Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
1.1 Tài chính doanh nghiệp 2
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp 2
1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 3
1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp 4
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 4
1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp 4
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý tài chính doanh nghiệp 5
1.3 Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp 7
1.3.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp. 7
1.3.1.1 Nội dung phân tích tài chính 8
1.3.1.2 Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp. 8
1.3.2 Quản lý nguồn vốn doanh nghiệp. 13
1.3.2.1 Phương pháp lựa chọn nguồn vốn 14
1.3.2.2 Các nguồn vốn của doanh nghiệp và hình thức huy động. 14
1.3.3 Quản lý tài sản doanh nghiệp 16
1.3.3.1 Quản lý tài sản lưu động 16
1.3.3.2 Quản lý tài sản cố định 17
1.3.4 Kiểm tra tài chính 19
1.3.4.1 Các hình thức kiểm tra tài chính 19
1.3.4.2 Phương pháp quản lý tài chính 20
1.3.5 Quyết định đầu tư tài chính 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 23
2.1 Giới thiệu về công ty 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. 23
2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim. 23
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Vilexim 23
2.2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 23
2.2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 23
2.2.2 Phân tích chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ tài chính chủ yếu 23
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của công ty Vilexim 23
2.3.1 Những kết quả đạt được 23
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VILEXIM 23
3.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính 23
3.2 Xây dựng chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý 23
3.3 Sử dụng chính sách bán chịu để tăng doanh thu 23
3.4 Quản lý thanh toán 23
3.5 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động 23
3.6 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ 23
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28126/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

toán và áp dụng các phương pháp lập kế hoạch.
+ Ý nghĩa: kiểm tra trước có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự vận động của các luồng tài chính qua việc tạo lậo các quỹ tiền tệ đúng với yêu cầu, khả năng của công ty, ngăn chặn các sai lầm khi ra quyết định về quản lý tài chính và tạo cơ sở cho kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính.
- Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch tài chính đã được quyết định:
+ Là việc kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Nội dung kiểm tra: kiểm tra các hoạt động thu- chi tài chính, kiểm tra về thanh toán, về kết cấu tài chính, về khả năng sinh lời thông qua phân tích hệ số khả năng thanh toán, hệ số doanh lợi, điều hoà vốn. Kiểm tra việc phân phối và sử dụng các qũy tiền tệ để đánh giá hiệu năng hoạt động và dự báo xu hướng phát triển của tổ chức.
+ Ý nghĩa: đánh giá được ưu nhược điểm trong quản lý các hoạt động tài chính, tìm ra các giải pháp tài chính, đưa ra các quyết định tài chính một cách chính xác, đúng đắn và kịp thời.
- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính:
+ Là kiểm tra được thực hiện sau khi các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính diễn ra, được hạch toán, ghi chép vào hệ thống các loại sổ sách, bảng biểu.
+ Nội dung của kiểm tra: so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu kinh tế, giữa số liệu phát sinh thực tế và chỉ tiêu kế hoạch tài chính, đối chiếu tình hình thực tế với các số liệu, sổ sách, số liệu trên bảng tổng kết tài sản, báo cáo quyết toán.
+ Ý nghĩa: xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, xác thực của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu được đưa ra trong các sổ sách, bảng biểu. Ngoài ra, tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trong các kỳ sau.
1.3.4.2 Phương pháp quản lý tài chính
- Kiểm tra toàn diện: Là cách kiểm tra nhằm vào toàn bộ tổ chức và toàn bộ các nghiệp vụ tài chính trong việc thực hiện nghiệp vụ kế hoạch tài chính.
- Kiểm tra chuyên đề ( Kiểm tra trọng điểm): Là cách kiểm tra chỉ tập trung vào một hay môt vài nghiệp vụ tài chính nhất định cần quan tâm trong chấn chỉnh kỷ luật tài chính hay kiểm tra một bộ phận quan trọng nào đó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tổ chức.
- Kiểm tra điển hình (Kiểm tra chọn mẫu): là cách kiểm tra có tính chất lựa chọn đối với một số đơn vị hay một số nghiệp vụ tài chính đặc trưng theo một tiêu chuẩn nào đó để thực hiện việc kiểm tra. Qua việc kiểm tra điển hình có thể phát hiện được tồn tại, dựa vào kết quả đạt được để nhận biết đươc hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và tìm biện pháp cải tiến trong công tác quản lý tài chính.
- Kiểm tra chứng từ( kiểm tra gián tiếp): là phương pháp kiểm tra dựa vào các báo biểu, sổ sách, số liệu hạch toán, thống kê...Phương pháp này được áp dụng một cách phổ biến, giúp tổng hợp, đánh giá ngay được tình hình hoạt động của tổ chức. Song trong nhiều trường hợp đánh giá qua chứng từ không giúp chủ thể kiểm tra nắm được thực chất và nguyên nhân của tình hình nhất là trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính do chất lượng ghi chép trong chứng từ.
- Kiểm tra thực tế: là cách kiểm tra được tiến hành tại hiện trường, tại nơi diễn ra các hoạt động kinh tế tài chính của bộ phận chịu sự kiểm tra.
1.3.5 Quyết định đầu tư tài chính
Đầu tư là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của tổ chức và của nền kinh tế quốc dân.
Trong hoạt động này, tổ chức sử dụng nguồn tài trợ dài hạn, nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết hay đầu tư và các tổ chức khác để thực hiện mục tiêu của mình. Hoạt động này được tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư hay góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư công ty con, công ty thành viên...
- Phân loại đầu tư:
+ Theo cơ cấu vốn: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết, đầu tư liên doanh và đầu tư về tài sản tài chính khác.
+ Theo mục tiêu: đầu tư hình thành doanh nghiệp, đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất, đầu tư cho đổi mới sản phẩm, đầu tư thay đổi thiết bị, đầu tư có tính chất chiến lược, đầu tư ra bên ngoài.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư:
+ Chính sách kinh tế của chính phủ: đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích
+ Yếu tố thị trường: nhu cầu sản phẩm, dịch vụ hiện tại tương lai, mức độ cạnh tranh.
+ Lãi xuất tiền vay và chính sách thuế: xác định chi phí đầu tư, chính sách thuế có thể khuyến khích hay hạn chế đầu tư.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Khả năng tài chính của tổ chức.
- Phương pháp đánh giá lựa chọn đầu tư:
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư: xem xét lợi ích mang lại trong tương lai có xứng với vốn đầu tư bỏ ra hay không.
Các phương pháp đánh giá lựa chọn đầu tư:
+ Phương pháp tỷ suất lợi nhận bình quân của vốn đầu tư.
+ Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư
+ Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
+ Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
+ Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Việt Nam: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim
Tên tiếng anh: Vilexim Import Export And Co-operation Investment Co.
Trụ sở chính:
170 đường Giải phóng, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
ĐT: ((84.4) 38694171 – 38694169
Fax: (84.4) 38694168
E-mail: [email protected]
Công ty VILEXIM Hà Nội trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập ngày 24-12-1987 theo quyết định số 82/VNG-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công thương). Tiền thân của công ty là công ty xuất nhập khẩu biên giới được thành lập năm 1967 thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa của các nước XHCN chi viện cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Lào. Từ năm 1976 đến năm 1987 ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng viện trợ cho Lào, công ty còn được Bộ Thương Mại giao cho tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Lào và trong thời gian này công ty đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu với Lào. Trước chính sách mở cửa nền kinh tế của đất nước, để tồn tại và tiếp tục phát triển công ty đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều tổ chức, công ty kinh doanh của nước ngoài. Đến nay công ty đã có quan hệ ngoại giao với khoảng 40 nước và quan hệ kinh doanh với khoảng trên 23 nước trên thế giới.
- Quá trình phát triển của Công ty chia làm hai giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: 1987 – 1993 Công ty được Bộ thương mại giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu với nước CHDC nhân dân Lào.
+ Giai đoạn 2 : từ 1993 đến nay theo xu thế của cơ chế thị trường và sự đổi mới của đất nước để có thể thích ứng và vươn lê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status