưu tiên quản trị: lý thuyết trật tự phân hạng 35
2.2.3 Giai đoạn phát triển của công ty 36
2.2.4 Quy mô DN 36
2.2.5 Các cơ hội tăng trưởng 37 2.2.6 Chi phí sử dụng vốn 37 2.2.7 Rủi ro tài chính 39 2.2.8 Rủi ro kinh doanh 40 2.2.9 Tính thanh khoản 41 2.2.10 Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn 41 2.2.11 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh 41
2.2.12 Tác động của tín hiệu 42

III. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN Ở CÁC DN CỔ PHẦN
Ở VIỆT NAM 43

IV. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN
TỐI ƯU 47
4.1 Điều kiện đạt được CTVTƯ 47
4.2 Mô hình. 47
Những giả định của mô hình . 47
Thiết lập mô hình . 48
Chạy mô hình . 52
Kết quả của mô hình . 53
Bảng tính Excel sau khi chạy xong mô hình . 54

Lời kết 56

Trong thuyết CTV được dựa trên hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho tài chính cổ phần, nhưng cũng vào lúc đó cho phép các nhà quản lý trở nên cố thủ. Họ có thể từ chối tăng nợ để tạo tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có khả năng điều chỉnh thị trường chứ không phải sự là sự phân tích thị trường khác biệt vì các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại. Các nhà quản lý vẫn không cố khai thác hết các nhà đầu tư mới. Đúng hơn, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện có từ trước đến giờ mà không cân đối lại.
Các nhà lý thuyết thuần túy thường bắt đầu bằng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên VCSH được bù đắp bằng việc gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng gì đến giá trị DN. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định CTV có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá trị DN giảm.
Đến nay, các nhà nghiên cứu CTV đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái CTV.
(1) NPV (Net present value): giá trị hiện tại ròng NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào – Giá trị hiện tại của dòng tiền ra
1.5 Tầm quan trọng của CTV .
Một CTV tối ưu phải nhằm đến mục tiêu tối đa hóa giá trị DN, cụ thể hơn là tối đa hóa giá trị cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ. Đặc trưng của một CTV tối ưu đó là
chi phí sử dụng vốn thấp nhất, rủi ro phát sinh thấp nhất và đem lại tỷ suất sinh lợi
cao nhất. Đây là một khó khăn rất lớn cho tất cả các DN mà cụ thể nhất là Ban điều
hành DN. Trong mỗi giai đoạn hoạt động của chu kỳ sống của DN đều cần thiết
phải xây dựng một CTV thích hợp với đặc điểm tính chất ngành, đặc điểm của nền
kinh tế và đặc tính riêng có của DN, đảm bảo nguồn tài chính đủ cần thiết và ổn
định đáp ứng cho mục tiêu trước mắt và lâu dài của DN.
Một CTCP có thể lựa chọn giữa hai nguồn tài trợ cơ bản là nợ và vốn cổ phần. Nợ thể hiện nghĩa vụ DN phải gánh chịu do quan hệ vay mượn, còn vốn cổ phần là
phần tài sản của các CSH của DN. Nợ luôn có tính đáo hạn vì nợ phải được
chi trả (bao gồm nợ gốc và lãi vay) vào thời gian quy định trong hợp đồng thỏa
thuận giữa DN và các chủ nợ. Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là ở thời
gian chi trả được ghi trong hợp đồng vay. Quy mô nợ càng cao thì rủi ro đối với DN
càng lớn, trong trường hợp này nhà cho vay sẽ đòi hỏi một lãi suất cho vay cao hơn
để bù đắp cho khoản rủi ro gia tăng. Nếu DN không trả được nợ khi đáo hạn thì các
chủ nợ có thể thu giữ tài sản hay yêu cầu DN tuyên bố phá sản, điều này tùy thuộc
vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại với nợ, vốn cổ phần
không có thời gian đáo hạn. Các CSH khi đầu tư vào DN không có thỏa thuận
họ sẽ được trả lại vốn đầu tư ban đầu.
Tất cả những nội dung trên đều đặt ra cho mỗi DN phải xây dựng một CTV thích
hợp để tồn tại và phát triển, đáp ứng mục tiêu hoạt động của DN.
1.6 Tác động của CTV đến hiệu quả hoạt động của DN.
Khái niệm về hiệu quả hoạt động là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi do ý nghĩa rộng lớn của nó. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động DN xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy, 1996).
Hiệu quả hoạt động đo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả của DN. Hiệu quả hoạt động được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị phần, cho một định nghĩa rộng hơn về hiệu quả hoạt động.
Việc đo lường hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi mục tiêu của DN mà mục tiêu này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đo lường hiệu quả hoạt động của DN và sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn.
Ví dụ, nếu thị trường chứng khoán không phát triển cao thì đo lường hiệu quả hoạt động theo thị trường sẽ không cho kết quả tốt. Các biến thay mặt cho hiệu quả hoạt động phổ biến là ROA và ROE hay lợi nhuận trên đầu tư ROI. Những đo lường hiệu quả hoạt động theo kế toán này thay mặt cho các chỉ số tài chính thu được từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Demsetz và Lahn, 1985; Gorton và Rosen, 1995; Mehran, 1995; Ang, Cole và Line, 2000).
Ngoài ra, còn có các đo lường hiệu quả hoạt động khác được gọi là đo lường hiệu quả hoạt động thị trường, như là giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá thị trường của vốn CSH trên giá trị sổ sách của vốn CSH (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q. Hiệu quả hoạt động đo lường bằng ROA và ROE thường được sử dụng nhiều nhất.
Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá của cổ phiếu có tương quan thuận (dương) với mức độ tài trợ, cung như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động DN với cơ cấu vốn. Trong khoản từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động DN. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho DN.
Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của DN (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: (1) hiệu quả hoạt động DN có mối liên hệ cùng chiều (dương) với tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% và 51,13%, thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cho thấy cơ cấu vốn có tác động hiệu quả hoạt động của DN khi đo lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương đến hiệu quả theo thị trường của DN (đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q).
Nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động DN cho thấy hiệu quả hoạt động của DN ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược ...



cT2kP33vtmrQyF3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status